Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 17-08-2017:

  • Cập nhật : 17/08/2017

Nhật có hạt nhân, Triều Tiên sẽ tắt đài?

Chuẩn đô đốc John Bird của Hải quân Mỹ cho rằng để kiềm chế và giảm mối đe dọa từ Triều Tiên, nên để Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.

he thong phong thu ten lua patriot cua nhat ban trong mot dot trien khai doi pho nguy co tu trieu tien - anh: reuters

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Nhật Bản trong một đợt triển khai đối phó nguy cơ từ Triều Tiên - Ảnh: REUTERS

Trong một buổi tọa đàm do Viện Do thái vì an ninh quốc gia Mỹ tổ chức, vị cựu tư lệnh hải quân khu vực Thái Bình Dương lập luận điều này sẽ giúp Nhật Bản trở thành nhân tố cân bằng tại Đông Bắc Á.

Trong bối cảnh Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân, một nước Nhật được vũ trang hạt nhân thậm chí có thể buộc Trung Quốc rút lại quan điểm đòi Mỹ và Hàn Quốc dỡ bỏ Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.

"Nhiều người đã cho rằng Mỹ nên đưa lực lượng hạt nhân chiến thuật đến tây Thái Bình Dương, song song với việc phát đi tín hiệu rằng Nhật Bản không còn lệ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ nữa mà đang tự phát triển lực lượng hạt nhân cho chính mình", báo South China Morning Post (SCMP) ngày 16-8 dẫn lời ông Bird.

Theo ý của chuẩn đô đốc Mỹ, Washington đưa hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại THAAD tới Hàn Quốc để bảo vệ đồng minh Seoul khỏi mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Nhưng sự hiện diện của hệ thống này đã khiến Bắc Kinh khó chịu và nhiều lần phản đối.

Nay, nếu thêm chuyện Mỹ đưa lực lượng hạt nhân chiến thuật cộng với chuyện Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ càng thêm lo. 

"Những vụ như thế này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nhảy dựng vì đụng tới lợi ích của họ. Nhưng chỉ khi nguy cơ đó ngày càng hiện hữu, Bắc Kinh mới chịu gây sức ép lên Triều Tiên. Đó cũng là một giải pháp ngoại giao sẽ tạo ra sự khác biệt", ông Bird diễn giải.

Hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cũng đã nhắc tới ý tưởng tương tự.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định Washington sẽ còn tiếp tục đưa vũ khí tới Đông Bắc Á để bảo vệ đồng minh nếu các mối đe dọa từ Triều Tiên tiếp tục hiện hữu.

Tôi không quyết định đưa THAAD tới Hàn Quốc để bảo vệ quốc gia này khỏi một mối đe dọa được tạo ra từ trí tưởng tượng. Vấn đề là Triều Tiên. Nếu muốn Mỹ ngừng đưa vũ khí, phải xử lý vấn đề đang tạo ra mối đe dọa tới Hàn Quốc, Nhật Bản và tất cả nước khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis

Trong khi đó, ông Stephen Rademaker, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ về an ninh quốc tế và không phổ biến hạt nhân, cho rằng không có cách nào buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ mục tiêu hạt nhân.

"Họ (Triều Tiên) đã đưa vào các văn bản chính thức, tuyên bố là một quốc gia hạt nhân từ lâu rồi. Hoặc là buộc họ lùi bước, hoặc bắt họ ngồi vào bàn đàm phán nghiêm túc về việc giới hạn năng lực, kiềm chế quy mô lực lượng hạt nhân của họ", ông Rademaker nêu quan điểm.

Quay trở lại câu chuyện có nên để Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân, giới chuyên môn nhận định ý tưởng này là khả thi về mặt lý thuyết nhưng có thể kéo theo nhiều hệ lụy về địa chính trị tại Đông Bắc Á.

Điều 9 trong Hiến pháp hậu thế chiến II của Nhật Bản cấm Tokyo duy trì năng lực phát động chiến tranh. Tuy nhiên, hồi năm rồi, chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố không có điều khoản cụ thể nào trong hiến pháp hòa bình cấm Tokyo sở hữu hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, theo bao SCMP.

"Nhật Bản gần đây đã tăng cường năng lực phòng thủ và phát triển việc diễn giải kỹ thuật điều 9 trong Hiến pháp. Nó không cấm quốc gia này duy trì năng lực phòng vệ", một báo cáo của Thư viện quốc hội Mỹ viết.(Tuoitre)
---------------------------------

Bắc Kinh: “Khủng hoảng Triều Tiên vẫn chưa thể chấm dứt”

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm nay (16/8) nhận định căng thẳng xung quanh Triều Tiên đã “dịu bớt”, song vẫn cần thiết phải cùng nhau hợp tác để đẩy lùi hoàn toàn cuộc khủng hoảng này.

Theo Sputnik, trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel, ông Vương Nghị cho rằng: “Mặc dù nhờ có nỗ lực của tất cả các bên, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang dần có dấu hiệu giảm bớt, nhưng “cuộc khủng hoảng tháng 8” này vẫn chưa thể vượt qua được và các bên vẫn cần phải bắt tay để giải quyết nó”.

Trước đó một ngày, khi được hỏi về những nhận định của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại một buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh: “Đây là bước ngoặt để đưa ra một quyết định kiên quyết và quay trở lại các cuộc đàm phán hòa bình”.

bo truong ngoai giao trung quoc, vuong nghi. nguon: sputnik

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị. Nguồn: Sputnik

Ngoài ra, nữ phát ngôn viên này cũng ca ngợi một bài viết mang tính tích cực của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được đăng tải trên The Wall Street Journal, trong đó nêu rõ “Washington không quan tâm đến việc thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng”.

Về phía Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Rex Tillerson hôm qua khẳng định Washington sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng. Tuyên bố được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố tạm hoãn kế hoạch phóng tên lửa tới gần vùng lãnh thổ Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, ông Tillerson cũng nhấn mạnh thời điểm bắt đầu đàm phán sẽ phụ thuộc vào nhà lãnh đạo Triều Tiên. Trước đó, Mỹ cũng nhiều lần đề nghị Triều Tiên phải cho thấy được nước này chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân. (Infonet)
---------------------------

Ngoại trưởng Tillerson: đối thoại Mỹ-Triều tùy thuộc vào lãnh đạo Kim Jong Un

Sau khi lãnh đạo CHDCND Triều Tiên quyết định hoãn kế hoạch phóng tên lửa ngay gần đảo Guam, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Washington sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng.

Khi được phóng viên hỏi về quyết định hoãn phóng tên lửa của Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 15.8 nói rằng nếu lãnh đạo Kim Jong-un muốn nói chuyện với Mỹ thì sẽ tùy thuộc vào ông. "Chúng tôi tiếp tục mong muốn tìm cách đối thoại nhưng điều đó phụ thuộc vào ông ấy (lãnh đạo Kim Jong-un)", theo Reuters dẫn lời ông Tillerson.

Phát biểu này được cho là nhẹ dịu hơn trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên vẫn tăng nhiệt. Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói rằng quyết định hoãn phóng tên lửa của Bình Nhưỡng là chưa đủ mà họ phải thể hiện rõ ý định phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. "Họ biết họ cần làm gì để khiến chúng tôi ngồi vào bàn đàm phán", bà Nauert cho hay. 

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ không nói rõ yêu cầu gì, trong khi trước đó hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 15.8 dẫn lời ông Kim Jong-un nhấn mạnh sẽ “theo dõi hành vi của Mỹ thêm một chút nữa”, đồng thời nhắc rằng để ngăn chặn xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên, Washington “cần có lựa chọn thích hợp trước tiên và thể hiện điều đó bằng hành động”. Lãnh đạo Kim cảnh báo nếu Mỹ tiếp tục có những “hành động liều lĩnh cực kỳ nguy hiểm trên bán đảo Triều Tiên, thách thức sự kiềm chế của CHDCND Triều Tiên”, Bình Nhưỡng “sẽ đưa ra quyết định quan trọng như đã tuyên bố”. 

Cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố sẽ ngăn chặn chiến tranh bằng mọi giá và sẽ tăng cường nỗ lực ngoại giao để giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục