Tin Biển Đông

 
 
 

61 ngày khổ luyện của biệt kích Ranger

  • Cập nhật : 12/10/2016

Một trong những cách nhanh nhất để chứng tỏ “trình cao” trong quân đội Mỹ chính là được đeo phù hiệu của lực lượng đặc nhiệm Ranger nổi tiếng. Sau 61 ngày với chế độ tập luyện vô cùng khắc nghiệt, trong khi chỉ được ăn một bữa mỗi ngày và ngủ vài giờ mỗi đêm, những binh sĩ đạt đến giới hạn tuyệt đối về thể lực và tinh thần sẽ được khoác lên mình đồng phục Ranger.

Cùng khám phá những thử thách trong khóa huấn luyện 61 ngày tại căn cứ Fort Benning (bang Georgia), nơi chỉ 1/3 trong số những học viên xuất sắc được chọn về đây được trao phù hiệu danh giá của biệt kích Ranger.

 


338 người được chọn bước vào khóa đào tạo kéo dài 61 ngày, bắt đầu từ trước khi mặt trời mọc và không kết thúc sau 20 tiếng đồng hồ.

 


Đó là một quá trình không ngừng nghỉ, liên lục có những bài kiểm tra đối kháng khốc liệt. Mỗi Ranger cũng phải cõng được đồng đội chạy trên quãng đường 100m, một kỹ năng cho phép họ cứu đồng đội bị thương trên chiến trường.

 


Khi đã đuối sức họ tiếp tục luyện khả năng di chuyển bằng bốn chi.

 


Trong cuộc hành quân đêm, những hàng rào lưới là chướng ngại vật đầy khó khăn khi mọi cơ bắp đã rã rời và đôi bàn tay tê cóng vì lạnh.

 


Nhưng không ai từ bỏ trong ngày đầu tiên, họ chỉ từ bỏ khi trở về doanh trại và nếm trải những hình phạt thể lực kinh khủng cho những vi phạm dù nhỏ nhất.

 


Sáng ngày thứ hai, 40 người đã bỏ cuộc. Những người còn lại bước vào bài tập di chuyển trên cao qua mặt nước.

 

 

Nhiều người đã ngã xuống nước vì không giữ được thăng bằng, nhưng những người hoàn thành cũng buộc phải rơi xuống nước lạnh để chứng mình họ có thể bơi tốt.

 


Đêm đến, mỗi người lại mang trên mình 27kg hành lý bước vào cuộc hành quân 24km để trở về doanh trại. Sang ngày thứ ba, 106 học viên "yếu đuối" và "nhút nhát" bị loại khỏi đội hình.

 


232 người còn lại bước vào ngày luyện tập mới. Nhưng sau ngày cuối cùng ở căn cứ Fort Benning, 60% học viên đã bị loại.

 


Những người đi tiếp bắt đầu luyện tập với rừng núi ở Dahlonega, bang Georgia. Họ phải quấn mình trên dây ở độ cao 30m, trong khi mang theo 36kg hành lý và tìm cách leo lên vách núi.

 

 

Nhiều người đã phải nhai bã cà phê, thậm chí bôi tương ớt Tabasco lên mắt để chống chọi với căng thẳng.

 


Sau một tháng, các học viên lên máy bay tới Everglades, bước vào giai đoạn huấn luyện tại đầm lầy.

 


Họ học cách tồn tại ở những vùng đầm lầy nhiệt đới, cách đối phó với các loài bò sát và rắn độc.

 


Phần cuối của khóa huấn luyện là các cuộc tập trận giả định.

 


Trong giai đoạn này, các học viên như những người mộng du, hoạt động theo bản năng và những gì đã được dạy để tìm cách hoàn thành nhiệm vụ.

 


Sau phần đào tạo giải cứu con tin, các học viên sẽ phải làm một bài đánh giá đồng đội về khả năng lãnh đạo.

 


Sau đó, những chiến binh ưu tú nhất, hoàn thành được khóa huấn luyện Ranger đầy gian khổ, sẽ được lựa chọn.

 


Chỉ có 103 người nhận đồng phục Ranger trong số 338 học viên ban đầu, thấp hơn cả tỉ lệ "đỗ" thông thường là 1/3.

 

 

Một tân biệt kích cho biết, những ngày tháng huấn luyện khủng khiếp tại Trường Ranger sẽ là ký ức theo anh suốt cuộc đời.

 

 

Thu Hằng  (Theo Business Insider, Tin Tức)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-08-20171

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 10-08-2017

    Nhật Bản đề xuất “xem xét lại” quy chế quân đội Mỹ; Lầu Năm Góc: Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam vào năm tới; Thủ tướng Nga Medvedev: Hy vọng cải thiện quan hệ Nga-Mỹ đã chấm hết; Chuyên gia Nga nói NASA giấu thông tin về người ngoài hành tinh

  • Tại sao Mỹ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam2

    Tại sao Mỹ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

    Qua cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" do UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1/2012 và cuốn "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (NXB Sự thật, 1979), người ta càng hiểu rõ việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa là kết quả của một sự mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam!

Bài cùng chuyên mục