Không tính đến 11 tàu sân bay hiện có và siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford sắp ra đời, chỉ riêng lực lượng không quân hạm của các tàu đổ bộ tấn công Mỹ đã có sức mạnh vượt trội so với Liêu Ninh và INS Vikramaditya.
Bí ẩn đặc nhiệm Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam
- Cập nhật : 12/10/2016
Với nhiều người Mỹ, vai trò của các cố vấn Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam mãi là điều bí ẩn. Bởi họ không tin khả năng của người Việt Nam lẫn sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô đối với Việt Nam.
Sự cần thiết của viện trợ và cố vấn Liên Xô
Không lâu sau khi phát-xít Đức đầu hàng ở châu Âu, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, đã được công bố thành lập. Sự thành lập quốc gia công nông đầu tiên ở châu Á, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cơ bản đã thay đổi tình hình địa chính trị trong khu vực. Trong khi đó, người Pháp không có ý định rời bỏ khu vực cựu thuộc địa. Không lâu sau một cuộc chiến tranh mới và đẫm máu đã nổ ra.
Quân đội Anh do Tướng Gracie chỉ huy đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp quay lại thuộc địa cũ, thay vì hứa sẽ trợ giúp giải giáp quân Nhật. Các nước đồng minh công khai vi phạm các quy định của Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó nói rằng, tất cả các nước đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát-xít sẽ nhận được sự tự do mà họ mong đợi.
Tuy nhiên, vào thời gian này Việt Nam đã cho thấy một sự gia tăng đáng kinh ngạc của tinh thần yêu nước, và thực dân Pháp đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ chính phủ Pháp đã buộc phải đồng ý ký Hiệp định Geneva.
Hội nghị Geneva 1954. Ảnh: Internet |
Theo sáng kiến của Liên Xô, cuối tháng 4/1954 tại Geneva đã diễn ra lễ ký văn kiện công nhận độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia, và khôi phục hòa bình tại khu vực. Kết quả, Việt Nam tạm ngăn cách bởi ranh giới vĩ tuyến 17.
Nếu như Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo có uy tín thực sự, có sự ủng hộ của đại đa số nhân dân Việt Nam, và được các nước XHCN hỗ trợ, thì Ngô Đình Diệm đơn giản chỉ là con rối tầm thường của phương Tây. Không lâu sau đó Diệm cũng bị mất đi sự ủng hộ vốn rất ít ỏi trong dân chúng và phải đối phó với cuộc chiến tranh du kích quy mô lớn trên toàn lãnh thổ miền Nam.
Những diễn biến nêu trên cho thấy kế hoạch bầu cử dân chủ như đã định tại Hội nghị Geneva sẽ bất lợi đối với phương Tây, bởi chiến thắng của Hồ Chí Minh là không thể đảo ngược. Ngay sau đó Mỹ can thiệp vào tình hình, tuy nhiên một cuộc chinh phục thần tốc đất nước này như ý đồ của Wasington đã không diễn ra.
Lãnh thổ miền Nam của Việt Nam gần như hoàn toàn được bao phủ bởi rừng rậm, tạo điều kiện cho lực lượng du kích dễ dàng ẩn náu. Những hành động quân sự quen thuộc và hiệu quả ở châu Âu, đã không áp dụng được ở đây, trong khi chính quyền miền Bắc cung cấp hỗ trợ đáng kể cho du kích địa phương.
Sau sự cố “Vịnh Bắc Bộ” Không quân Mỹ ném bom miền phá hoại Bắc Việt Nam. Những “Bóng ma màu đen” (Phantom) dội từng đợt bom xuống Hà Nội, phá hủy các mục tiêu quân sự và gây tác động tâm lý lớn đối với dân chúng. Lúc này hệ thống phòng không ở miền Bắc gần như không có, và người Mỹ nhanh chóng cảm thấy đắc ý khi không bị trừng phạt vì những tội ác.
Trong bối cảnh như vậy sự giúp đỡ từ phía Liên Xô cần phải tiến hành ngay không chậm trễ.
