Tin Biển Đông

 
 
 

Bản đồ cổ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

  • Cập nhật : 12/10/2016

Tòa soạn Báo NTNN vừa tiếp nhận một cuốn sách cổ được xuất bản năm 1912, trong đó có đính kèm bản đồ khoáng sản cổ do chính người Trung Quốc xây dựng.

Bản đồ đính kèm trong cuốn sách được xuất bản năm 1911, do nhà Xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) ấn hành, trong đó, phần lãnh thổ của Trung Quốc được giới hạn bằng đường kẻ viền (để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng) chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.

Điều này thêm một lần nữa khẳng định, hơn 100 năm trước chính người Trung Quốc đã thừa nhận không có Hoàng Sa, Trường Sa.

 
Bản đồ cổ được Nhà xuất bản Thượng Hải ấn hành năm 1911 không có Trường Sa, Hoàng Sa.

Trong bản đồ, những hình vẽ chi tiết về nguồn tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc như các mỏ quặng, dầu khí, khí đốt…và những điểm khai thác đều gói gọn trong lãnh thổ Trung Quốc từ đảo Hải Nam trở vào. Thậm chí, vào thời điểm năm 1911, những điểm vẽ cách mờ, miêu tả phần đường ray sẽ được xây dựng trong tương lai cũng chỉ giới hạn tận cùng là đảo Hải Nam.

Tấm bản đồ này được đính kèm trong cuốn sách “Old Forces in New China” của tác giả George Lanning. Ông George Lanning sinh năm 1852, mất năm 1920, từng là Hiệu trưởng của Trường công lập Thượng Hải, đồng thời là tác giả của cuốn sách nổi danh “Wild life in China” (tạm dịch Cuộc sống hoang dã ở Trung Quốc).

Trong cuốn “Old Forces in New China”, ở chương về Hải quân Trung Quốc (từ trang 99 đến 105), George Lanning cũng viết lại quá trình phát triển của lực lượng hải quân trong giai đoạn khai sinh đến thời điểm năm 1912. Theo đó, chú thích đậm nét của ấn bản này (trang 105) cho biết, tàu thuyền của Hải quân Trung Quốc chỉ đóng dồn trú ở điểm xa nhất là đảo Hải Nam.

Cuốn sách Old Forces in New China được anh Trần Mạnh Tuấn cung cấp cho tòa soạn Báo NTNN

Trao đổi với phóng viên NTNN, anh Trần Mạnh Tuấn - bạn đọc cung cấp cuốn sách và bản đồ quý nói trên cho biết, cuốn sách này anh đã đặt mua ở Mỹ, từ nhà sưu tầm sách cổ nổi tiếng Gregory Gamradt. Anh Tuấn là một nhà kinh doanh thiết bị ngành ảnh, cho biết việc đi tìm những cuốn sách cổ có bằng chứng rõ ràng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa đơn giản là thể hiện lòng yêu nước.

Anh Tuấn cũng cho biết, quá trình mua sách khá phức tạp vì cuốn sách xuất bản đã quá lâu, việc bảo quản và gửi về Việt Nam qua hệ thống EMS phải hết sức cẩn trọng, để tránh bị rách, nát, thất lạc. Anh Tuấn nhận định, không khó để tìm mua những cuốn sách cổ như vậy, bởi trên thế giới còn nhiều tài liệu chứng tỏ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Bản đồ khoáng sản và cuốn sách "Old Forces in New China" của nhà sưu tầm Gregory đã có 2.400 phản hồi tích cực trên mạng đấu giá Ebay. Anh Tuấn là một trong những người may mắn được sở hữu tấm bản đồ và cuốn sách giá trị này.

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Sách “Địa dư đồ khảo” của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa1

      Sách “Địa dư đồ khảo” của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

      Sáng ngày 28/8 tại TPHCM, Ban Văn Hóa Trung ương GHPGVN đã tổ chức công bố tập sách “Địa dư đồ khảo” - đây là một tài liệu cổ liên quan đến vấn để lãnh hải hai nước Việt Nam và Trung Quốc do nhà nguyên cứu Trần Đình Sơn lưu giữ.

    • Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong thư tịch triều Nguyễn2

      Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong thư tịch triều Nguyễn

      Thời nhà Nguyễn có rất nhiều tài liệu chính sử, nhiều sách ghi chép của các học giả nổi tiếng đương thời minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu cho thấy hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phát triển với một trình độ cao hơn so với các triều đại trước đó và mọi chi tiết đều được minh định, lưu trữ bằng những văn bản, mộc bản chính thức của Nhà nước trong văn khố quốc gia.

    • Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc3

      Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc

      Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ Pháp thuộc. Trong thời kỳ này, chính quyền thuộc địa Pháp thay mặt Nam Triều trong những quan hệ ngoại giao, đồng thời đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ của những cam kết chung, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hành động cụ thể liên tục củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.

    • Những “dấu ấn” đầu tiên của Việt Nam trên Biển Đông4

      Những “dấu ấn” đầu tiên của Việt Nam trên Biển Đông

      Sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”, Chủ biên Ts Trần Công Trục, khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hòa bình, ít nhất là từ thế kỉ XVII.

    • Những căn cứ mơ hồ của Trung Quốc về Biển Đông5

      Những căn cứ mơ hồ của Trung Quốc về Biển Đông

      Trung Quốc đã xúc tiến kế hoạch xâm lấn Biển Đông như thế nào và dùng lý lẽ nào để "biện minh" cho những chiêu bài đã "lộ tẩy" trên Biển Đông?

    • Châu bản triều Nguyễn ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838)6

      Châu bản triều Nguyễn ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838)

      Quan Bố chính sứ tỉnh Quảng Ngãi là Đặng Đức Thiệm tấu trình xin miễn trừ các hạng thuế thuê thuyền đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa. Văn bản ghi rõ họ tên các chủ thuyền cùng số tiền xin được miễn trừ. [Tờ tấu] gửi ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) đến ngày 4 tháng 8, các quan Hà Duy Phiên, Vũ Đức Khuê, Phan Thanh Giản, Đoàn Khiêm vâng mệnh truyền chỉ.

    • Quần đảo Hoàng Sa thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế (1938)7

      Quần đảo Hoàng Sa thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế (1938)

      Dụ của vua Bảo Đại số 10 ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 13 (30/3/1938), tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh Thừa Thiên.

    • Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII8

      Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

      Từ rất lâu người Việt Nam đã phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII đã rất có ý thức xác lập chủ quyền và thực tế đã tổ chức nhiều hoạt động khai thác tài nguyên, thực thi chủ quyền trên các quần đảo này một cách hiệu quả, lâu dài.