Tin Biển Đông

 
 
 

Báo Trung Quốc: Su-22 vũ khí chủ lực đối hải của Không quân Việt Nam

  • Cập nhật : 12/10/2016

Tuy đã mua sắm khá nhiều các loại máy bay mới trong 1 thập kỉ gần đây nhưng Su-22 vẫn là vũ khí chủ lực đối hải của Không quân Việt Nam.

 

Mô tả ảnh.
Máy bay chiến đấu ném bom Su-22M4 của Không quân Việt Nam

 

Theo đó tờ Hoàn Cầu cho biết: "Việt Nam trong gần 1 thập kỉ  qua đã kí kết nhiều hợp đồng mua sắm vũ khí với Nga, nhưng số máy bay mới như Su-30/27 trong biên chế không quân còn quá ít ỏi trong khi vùng biển cần tuần tra kiểm soát lại quá rộng lớn. Mặc dù đã hiện hữu khá lâu trong biên chế không quân Việt Nam, Su-22 vẫn phải đảm nhiệm vai trò chủ lực trong nhiệm vụ tuần tra kiểm soát biển của mình".

"Bằng những hợp đồng nâng cấp được kí với các công ty sản xuất vũ khí của Nga từ năm 1996 đến nay Việt Nam đã tiến hành nâng cấp khoảng 40 chiếc Su-22M4 một chỗ ngồi và Su-22UM3 hai chỗ ngồi. Bên cạnh việc nâng cấp động cơ, máy móc, trang thiết bị thì Su-22 mới này của Việt Nam còn được các công ty của Nga trang bị và nâng cấp thêm nhiều vũ khí mới bên cạnh các loại vũ khí cơ bản như: Tên lửa AA-12(R-77), tên lửa không đối đất AS-14, tên lửa chống hạm AS-17 và tên lửa không đối đất AS-18", tờ báo này cho biết thêm.

 

Mô tả ảnh.
 Tên lửa chống hạm của Su-22M4 của Việt Nam

 

Giai đoạn hiện tại có thể Su-22 vẫn là vũ khí đối hải chủ lực của Không quân Việt Nam, nhưng bằng các hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu mới như Su-27SK/UBK hay Su-30 MK2 thì theo dự đoán cho đến năm 2015 Su-22 sẽ không giữ được vị trí độc tôn của mình trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam nữa, tờ báo này kết luận.
Dưới đây là hình ảnh về vũ khí chủ lực đối hải Su-22 của Không quân Việt Nam:
Mô tả ảnh.
Phi công Việt Nam trên những chiếc Su-22UM3
Mô tả ảnh.
Các loại tên lửa trang bị cho Su-22 của Việt Nam
Mô tả ảnh.
Việt Nam trong gần 1 thập kỉ  qua đã kí kết nhiều hợp đồng mua sắm vũ khí với Nga, nhưng số máy bay mới như Su-30/27 trong biên chế không quân còn quá ít ỏi trong khi vùng biển cần tuần tra kiểm soát lại quá rộng lớn. Mặc dù đã hiện hữu khá lâu trong biên chế không quân Việt Nam, Su-22 vẫn phải đảm nhiệm vai trò chủ lực trong nhiệm vụ tuần tra kiểm soát biển của mình

 

Mô tả ảnh.
Buồng lái của Su-22M4 của Không quân Việt Nam
Mô tả ảnh.
Tên lửa không đối đất của Su-22 AS-14(Kh29  )
Mô tả ảnh.
Tên lửa không đối đất AS-18(Kh-59) và tên lửa không đối không R-27
Mô tả ảnh.
Tên lửa không đối đất Kh-23 và Kh-23M
Mô tả ảnh.
Tên lửa Kh-25ML, Kh-25MR và Kh-25MP
Mô tả ảnh.
Tên lửa Kh-29L
Mô tả ảnh.
Tên lửa Kh-29T

 

  • Phú nguyễn (theo Hoàn Cầu/PN Today)

 

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục