Một số nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu cảnh báo chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc đánh giá thực tế khả năng quân sự của Triều Tiên.
Nhận diện đội hình tiến công của 'pháo đài di động trên biển'
- Cập nhật : 12/10/2016
Là biểu tượng sức mạnh hải quân hay pháo đài di động trên biển nhưng vì quá đồ sộ nên tàu sân bay Mỹ cũng dễ bị tấn công, vì thế mỗi khi di chuyển đều được hộ tống bởi lực lượng hùng hậu.
Tàu sân bay là một loại tàu chiến hoạt động như một căn cứ không quân trên biển nhằm triển khai và thu hồi máy bay. Tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh trung tâm trong các hạm đội hải quân của các cường quốc. Tuy nhiên, do kích thước to lớn và khả năng kém linh hoạt nên bản thân tàu sân bay rất dễ bị tấn công bởi các tàu chiến, máy bay, tàu ngầm và tên lửa của đối phương từ đất liền, trên không, trên biển và dưới nước.
Vì thế, tàu sân bay mỗi khi di chuyển đều được hộ tống bởi một đội hình tiến công gồm nhiều loại tàu chiến khác trong một hạm đội nhằm bảo vệ chiếc tàu to lớn đó, cung cấp hậu cần và tăng khả năng phòng thủ, tấn công. Tàu sân bay và các tàu đi cùng được gọi là biên đội tàu sân bay, nhóm tàu sân bay hay cụm tàu sân bay.
Đội hình di chuyển của tàu sân bay USS George Washington. |
Đối với Hải quân Mỹ, tổ chức, biên chế của một cụm tàu sân bay thường căn cứ vào nhu cầu và nhiệm vụ cụ thể nên không có sự giống nhau hoàn toàn giữa các cụm tàu sân bay. Tuy nhiên, một cụm tàu sân bay điển hình bao gồm các tàu sau:
Tàu sân bay (aircraft carrier) là trung tâm của cụm tàu sân bay, luôn đi giữa đội hình. Bản thân tàu sân bay cũng được trang bị một số vũ khí hạng nhẹ với tên lửa đối không tầm ngắn, tổ hợp pháo đa nòng…
Tên lửa đối không tầm ngắn trên tàu sân bay |
Hai tuần dương hạm tên lửa điều khiển (guided-missile cruiser) là những tàu tấn công, được trang bị tên lửa hành trình để tấn công các mục tiêu trên đất liền.
Tuần dương hạm USS Cowpens (CG-63) |
Hai tàu khu trục (destroyer) thường là những tàu phòng thủ, có thể chống lại các cuộc tấn công bởi tàu ngầm và máy bay chiến đấu của đối phương. Tàu khu trục hiện nay được trang bị khả năng phóng tên lửa hành trình.
Tàu khu trục tên lửa USS Winston S. Churchill (DDG-81) |
Một tàu hộ vệ (frigate) có nhiệm vụ chống lại tàu ngầm của đối phương.
Tàu hộ vệ tên lửa USS Ingraham (FFG 61) |
Hai tàu ngầm (submarine) là những tàu phòng thủ có nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu ngầm và tàu nổi của đối phương.
Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut (SSN 22). |
Một tàu hậu cầu mang nhiên liệu, thực phẩm và đạn dược cho cụm tàu sân bay.
Tùy theo nhiệm vụ mà có thể có các tàu khác đi cùng cụm tàu sân bay như tàu chở quân, tàu đổ bộ, tàu vận tải chở xe tăng và các thiết bị khác…
Thanh Hương
Theo Infonet