Người Mỹ đinh ninh giao chiến với Quân đội Liên Xô
Ngoài vũ khí, Liên Xô còn gửi đến Việt Nam cả những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quân sự cũng nhưng dân sự. Điều này làm người Mỹ lo ngại thực sự.
Để minh họa cho sự lo ngại đó, các nhà làm phim Mỹ đã thực hiện bộ phim "Rambo". Trong đó, các đạo diễn Mỹ đã "đưa ra ánh sáng" những trận chiến khốc liệt giữa các "anh hùng" của họ và "những tên côn đồ khét tiếng" của lực lượng đặc biệt Nga. (*)
Trên thực tế, các chuyên gia và cán bộ Liên Xô có mặt ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu tham gia đào tạo sĩ quan Việt Nam và dạy cách sử dụng vũ khí trang thiết bị quân sự của Liên Xô.
Trái ngược với mong đợi của người Mỹ, mà theo dự báo của họ, công việc đào tạo của chuyên gia Liên Xô đạt được kết quả phải mất ít nhất một năm. Người Việt Nam chỉ mất 2-3 tháng đã có thể làm chủ trang thiết bị quân sự do Liên Xô viện trợ và sử dụng các vũ khí mới đó chống lại người Mỹ.
Điều này dẫn đến sự nghi ngờ lớn trong quân đội Mỹ, họ cho rằng chuyên gia Liên Xô tham trực tiếp vào cuộc chiến, và rằng những phi công đối phương đang đối đầu với họ trên bầu trời không phải là những người Việt Nam mà là những phi công Xô-viết.
Nhóm chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam năm 1966. Ảnh: Internet |
Chuyên gia Liên Xô và các học viên Việt Nam. Ảnh: Internet |
Các chuyên gia Liên Xô xem xét mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày 23/12/1972 trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: Internet |
Không thể phủ nhận rằng người Mỹ có lý do để không tin tưởng vào sự đảm bảo của Liên Xô rằng, các chuyên gia quân sự chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực tế là phần lớn dân số của miền Bắc Việt Nam vừa mới được xóa mù chữ. Những khó khăn kinh tế thời hậu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hạ thấp thể lực của đa số dân chúng. Ngay cả sức lực tối thiểu của sự chịu đựng và sức mạnh ở nam giới bình thường cũng yếu. Theo đánh giá, thanh niên chỉ có thể cầm cự được trong vòng 10 phút chiến đấu với kẻ thù. Về kỹ năng trong việc thử nghiệm trên máy móc hiện đại là hoàn toàn không có.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, có hơn 10.000 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô đào tạo quân sự và kỹ thuật-công nghệ quân sự hiện đại. Theo các đánh giá khác nhau, viện trợ hữu nghị cho Việt Nam tiêu tốn của ngân sách Liên Xô từ 0,5-2 triệu USD/ngày.
Đứng trước nhiều khó khăn này, trong năm đầu tiên của cuộc đối đầu bằng không quân miền Bắc Việt Nam (1964-1965) đã tiêu diệt một phần lớn số máy bay quân sự của Mỹ. Máy bay MiG đã giành được khả năng cơ động cao hơn trước những “bóng ma” huyền thoại của Không quân Mỹ, họ đã tấn công chớp nhoáng gây thiệt hại vào đội hình bay của quân đội Mỹ và trốn tránh thành công sau vụ tấn công.
Hệ thống phòng không là thách thức thật sự với Không quân Mỹ vì chúng được đặt dưới vỏ bọc của rừng rậm nhiệt đới, do đó, phần lớn máy bay ném bom Mỹ đã bị bắn rơi. Ngoài ra, công tác tình báo đã hoạt động thành công, thông báo kịp thời và trước thời hạn về những phi vụ xuất kích của máy bay đối phương.
Người Mỹ đánh giá, toàn bộ hệ thống phòng không của miền Bắc Việt Nam khi đó không cho phép bất kỳ máy bay tiêm kích nào qua mặt, đã được Liên Xô xây dựng, thông qua các cố vấn Liên Xô.
