Tin Biển Đông

 
 
 

Họp về COC: chỉ một bên không muốn thành sự

  • Cập nhật : 12/10/2016

Cuộc họp ASEAN - Trung Quốc thảo luận về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông đã vấp phải một trở ngại duy nhất: Trung Quốc.

Dẫu sao các bên tham gia cuộc họp SOM đã nhất trí sẽ ra Tuyên bố chung kỷ niệm mười năm DOC (Declaration of Conduct) vào dịp Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc tháng 11 tới.

Hai năm nữa mới có COC?

 

Hy vọng ký kết một bộ COC vào kỳ họp thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 này là khó xảy ra. 

Phát biểu với báo chí bên lề cuộc họp, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết các nước ASEAN muốn thảo luận để tiến tới một bộ COC càng sớm càng tốt, nhưng cả khối vấp phải sự chống đối kịch liệt của Bắc Kinh.

Trung Quốc chống lại các đề nghị về một bộ Quy tắc ứng xử đa phương trên Biển Ðông và chỉ muốn thảo luận tay đôi với từng nước tranh chấp để dễ lấy “thịt đè người”.

Nhiều khả năng các nước sẽ chưa nhìn thấy các tranh chấp chủ quyền biển đảo chấm dứt đối với hải lộ nhộn nhịp nhất trên thế giới và lại nhiều tiềm năng dầu khí như Biển Đông. Sisasak Phuangketkeow, một viên chức ngoại giao Thái Lan nói với báo chí rằng sớm lắm cũng phải hai năm nữa mới hy vọng có nổi một COC.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan giải thích chi tiết hơn với đài phát thanh Úc ABC khi ông cho rằng hy vọng ký kết một bộ COC vào kỳ họp thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 này là khó xảy ra.

Khi xúi bẩy Campuchia bác bỏ bản dự thảo tuyên bố chung của phiên họp ASEAN và các đối tác ngày 12.7 vừa qua ở Phnom Penh, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận về một bản COC.

Một tuần sau đó, Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lập lại là “phía Trung Quốc sẵn sàng thực hiện bản tuyên bố ứng xử với các phía liên quan đến tranh chấp biển Ðông một cách hiệu quả và toàn diện”.

Đầu tháng 10 vừa qua, bên lề phiên họp thường niên đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Indonesia đã chuyển tới các nước thành viên ASEAN một bản dự thảo COC, hy vọng nếu được chấp thuận sẽ tránh cho tình hình tồi tệ hơn.

Khi nào Bắc Kinh thay đổi lập trường?

Việt Nam, Philipplines và Singapore đều ủng hộ nỗ lực này. Ngày 25.10 vừa qua, trong cuộc họp báo ở Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lương Thanh Nghị tuyên bố “Việt Nam mong muốn ASEAN và Trung Quốc có thể sớm khởi động đàm phán chính thức về COC, góp phần đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực”.

 

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng giữa ASEAN và Trung Quốc Ảnh:

Ông Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc cho rằng lập trường của Bắc Kinh sẽ không thay đổi cho tới khi Trung Quốc có lãnh tụ mới lên cầm quyền. Không một lãnh tụ nào của Bắc Kinh muốn thỏa hiệp gì vào lúc này vì như thế sẽ bị coi là yếu.

Tại hội nghị SOM nói trên, thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng giữa ASEAN và Trung Quốc; đồng thời nêu rõ, thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động ASEAN - Trung Quốc 2011-2015, trong đó có việc thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới COC, chính là đóng góp thiết thực cho việc tăng cường mối quan hệ này.

Ông Vinh khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Ðông đối với tình hình khu vực. Ðể đạt được điều này, các bên cần tăng cường hợp tác, xây dựng lòng tin trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Ðồng thời, các bên cần thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả DOC và Tuyên bố nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về Biển Ðông.

Về tiếp tục tiến trình COC, thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, đây là quan tâm và lợi ích chung của các nước trong khu vực, các bên cần sớm khởi động đàm phán về COC trên tinh thần hợp tác và trách nhiệm để COC trở thành một công cụ bảo đảm hiệu quả hơn hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Ðông, giải quyết hòa bình các tranh chấp, cũng như việc tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Trong quá trình này, ASEAN cần thể hiện trách nhiệm và vai trò trung tâm của mình vì hòa bình an ninh và phát triển chung của khu vực.

Phát biểu tại một cuộc họp báo nhân kết thúc hội nghị SOM, bí thư thường trực bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow, người đồng chủ trì hội nghị SOM cùng thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cho hay, mặc dù các quan chức tham gia hội nghị không thể thảo luận thực sự về chi tiết của những quy định mang tính ràng buộc được dự kiến, song tất cả các bên sẽ tìm cách đảm bảo thực thi kiềm chế và tránh những sự cố có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ chung giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trần Hiếu Chân
Theo SGTT

Trở về

Xem thêm

  • Tin Biển Đông: Trung Quốc và ASEAN lần đầu tập trận hải quân chung?1

    Tin Biển Đông: Trung Quốc và ASEAN lần đầu tập trận hải quân chung?

