Tin Biển Đông

 
 
 

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kỳ 10: Ý chí khẳng định chủ quyền Việt Nam

  • Cập nhật : 12/10/2016

Các bằng chứng do VN đưa ra cho thấy các hoạt động do các chúa và các vua nhà Nguyễn trên Hoàng Sa và Trường Sa thường tiến hành trên năm lĩnh vực sau:


1. Tổ chức khai thác có hệ thống các đảo.

2. Tổ chức công tác khảo sát đo đạc nhằm hiểu biết rõ lãnh thổ và đồng thời để kiểm tra, kiểm soát biển.

3. Xây dựng các miếu, đền, trồng cây như các dấu hiệu tượng trưng chủ quyền An Nam trên các đảo.

4. Tổ chức thu thuế tại chỗ.

5. Cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn.

Về việc tổ chức các đội  Hoàng Sa và Bắc Hải nhằm khai thác các tài nguyên sản vật trên biển, Phủ biên tạp lục (1776) có ghi:

“Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương ăn đủ sáu tháng, đi bằng chiếc thuyền tiểu câu ra biển ba ngày ba đêm thì đến các đảo ấy rồi ở  lại đó. Tha hồ kiếm lượm, bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa,  hoa  bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên cùng là kiếm lượm mai đồi mồi, mai hải ba, hải sâm, hột cốc hoa, rất nhiều.

Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp. Cân và định hạng xong mới đem bán riêng các thứ ốc hoa, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về… Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất hoặc người thôn Tu Chính ở Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền tiểu câu ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm hóa vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản”([1]).

Với việc dựng các đội thủy quân đặc biệt để khai thác các đảo, các chúa và vua nhà Nguyễn đã tỏ rõ ý chí nhà nước. Hoạt động này được tiến hành hằng năm và được đặt dưới kỷ luật nhà nước. Các đội viên có quyền được cấp giấy sai đi, được miễn thuế sưu, tiền đò và được thưởng tiền. Ngược lại, ai không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị trừng phạt tương xứng với mức độ nghiêm trọng của lỗi. Các chuyến đi và tuần tra các đảo được tổ chức thường xuyên. Mỗi khi hoàn cảnh đòi hỏi phải tạm hoãn, đều phải có chỉ dụ của nhà vua.


Tờ lệnh ban hành ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (Giáp Ngọ - 1834) lệnh Bộ Binh và triều đình cử binh thuyền đi Hoàng Sa mà gia tộc họ Đặng ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) gìn giữ hàng trăm năm nay - Ảnh: Hiển Cừ
 

Ngay cả dưới thời Tây  Sơn, triều đại ngắn ngủi, gián đoạn thời nhà Nguyễn, truyền thống đó vẫn được duy trì không ngắt đoạn.

Sách Đại Nam thực lục chính biên (1848) ghi nhận một loạt các hành động của vua Nguyễn để củng cố chính quyền của họ trên các đảo. Năm 1815, 1816, 1833, 1834, 1835, 1836, vua Gia Long và người kế nhiệm ông - vua Minh Mạng đều ra chiếu chỉ lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa tới các đảo Hoàng Sa để ghi lại lộ trình. Quyển 165 viết:

“Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836)... Bộ Công tâu: Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta, rất là hiểm yếu, từng sai vẽ bản đồ  nhưng vì tình thế xa rộng, nên mới chỉ vẽ được một nơi, lại cũng chưa biết nên làm thế nào. Hằng năm thường phái người đi xem xét cho khắp để thông thuộc đường biển. Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, phái thủy quân, biền binh và giám thành đáp một chiếc thuyền ô nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Nghĩa (Ngãi - TN), giao cho hai tỉnh Quảng Bình, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa.