Đúng là đối với những cố vấn Liên Xô, những tháng đầu tiên ở Việt Nam là vô cùng căng thẳng. Điều kiện khí hậu khác nhau, xuất hiện các căn bệnh lạ, côn trùng gây phiền nhiễu không phải là vấn đề chính trong thực hiện nhiệm vụ của họ. Việc đào tạo các đồng chí Việt Nam không hiểu tiếng Nga diễn ra bằng cách “cầm tay chỉ việc”, bời vì không phải lúc nào cũng có sự giúp đỡ của thông dịch viên, một lực lượng thiếu hụt nghiêm trọng vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Xô không trực tiếp tham gia chiến đấu, vì họ có số lượng rất ít, và có "giá trị lớn" và không được phép đem ra đánh đổi trong bất kỳ trận chiến nào. Theo hồi ký của các cựu Liên Xô, họ thậm chí không có vũ khí cá nhân của mình.
Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Mỹ nghiêm cấm việc bắn tàu và phương tiện vận tải của Liên Xô, bởi hành động như vậy có thể kích động một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Số vũ khí phòng không kể trên đến được với Hà Nội cũng là một kỳ tích, bởi trên suốt quá trình vận chuyển đã phải trải qua các vụ đánh bom ác liệt của Không quân Mỹ và cả sự dòm ngó của Trung Quốc.
Xua tan những nghi ngờ
Có ý kiến cho rằng, Liên Xô đã viện trợ cho Hà Nội những vũ khí đã lỗi thời. Điều này hoàn toàn là bịa đặt. Theo ý kiến của ông Nikolay Koliesnik, cựu trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, những máy bay tiêm kích hiện đại nhất MiG-21 và cả hệ thống tên lửa đất đối không Dvina - những vũ khí, mà theo xác nhận của chính người Mỹ, ở thời điểm đó là đáng sợ nhất hành tinh.
Ông Kolesnik cũng đặc biệt nhấn mạnh trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia Liên Xô được gửi sang Việt Nam, đồng thời cũng đánh giá cao tính kiên trì của người Việt trong việc học tập làm chủ vũ khí cũng như nắm vững khoa học quản lý nhanh nhất có thể.
Trong chiến tranh chống Mỹ Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều xe tăng các loại từ T-34 đến T-54. 2.000 xe tăng, 700 máy bay cơ động, 7.000 súng cối, cùng hơn 100 trực thăng và đã được Liên Xô chuyển giao cho Hà Nội, như là một nguồn viện trợ không hoàn lại và hữu nghị với Việt Nam. |
Xe bọc thép BTP-60PB được Liên Xô viện trợ. |
Pháo tự hành Su-100 quân đội Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô |
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử quân đội Việt Nam lần đầu tiên đã được Liên Xô viện trợ tổ hợp phòng không tự hành ZSu-23-4-Shilka mới nhất và hiện đại nhất thế giới vào thời điểm đó. |
Chính quyền Mỹ biết rõ có sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc Việt Nam, nhưng tất cả các chuyên gia, gồm cả chuyên gia quân sự, đều bắt buộc phải mặc trang phục dân sự, tất cả giấy tờ tùy thân của họ đều bị giữ lại ở Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, và cả đích đến cuối cùng của “chuyến công tác” của mình, họ cũng chỉ được biết vào phút chót. Yêu cầu về tính bí mật được người ta giữ kín cho đến khi chuyên gia Liên Xô rút khỏi Việt Nam, số liệu chính xác và tên tuổi của những người tham gia đã không được tiết lộ cho đến thời gian gần đây.
Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.
(*) Tất cả sự sợ hãi trước những người lính đặc nhiệm Liên Xô được tập trung thể hiện trong bộ phim "Rambo", như một cách để thuyết phục các chính trị gia Mỹ về cái gọi là "sự dính líu của Liên Xô ở Việt Nam". Thế nhưng, nếu tính ra, số quân nhân Liên Xô đến Hà Nội chỉ bằng khoảng 6/1.000 so với quân số Mỹ (chưa kể thêm 4.000 nhân viên gắn mác dân sự ở Nam Việt Nam). Rõ ràng sự sợ hãi được đề cập trong bộ phim "Rambo" chỉ là sự phóng đại. |