    Trung Quốc và ASEAN đang lên kế hoạch tiến hành cuộc tập trận hải quân đầu tiên; Philippines tăng cường hợp tác quân sự với Nga, Mỹ và Trung Quốc; tàu sân bay Mỹ Theodore Rooservelt tới châu Á - TBD... là những tin tức nóng nhất về Biển Đông.

  • Asean - Trung Quốc: mong đợi gì cho COC?2

    Asean - Trung Quốc: mong đợi gì cho COC?

    Sau những thất vọng hồi tháng 7 năm nay, khi lần đầu tiên AMM sau 45 lần họp đã không ra nổi một Tuyên bố chung, nhưng dư luận vẫn mong chờ một sự thay đổi trong kỳ họp thượng đỉnh ASEAN sắp tới sẽ diễn ra tại Phnompenh – thủ đô Campuchia. Một trong những nội dung trọng tâm mà thế giới cùng khu vực mong đợi ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này là việc liệu ASEAN có thông qua được bản COC trên biển Đông hay không?

  • Cuộc đua dầu khí Đông Nam Á3

    Cuộc đua dầu khí Đông Nam Á

    Malaysia cấp tập đầu tư nhiều công trình trị giá tỉ USD để vượt qua Singapore trong cuộc đua trở thành trung tâm dịch vụ dầu khí châu Á.

Bài cùng chuyên mục

  • Khám phá sức mạnh Hải quân Nhật Bản1

    Khám phá sức mạnh Hải quân Nhật Bản

    (Tinbiendong) Cuộc đụng độ “nảy lửa” giữa các tàu tuần tra của Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông mới đây nhất đã khiến nhiều người liên tưởng đến một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa hai nước khi Trung Quốc từng cảnh báo Nhật Bản “đừng đùa với lửa”.

  • 2

    ASEAN-Trung Quốc sẽ thảo luận về COC ở Thái Lan

    Tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong với Ngoại trưởng Indonesia Marty M.Natalegawa ngày 22/10, hai bên đã thảo luận về vấn đề tranh chấp Biển Đông nhằm thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

  • Việt Nam đề xuất tuần tra chung ở Vịnh Thái Lan3

    Việt Nam đề xuất tuần tra chung ở Vịnh Thái Lan

    Trong nỗ lực đảm bảo ổn định cho vùng Vịnh Thái Lan - một trong những tuyến đường biển quan trọng trên thế giới - Việt Nam đề xuất các nước trong vùng thiết lập đường dây nóng giải quyết sự cố trên biển, tuần tra chung, diễn tập tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thảm họa trên biển.

  • Việt - Thái: quy chế mới, thách thức mới4

    Việt - Thái: quy chế mới, thách thức mới

    Mô thức “đối tác chiến lược” không chỉ để thúc đẩy quan hệ song phương cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, mà còn tạo dựng chất lượng mới cho vị thế địa - chính trị mỗi nước cũng như của toàn ASEAN.

  • Australia – Myanmar: Đàm phán lịch sử5

    Australia – Myanmar: Đàm phán lịch sử

    Lần đầu tiên trong gần 30 năm, một vị Thủ tướng Australia đã đàm phán với một vị tổng thống Myanmar.

  • Thái Lan và quan hệ đặc biệt với các cường quốc6

    Thái Lan và quan hệ đặc biệt với các cường quốc

    Trong các nước ASEAN, Thái Lan có mối quan hệ đặc biệt với tất cả các cường quốc lớn trên thế giới. Nếu khắc phục được các vấn đề nội bộ, Thái Lan có thể tận dụng vị thế đối ngoại của mình làm trung gian hòa giải giúp ngăn chặn tình hình căng thẳng và các cuộc xung đột ở Đông Bắc Á.

  • Asean - Trung Quốc: mong đợi gì cho COC?7

    Asean - Trung Quốc: mong đợi gì cho COC?

    Sau những thất vọng hồi tháng 7 năm nay, khi lần đầu tiên AMM sau 45 lần họp đã không ra nổi một Tuyên bố chung, nhưng dư luận vẫn mong chờ một sự thay đổi trong kỳ họp thượng đỉnh ASEAN sắp tới sẽ diễn ra tại Phnompenh – thủ đô Campuchia. Một trong những nội dung trọng tâm mà thế giới cùng khu vực mong đợi ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này là việc liệu ASEAN có thông qua được bản COC trên biển Đông hay không?

  • Cuộc đua dầu khí Đông Nam Á8

    Cuộc đua dầu khí Đông Nam Á

    Malaysia cấp tập đầu tư nhiều công trình trị giá tỉ USD để vượt qua Singapore trong cuộc đua trở thành trung tâm dịch vụ dầu khí châu Á.