Không cứ là đảo nào, bãi nào, phàm khi thuyền đến nơi, tức là chiếu chỗ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi Việt Nam và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi  ngầm, đá  ngầm  hay  không, hình thế hiểm trở bình dị thế nào, phải xem xét, đo đạc kỹ càng, vẽ thành bản đồ. Lại chiếu ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến nơi  ấy, căn cứ vào thủy trình đã qua, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông ra bờ biển, đối thẳng vào tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, ước lượng cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm, đều nhất nhất phải nói rõ, lần lượt đem về dâng trình.

Vua y lời tâu, sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi chuẩn bị mang theo 10 cái bàn gỗ, đến nơi dựng lên làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dài 1 tấc, mặt bài khắc chữ: “Năm Minh Mạng thứ 17, Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật vâng lệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.

[1] Trích từ Sách trắng của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam năm 1981, tr 9 - 11.

TS Nguyễn Hồng Thao
(Theo Thanh Niên)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục

  • Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của các triều đại Việt Nam1

    Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của các triều đại Việt Nam

    Các thư tịch cổ Việt Nam còn lại đến nay cho thấy các triều đại phong kiến Việt Nam đã đặc biệt chú trọng tới vùng biển. Các hoạt động của triều đình Việt Nam không chỉ đơn giản là nhằm khai thác hải sản, các nguồn lợi kinh tế khác từ biển mà còn từng bước xác lập chủ quyền quốc gia một cách hòa bình và liên tục trên các đảo và vùng biển liên quan. Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cha ông ta tiến hành từ rất lâu đời.

  • Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945 -19542

    Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945 -1954

    Chủ quyền toàn bộ lãnh thổ trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra phải ngay lập tức thuộc về nhân dân Việt Nam. Song với nhiều "khúc quanh” của lịch sử, con đường tái lập và tái khẳng định chủ quyền thực sự của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn phải vượt qua nhiều thách thức. Mặc dù vậy, trong bất cứ tình huống nào, người Việt Nam vẫn luôn khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo này và luôn được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

  • Nhìn lại những điểm mốc chiếm hữu thực sự của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa3

    Nhìn lại những điểm mốc chiếm hữu thực sự của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa

    Từ thế kỷ XVII, Người Việt đã liên tục khẳng định, bảo vệ, thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho dù gặp bất cứ trở ngại, khó khăn nào.

  • Bản đồ cổ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa4

    Bản đồ cổ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Tòa soạn Báo NTNN vừa tiếp nhận một cuốn sách cổ được xuất bản năm 1912, trong đó có đính kèm bản đồ khoáng sản cổ do chính người Trung Quốc xây dựng. Bản đồ đính kèm trong cuốn sách được xuất bản năm 1911, do nhà Xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) ấn hành, trong đó, phần lãnh thổ của Trung Quốc được giới hạn bằng đường kẻ viền (để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng) chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.

  • Biển Đông, giải quyết từ chuyện cái tên5

    Biển Đông, giải quyết từ chuyện cái tên

    Trong hai hướng tiếp cận, giữ lại tên gọi “Nam Trung Hoa” tạo ra những hiểu lầm địa dư, lẫn pháp lý. Các tên biển đã xuất hiện từ thời xa xưa (như “biển Nhật Bản” hay “biển Nam Trung Hoa”...) có thể tạo lợi thế cho các nước có tên liên quan, nếu các quốc gia này dựa vào đó tự hợp pháp hoá các lợi ích của mình và xem đó như “các chứng cứ lịch sử”, bất chấp sự thật rằng những cái tên ấy chỉ nhằm mục đích tạo ra một sự thuận tiện trong giao thông hàng hải.

  • Đại Nam Nhất Thống toàn đồ6

    Đại Nam Nhất Thống toàn đồ

    Đây là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838. Trên bản đồ có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.

  • Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)7

    Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)

    Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tư Tây), Loại ta, Thị Tú và các đảo phụ thuộc các đảo này vào tỉnh Bà Rịa (Bulletin Administratif de Cochinchine, số 1, 1934).

  • Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 19748

    Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

    Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.