Tin Biển Đông

 
 
 

“Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ”: Thêm một bằng chứng về bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

  • Cập nhật : 12/10/2016
Người có công sưu tầm, công bố cuốn tài liệu quý trên là ông Bùi Viết Đông, 84 tuổi, ở phố Cấm, phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Trong cuốn sách có đăng tấm bản đồ mang tên “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ” với điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam (không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
 

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, nhóm PV Báo CAND đã mời nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam) tới nhà ông Bùi Viết Đông để thẩm định về cuốn sách trên. Trong căn nhà đơn sơ ở phố Cấm, ông Bùi Viết Đông điềm tĩnh mở tủ lấy cuốn sách đã úa màu thời gian đưa cho chúng tôi. Cuốn sách có chiều dài 23,5cm, chiều ngang 12,5cm và dày 4cm.

Về nguồn gốc, ông Bùi Viết Đông cho biết, bố đẻ của ông - cụ Bùi Văn Lộc từ nhỏ đã thông thuộc Hán văn và nên trong nhà có nhiều sách chữ Hán. Bản thân ông, trong những năm đi bộ đội, một lần ở trọ nhà một nhà nho ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) cũng được tặng một cuốn từ điển Hán – Việt.

Suốt những năm ở chiến trường, ông Đông đều dành thời gian rảnh rỗi để học tiếng Hán, nên khi xuất ngũ về quê đã có thể đọc thông, viết thạo ngôn ngữ này. Năm 1955, khi ông về quê đã thấy cụ thân sinh thường xem sách “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ”. Khi bố mất, gia đình định chôn cuốn sách cùng thi hài cụ nhưng ông Đông thấy cuốn sách quý nên giữ lại tới nay.

 

Nhà sử học Ngô Đăng Lợi, ông Bùi Viết Đông cùng cuốn sách quý.

Sau khi xem xét kỹ cuốn sách, nhà sử học Ngô Đăng Lợi cho biết: Dù qua thời gian, nhưng dựa vào những dòng tựa đề thì đây là cuốn “Niên lịch thông thư” do Trung Quốc ấn hành từ những năm đầu thế kỷ XX và phát hành phổ biến khắp thế giới. Cuốn sách còn được coi như là cẩm nang kiến thức phổ thông của người Trung Quốc và người biết tiếng Hán.

Sách đề cập tới nhiều vấn đề, lĩnh vực từ địa lý, lịch sử, thiên văn tới khoa học thường thức, cách xem hướng nhà, cách hành lễ…. do Vương Ứng Lâm, đời nhà Tống biên soạn, sau đó được bổ sung thêm niên đại mới có tên trên. Tấm bản đồ nằm ở phần giữa của cuốn sách mang tên “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ” nghĩa là tấm bản đồ mới nhất của Trung Hoa dân quốc. Tấm bản đồ với tỷ lệ 1/2,6 triệu ghi lại chi tiết các phần lãnh thổ của Trung Quốc. Theo đó,  phần cực Nam của nước này là đảo Hải Nam.

Từ những cứ liệu lịch sử ghi lại, cuốn sách này được ấn hành lại sau Cách mạng Tân Hợi (1911) và là lịch chính thống của nhà nước “Trung Hoa dân quốc”. Như vậy, tấm bản đồ “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ” có thể được xem là tấm bản đồ mới nhất của Trung Quốc khẳng định lãnh thổ của nước này chỉ đến đảo Hải Nam.

 

Bản đồ “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ” không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Nhà sử học Ngô Đăng Lợi khẳng định thêm “Niên lịch thông thư” là cuốn sách phổ biến của người Trung Quốc đã được tái bản hàng chục lần. Sau mỗi lần tái bản, cuốn sách này lại được bổ sung các sự kiện mới. Để chứng minh về sự thông dụng của cuốn sách, chúng tôi tìm tới gia đình ông Lạc Tích Thiên, người Việt, gốc Hoa, sinh năm 1927 ở phố Trần Quang Khải (Hồng Bàng - Hải Phòng).

