Nếu biên chế thêm hai tuần tra hạm Svetlyak pr 10412, Hải quân Việt Nam sẽ có lực lượng tàu tuần tra khá hùng hậu để bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế quốc gia. Cùng điểm mặt những tuần tra hạm hiện đang có trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam.
Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải Quân Việt Nam (1)
- Cập nhật : 12/10/2016
Việt Nam một quốc gia biển thì việc lực lượng hải quân chính là một trong những lực lượng nòng cốt nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.
1.-Chiến hạm đầu tiên của Việt Nam: Tàu tuần dương Petya II – III
Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được hải quân Việt Nam nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam.
Loại chiến hạm Petya II này có độ giãn nước 1077 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.85 m. Sức đẩy 3 trục, 6000bhp với hai động cơ đẩy Turbines khí 30.000 shp. Tốc độ của loại tàu này lf 29 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hệ thống vũ khí bao gồm: hai tháp pháo với súng hai nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, hai dàn phóng tên lửa RBUU-6000 ASWRL
Còn loại tàu Petya III có độ giãn nước 1.040 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.72 m. Sức đẩy 3 trục gồm một động cơ diesel, 6000 bhp với hai động cơ đẩy turbines khí 30.000 shp. Tốc độ tương đương với tàu tuần dương Petya II là 29 hải lý/giờ.
Petya III được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hơn nữa tàu còn được lắp đặt hệ thống định vị siêu âm Titan hull mounted MF có thể phát hiện tàu ngầm và hệ thống định vị Herkules lắp trên thân.
Hệ thống vũ khí của Petya-III gồm có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.
Tháp pháo đôi Ak-726 |
Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm
Giàn tên lửa RBU-6000 |
HIện nay Việt nam có ba tàu tuần dương Petya II và hai chiếc Petya III mang tên HQ-09 và HQ-11. Tuy nhiên, đây là loại tàu tuần dương nhỏ, khả năng chiến đấu còn hạn chế chính vì vậy Việt Nam trang bị thêm ccs loại tàu chiến hiện đại và có khả năng chiến đấu cao hơn.
2. Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500
Đây là loại tàu được Nga thiết kế nhưng các công việc sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Tàu có kích thước 62 x 11 x 2.5 m, độ giãn nước 517 tấn. Sức đẩy của tàu gồm hai động cơ diesel, 2 động cơ phản lực waterjets với 19.600bhp. Tốc độ đi của tàu khá nhanh 32 hải lý/giờ.
Tàu BPS-500 |
BPS 500 được trang bị radar Positiv-E/Cross Dome air/surf search có thể định vị trên không và dưới biển và hệ thống phóng mồi bẫy 2 PK decoy.
BPS -500 bắn đạn thật |
Hệ thống vũ khí gồm 8 hỏa tiễn KH-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, một súng phòng không 30mm, 2 súng 12.7mm MG.
3.-Tàu tên lửa Tarantul I
Đây là loại tàu tên lửa Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa.
Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.
Hai chiếc Tarantil đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.
Mô phỏng thiets ké hẹ thống vũ khí của tàu Taratul I |
Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm: hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình KH-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình KH-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg. 12 tên lửa phòng không Igla-1M. Một pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15km, hai pháo phòng không 30mm AK-630M
Ảnh Vndefense.info |
Ngoài ra, tàu cũng có thể trang bị với loại tên lửa hành trình đối hạm Moskit – SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg.
Ảnh Vndefense.info |
Loại tàu này còn thích hợp với tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.
Ảnh Vndefense.info |
Hệ thống radar gồm radar trinh sát bằng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu không-biển, radar điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.
Hệ thống phóng mồi bẫy PK 10 120mm |
Tàu tên lửa Tarantul có độ giãn nước là 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 bhp, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Tốc độ 38 - 42 hải lý/ giờ.
Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .
- Pha Lê (Theo Yahoo, Vndefence, Qdnd, WIki, Defencenews & Defencetalk,PN Today)