Trung Quốc được cho là sẽ giải thể 5 trong 18 quân đoàn bộ binh như một phần của nỗ lực nhằm cải tổ quân đội nước này thành một lực lượng chiến đấu linh hoạt và hiện đại hơn.
Trực thăng Chinook Mỹ hạ Mi-26 Nga tại Ấn Độ
- Cập nhật : 12/10/2016
Mỹ vừa giành chiến thắng trong cuộc đấu thầu cung cấp 15 trực thăng vận tải hạng nặng cho Ấn Độ với loại CH-47F Chinook của hãng Boeing. Đối thủ “bại trận” là trực thăng Mi-26T2 của Nga.
Thời báo Ấn Độ dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng nước này cho biết giá bỏ thầu của Mỹ thấp hơn so với của Nga. Ngoài ra, giá bảo hành hậu mãi của Mỹ cũng tốt hơn.
Mi-26T2 và CH-47F Chinook vào “chung kết” sau khi vượt qua các cuộc thử nghiệm kỹ thuật do Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) tiến hành. Giá trị hợp đồng này không được tiết lộ. Được biết, giá mỗi chiếc Chinook hiện vào khoảng 29 triệu USD.
Trực thăng CH47 Chinook của Mỹ |
Nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết: “Hợp đồng hiện tại gồm 15 chiếc trực thăng đa năng. Giá bỏ thầu Chinook thấp hơn cả về giá bán và giá bảo trì. Ủy ban đàm phán hợp đồng sẽ ra phán quyết cuối cùng hợp đồng cho Chinook”.
Chinook là loại trực thăng 2 cánh quạt được Mỹ sử dụng phổ biến tại chiến trường Iraq và Afghanistan. Ngoài ra, loại máy bay này hiện cũng được sử dụng tại khoảng 20 quốc gia khác trên thế giới cho các nhiệm vụ đột kích, vận chuyển quân, vận chuyển hậu cần, thu quân và các chiến dịch đặc biệt.
Khả năng nạp nhiên liệu trên không giúp Chinook tăng tầm hoạt động. Mỗi chiếc Chinook có thể chở 55 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu hoặc khối lượng hàng hậu cần tương đương 11.100 kg.
Mi-26T2 của Nga |
Đây là thất bại thứ hai của trực thăng Nga trước đối thủ Mỹ tại thị trường Ấn Độ trong vòng một năm qua. Hồi tháng 10 năm ngoái, Mi-28 Havoc của Nga cũng thua cuộc trước AH-64D Apache Longbow của Mỹ trong gói thầu cung cấp cho Ấn Độ 22 trực thăng tấn công hạng nặng. Hợp đồng có giá trị 1,4 tỷ USD.
Về tổng thể, Ấn Độ đã lên kế hoạch mua khoảng 900 trực thăng các loại trong 10 năm tới. Trong số đó có 440 chiếc hạng nhẹ, 90 chiếc đa năng cho hải quân, 65 chiếc chiến đấu hạng nhẹ, 22 chiếc chiến đấu hạng nặng, 139 chiếc vận tải hạng trung và 15 chiếc vận tải hạng nặng.
Trực thăng tấn công AH-64D Apache Longbow của Mỹ |
Trong những năm qua, Mỹ đã “chộp” được nhiều hợp đồng bán vũ khí béo bở cho Ấn Độ với tổng trị giá trên 8 tỷ USD. Trong số đố phải kể đến hợp đồng bán 10 máy bay vận tải C-17 Globemaster-III trị giá 4,1 tỷ USD, hợp đồng bán 8 máy bay tuần tra biển P-8I trị giá 2,1 tỷ USD và hợp đồng bán 6 máy bay vận tải C-130J Super Hercules trị giá 962 triệu USD.
Ấn Độ hiện cũng tiếp tục đàm phán mua thêm 6 chiếc C-130J và 4 chiếc P-8I của Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ cũng từng chịu thất bại cay đắng tại thị trường vũ khí Ấn Độ. Điển hình là vụ F-16 và F/A-18 thua cuộc trước Rafale của Pháp trong gói thầu cung cấp cho Ấn Độ 126 tiêm kích tầm trung đa năng với tổng trị giá lên tới 20 tỷ USD.
- Đông Triều
Theo PN Today