Ông Lạc Tích Thiên cho hay, hiện cũng có cuốn sách này ấn hành năm 2007 của  Nhà xuất bản Tụ Bảo Lâu Thông Thắng (Hồng Kông), nhưng không hề có tấm bản đồ như cuốn sách quý của ông Bùi Viết Đông. Nhà xuất bản đã cố tình bỏ hoàn toàn những tư liệu khẳng định lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam như tấm bản đồ “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ”.

Cũng theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi, cuốn sách “Niên lịch thông thư” rất phổ biến. Tại Hải Phòng chắc chắn còn nhiều người lưu giữ cùng những tấm bản đồ như “Trung Hoa dân quốc tối tân địa đồ”. Thời gian tới, Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng sẽ tổ chức cuộc hội thảo về vấn đề biển Đông nhằm thu thập thêm các cứ liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam

 

 

Việt Hòa - V.Thịnh
Theo CAND

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của các triều đại Việt Nam1

      Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của các triều đại Việt Nam

      Các thư tịch cổ Việt Nam còn lại đến nay cho thấy các triều đại phong kiến Việt Nam đã đặc biệt chú trọng tới vùng biển. Các hoạt động của triều đình Việt Nam không chỉ đơn giản là nhằm khai thác hải sản, các nguồn lợi kinh tế khác từ biển mà còn từng bước xác lập chủ quyền quốc gia một cách hòa bình và liên tục trên các đảo và vùng biển liên quan. Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cha ông ta tiến hành từ rất lâu đời.

    • Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945 -19542

      Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945 -1954

      Chủ quyền toàn bộ lãnh thổ trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra phải ngay lập tức thuộc về nhân dân Việt Nam. Song với nhiều "khúc quanh” của lịch sử, con đường tái lập và tái khẳng định chủ quyền thực sự của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn phải vượt qua nhiều thách thức. Mặc dù vậy, trong bất cứ tình huống nào, người Việt Nam vẫn luôn khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo này và luôn được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

    • Nhìn lại những điểm mốc chiếm hữu thực sự của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa3

      Nhìn lại những điểm mốc chiếm hữu thực sự của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa

      Từ thế kỷ XVII, Người Việt đã liên tục khẳng định, bảo vệ, thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho dù gặp bất cứ trở ngại, khó khăn nào.

    • Bản đồ cổ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa4

      Bản đồ cổ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

      Tòa soạn Báo NTNN vừa tiếp nhận một cuốn sách cổ được xuất bản năm 1912, trong đó có đính kèm bản đồ khoáng sản cổ do chính người Trung Quốc xây dựng. Bản đồ đính kèm trong cuốn sách được xuất bản năm 1911, do nhà Xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) ấn hành, trong đó, phần lãnh thổ của Trung Quốc được giới hạn bằng đường kẻ viền (để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng) chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.

    • Biển Đông, giải quyết từ chuyện cái tên5

      Biển Đông, giải quyết từ chuyện cái tên

      Trong hai hướng tiếp cận, giữ lại tên gọi “Nam Trung Hoa” tạo ra những hiểu lầm địa dư, lẫn pháp lý. Các tên biển đã xuất hiện từ thời xa xưa (như “biển Nhật Bản” hay “biển Nam Trung Hoa”...) có thể tạo lợi thế cho các nước có tên liên quan, nếu các quốc gia này dựa vào đó tự hợp pháp hoá các lợi ích của mình và xem đó như “các chứng cứ lịch sử”, bất chấp sự thật rằng những cái tên ấy chỉ nhằm mục đích tạo ra một sự thuận tiện trong giao thông hàng hải.

    • Đại Nam Nhất Thống toàn đồ6

      Đại Nam Nhất Thống toàn đồ

      Đây là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838. Trên bản đồ có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.

    • Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)7

      Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)

      Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tư Tây), Loại ta, Thị Tú và các đảo phụ thuộc các đảo này vào tỉnh Bà Rịa (Bulletin Administratif de Cochinchine, số 1, 1934).

    • Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 19748

      Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

      Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.