Một số nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu cảnh báo chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc đánh giá thực tế khả năng quân sự của Triều Tiên.
Mỹ cần thêm tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại
- Cập nhật : 12/10/2016
Mỹ luôn tìm cách tạo được ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, trong đó có tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân, từ đó duy trì vị thế lãnh đạo thế giới.
Mỹ đang phát triển tàu sân bay thế hệ mới lớp Ford, dự kiến hạ thủy chiếc đầu tiên vào năm 2013 |
Trang mạng thế giới quốc phòng Mỹ vừa tiết lộ, Hải quân Mỹ sẽ dùng số tiền 564 triệu USD để tiếp tục tiến hành nghiên cứu phát triển chương trình “thay thế Ohio”, trong ngân sách năm 2013.
Mỹ thực hiện chương trình này nhằm thiết kế và chế tạo 12 tàu ngầm động cơ hạt nhân thế hệ mới trang bị tên lửa chiến lược.
Ngay từ ngày 31/8, Hải quân Mỹ đã phê chuẩn yêu cầu kỹ chiến thuật quan trọng của tàu ngầm động cơ hạt nhân thế hệ mới có trang bị tên lửa chiến lược, đánh dấu Hải quân Mỹ chính thức khởi động chương trình tàu ngầm động cơ hạt nhân tên lửa chiến lược thế hệ mới.
Tàu này sẽ thay thế tàu ngầm lớp Ohio, xây dựng thành lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Mỹ từ năm 2030-2080.
Mỹ là một quốc gia rất coi trọng chế tạo tàu sân bay, chiếc tàu sân bay thế hệ mới đầu tiên lớp Ford của Hải quân Mỹ cũng đã hoàn thành phần lớn công tác chế tạo, năm 2013 sẽ hạ thủy, năm 2015 sẽ triển khai, tàu sân bay lớp Ford sẽ được chế tạo tới 11 chiếc.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển tàu sân bay, Mỹ cũng đã khẩn trương tiến hành đổi mới, thay thế tàu ngầm động cơ hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược, điều này là do, trong chiến tranh tương lai, tàu ngầm động cơ hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược đóng vai trò mà tàu sân bay không thể thay thế.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới SSBN (X) của Hải quân Mỹ đang được phát triển |
Đối lập với đặc điểm lấy tấn công làm chính, kiêm tấn công và phòng thủ, hợp nhất trên không-trên biển của tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược lại mang theo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có các đặc điểm như ẩn nấp bí mật (tàng hình), an toàn, tính cơ động mạnh, uy lực lớn…, được các nước coi trọng. Hiện nay chỉ có 5 nước gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc sở hữu.
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược cùng với tên lửa đạn đạo trên bộ, máy bay ném bom chiến lược tạo thành lực lượng hạt nhân chiến lược “tam vị nhất thể”: Tuần tra dưới nước trong thời bình để hiện diện lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược; trong thời chiến trở thành lực lượng tấn công hạt nhân có khả năng sống sót cao, phụ trách tiêu diệt các mục tiêu mang tính chiến lược như các thành phố lớn và vừa, các đầu mối giao thông, hạ tầng thông tin, căn cứ quân sự cỡ lớn và cảng.
Trong thuật ngữ của Hải quân Mỹ, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược được viết tắt là SSBN. SSBN thế hệ mới của Hải quân Mỹ được đặt tên là SSBN (X). Ở đây, “X” có nghĩa là hiện nay phương án công nghệ của tàu này vẫn chưa hoàn toàn được xác định, điều này cũng ít nhiều chụp lên một chiếc “mạng che mặt” thần bí cho loại tàu này.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ |
SSBN thế hệ mới của Mỹ, Anh sẽ sử dụng giếng phóng thống nhất
Ngày 31/8, Thomas Eccles, kỹ sư trưởng, thiếu tướng hải quân, Phó chủ nhiệm Văn phòng quản lý hệ thống trên biển, Bộ Tư lệnh Đóng tàu và Vũ khí, Hải quân Mỹ, cùng với thượng tá William Bruceham, Chủ nhiệm Văn phòng chương trình “thay thế Ohio” của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã cùng ký kết phê chuẩn một số văn kiện có liên quan đến nghiên cứu chế tạo SSBN (X).
Trong văn kiện, yêu cầu kỹ chiến thuật không chỉ sử dụng thích hợp với chương trình SSBN thế hệ mới (chương trình “thay thế Ohio”) của Mỹ, mà còn sử dụng thích hợp với chương trình SSBN thế hệ mới có tên là “người thừa kế” của Hải quân Anh – thay thế cho tàu ngầm lớp Vanguard.
Trong đó, đã quy định thông số chính của SSBN (X) và yêu cầu kỹ thuật của giếng phóng tên lửa. Điều này có nghĩa là, SSBN thế hệ mới của hai nước Mỹ, Anh sẽ sử dụng giếng phóng tên lửa thống nhất.
Chiếc SSBN (X) đầu tiên sẽ được bắt đầu chế tạo vào năm tài khóa 2021, năm 2027 bàn giao cho Hải quân Mỹ, năm 2031 bắt đầu trực ban, tác chiến. Sau khi tính cả chi phí thiết kế, mỗi chiếc SSBN (X) có giá chế tạo là 11,7 tỷ USD. Năm nay, Mỹ bắt đầu cấp kinh phí cho chương trình “thay thế Ohio”.
Trong giai đoạn đầu nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm, SSBN (X) sẽ trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident II D5LE - loại tiếp tục sử dụng của tên lửa hiện đang được tàu ngầm lớp Ohio sử dụng, cùng với tên lửa hành trình Tomahawk.
Sát thủ dưới lòng đại dương |
SSBN (X) sẽ áp dụng lò phản ứng kiểu mới, tuổi thọ hoạt động là 40 năm, trong toàn bộ thời gian hoạt động đều không cần thay thế nhiên liệu hạt nhân. SSBN (X) có kế hoạch lắp 16 giếng phóng tên lửa. “16” có xu thế trở thành con số “tiêu chuẩn” cho giếng phóng tên lửa của tàu ngầm.
Từ khi phóng quả tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm vào tháng 7/1960 đến nay, Hải quân Mỹ đã rất coi trọng phát triển SSBN, đến nay tổng cộng đã phát triển 4 thế hệ, đã chế tạo 59 chiếc. Hiện nay, lớp Ohio là SSBN lớp duy nhất đang phục vụ trong Hải quân Mỹ.
Chiếc tàu ngầm Ohio đầu tiên bắt đầu được chế tạo từ tháng 4/1976, đến năm 1997, lớp Ohio tổng cộng chế tạo được 18 chiếc. Điều này cũng đã cho thấy việc thiết kế tàu ngầm lớp Ohio tương đối thành công.
Về uy lực tấn công hạt nhân, tàu ngầm lớp Ohio có thể nói là SSBN mạnh nhất trên thế giới hiện nay, chỉ có tàu ngầm lớp Akula của Hải quân Liên Xô mới có thể sánh vai.
Về tính năng kỹ chiến thuật, tàu ngầm lớp Ohio là SSBN tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, chỉ có tàu ngầm lớp Borey có kế hoạch đưa vào hoạt động năm tới (2013) của Nga mới có thể vượt nó về tổng thể.
SSBN thêm “X” sẽ như thế nào?
Mặc dù chi tiết công nghệ của SSBN (X) chưa được tiết lộ, nhưng chắc chắn rằng, SSBN (X) sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến hơn, có khả năng tấn công hạt nhân mạnh hơn và tính năng tác chiến cao hơn.
Hải quân Mỹ cho biết, 12 chiếc SSBN (X) có thể hoàn thành nhiệm vụ của 14 tàu ngầm lớp Ohio, trong toàn bộ thời gian hoạt động, SSBN (X) đều có thể duy trì ưu thế đối với SSBN của nước khác.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới sẽ mang theo tàu lặn săn ngầm không người lái |
Từ góc độ xu thế phát triển của SSBN Hải quân Mỹ và phục vụ cho chiến lược quân sự mới của Mỹ, có thể phác họa được hình dáng cơ bản của SSBN (X).
Một là nhiều công dụng và được mô-đun hóa. Ngoài tên lửa đạn đạo, SSBN (X) còn có khả năng vận tải nhiều, như có thể mang theo phân đội đặc nhiệm cùng trang bị của họ, làm công cụ vận chuyển người ếch chiến đấu, hệ thống tác chiến không người lái.
Điều có khả năng hơn là, trong bối cảnh Mỹ tiếp tục tập trung vào cắt giảm chi tiêu quân sự, SSBN (X) sẽ là loại tàu ngầm đa năng mô-đun hóa, có thể mang theo nhiều loại vũ khí như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, ngư lôi, thủy lôi, hệ thống tác chiến không người lái, đồng thời cùng sử dụng thiết bị phóng thẳng, như vậy có thể giảm chi phí nghiên cứu phát triển, chế tạo, sửa chữa và sử dụng của toàn hệ thống.
Nhìn vào công nghệ phát triển tàu ngầm hiện nay, phương án này là khả thi, thực tế. Đa năng và mô-đun hóa của hệ thống vũ khí cỡ lớn cũng là xu thế phát triển.
Hai là tính năng cao và công nghệ cao. Tính năng cao thể hiện ở các phương diện như tính tàng hình cao, tính an toàn cao, tính tu sửa cao, tính hoạt động liên tục cao, mức độ tự động hóa cao. Tính năng cao được thực hiện nhờ công nghệ cao.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio Mỹ |
SSBN (X) có thể áp dụng các phương án công nghệ dưới đây:
1. Không trục đẩy. Không trục đẩy có thể loại bỏ tiếng ồn của hệ thống chân vịt-trục, giảm kích thước thân tàu, tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Virginia của Hải quân Mỹ đã sử dụng thành thạo công nghệ đẩy phun nước.
2. Bố trí vũ khí ở bên ngoài. Đưa thiết bị phóng tên lửa và ngư lôi, thiết bị lặn dưới nước không người lái kiểu chiến đấu ra bên ngoài thân tàu, xóa khoang vũ khí trong tàu, mở rộng không gian để vận chuyển những thứ khác, giảm tiếng ồn sinh ra khi phóng vũ khí, nâng cao độ tin cậy khi phóng, giảm không gian chuẩn bị phóng, nâng cao khả năng sống sót cho tàu ngầm.
3. Thiết bị sonar gắn vào vỏ tàu. Lắp đặt phổ biến thiết bị sonar ở bên ngoài thân tàu, có thể đồng thời dò tìm và bám theo nhiều mục tiêu ở phạm vi rộng hơn.
4. Tự động hóa rất cao. Mức độ tự động hóa của các hệ thống như chỉ huy, sonar, kiểm soát hỏa lực, thông tin, động lực của tàu ngầm hạt nhân hiện đại không ngừng được nâng cao, số lượng thủy thủ giảm đi, không gian sử dụng có hiệu quả trong tàu tăng lớn, công việc và sinh hoạt của thủy thủ thoải mái, dễ chịu hơn, như vậy có nghĩa là đã gián tiếp nâng cao sức chiến đấu.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới SSBN (X) Mỹ |
Ba là mạng lưới hóa và thông tin hóa. Quân Mỹ chỉ rõ: Năm 2015 xây dựng xong mạng lưới thông tin tác chiến toàn cầu, năm 2020 có khả năng tiến hành tác chiến trung tâm mạng. Quân Mỹ đã đưa tác chiến trung tâm mạng nâng lên mức độ thành lập lực lượng và đánh trận như thế nào, đồng thời định vị nó là mô hình chiến tranh của thế kỷ 21.
Trong khuôn khổ tác chiến trung tâm mạng, bất cứ quân binh chủng và hệ thống vũ khí nào đều khó mà xây dựng và phát triển độc lập. Là một trong những “điểm nút” của tác chiến trung tâm mạng, SSBN (X) chắc chắn sẽ được mạng hóa và thông tin hóa.
Phục vụ cho chiến lược của Mỹ, có cả chức năng chiến lược và chiến thuật
Mỹ kết hợp chặt chẽ giữa việc thực hiện chiến lược quân sự và công nghệ cao, đồng thời đặt việc giành được ưu thế chiến lược quân sự vào xây dựng nền tảng ưu thế công nghệ. Đúng như Jerry Maia, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ từng nói: “Công nghệ đi trước là một tiêu chí của lực lượng vũ trang Mỹ”.
Vũ khí mới một khi nghiên cứu chế tạo thành công, quân Mỹ sẽ đưa nó ra thử nghiệm trên chiến trường, sau đó lại trở thành thủ đoạn mới để Mỹ thực hiện ý đồ chiến lược quân sự, đồng thời cũng đã mở rộng không gian tư duy chiến lược cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Từ chiến tranh vùng Vịnh, chiến tranh Nam Tư, chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq đến chiến tranh Libya, không cuộc chiến nào không như vậy, sách lược quân sự, mô hình tác chiến và trang bị chiến đấu chủ yếu của mỗi cuộc chiến tranh đều có sự khác nhau.
Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ trên biển Đông |
Từ “tác chiến hợp nhất trên bộ-trên không”, “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ”, “tác chiến trung tâm mạng” đến “tác chiến trên không-trên biển” có thể thấy được, chiến lược quân sự của Mỹ đang không ngừng thay đổi và tiến hóa.
Về xây dựng thông tin hóa và chuẩn bị chiến tranh thông tin hóa, quân Mỹ đang dẫn dắt trào lưu biến đổi quân sự trên thế giới. Chiến tranh thông tin hóa là cuộc tấn công phi tiếp xúc, tác chiến phi tuyến tính, thống nhất không gian chiến tranh đa chiều như trên mặt đất (trên bộ), trên biển, trên không, trong không gian, điện từ, mạng.
Độ chính xác của Hải quân trong thế kỷ 21 được nâng cao, phạm vi mở rộng, tính liên thông được tăng cường, hành động trên biển có xu hướng đa chiều. Trong không gian chiến trường đa chiều thống nhất, đại dương/biển sẽ trở thành khu vực điều động lực lượng trên toàn cầu và trực tiếp phát động cuộc tấn công mang tính quyết định.
Trong bối cảnh đó, ngoài răn đe hạt nhân và tấn công hạt nhân, nhiệm vụ của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển đã có thêm nội dung mới.
Năm 2003, Hải quân Mỹ đã công bố kế hoạch chuyển đổi lực lượng trên biển trong thế kỷ 21 mang tên “Lực lượng trên biển 21”. Kế hoạch này được tiến hành xoay quanh 3 phương diện là tấn công trên biển, phòng ngự trên biển và tổ chức trên biển, các phương diện này đều có liên quan tới xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Alaska lớp Ohio Mỹ |
Trong tấn công trên biển, nhấn mạnh khi tác chiến sử dụng tên lửa được định vị mục tiêu, tàu ngầm tàng hình, thiết bị lặn/bay không người lái. Trong phòng ngự trên biển, nhấn mạnh hải quân sẽ tạo chiến khu trên biển và phòng thủ chiến lược trên biển cho quốc gia, đồng thời do SSBN tạo sự răn đe chiến lược cuối cùng. Trong xây dựng tổ chức trên biển, nhấn mạnh lấy biển làm nơi phát động tấn công, đồng thời chế tạo SSBN kiểu mới.
Năm 2007, Hải quân, Lính thủy đánh bộ và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ đã cùng công bố học thuyết quân sự biển – “Chiến lược liên hợp lực lượng trên biển thế kỷ 21”. Học thuyết nói rằng, để phục vụ cho lợi ích quốc gia của Mỹ, các lực lượng trên biển phải được sử dụng rộng rãi, khả năng cốt lõi cần có bao gồm: hiện diện trên tuyến đầu, răn đe, kiểm soát biển, an ninh trên biển, điều động lực lượng, cứu trợ nhân đạo và ứng cứu thảm họa. Những khả năng này đều phải có điều kiện tiền đề là tự do hàng hải và khả năng điều động lực lượng của hải quân.
Tháng 1/2012, Mỹ đã công bố báo cáo chiến lược quân sự mới – “Duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Nhiệm vụ ưu tiên quốc phòng thế kỷ 21”. Báo cáo phân các nhiệm vụ chính của các lực lượng vũ trang Mỹ thành 10 loại, 3 nhiệm vụ đứng đầu là “tấn công chủ nghĩa khủng bố và triển khai chiến tranh phi thông thường”, “răn đe và đánh bại khiêu khích” và “khả năng điều động lực lượng vượt qua sự phong tỏa của đối thủ”.
Trong nhiều lần chuyển đổi chiến lược hoặc báo cáo chiến lược của quân Mỹ, SSBN ngoài việc đảm đương vai trò quan trọng truyền thống, nó còn đảm đương vai trò mới. Nó không chỉ là lực lượng hạt nhân chiến lược răn đe hạt nhân, tấn công hạt nhân, các đặc điểm như có khả năng trọng tải lớn, khả năng tàng hình và hoạt động lâu dài dưới biển cũng giúp cho nó đồng thời có được khả năng thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến thuật như mang theo thiết bị lặn không người lái, thiết bị bay không người lái, lực lượng đặc nhiệm và các trang bị khác. Trong các cuộc chiến tranh tương lai do Mỹ tiến hành, chức năng của SSBN sẽ được mở rộng, vai trò của nó sẽ được đa dạng hóa.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới đang được Mỹ phát triển |