Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 17-08-2017

  • Cập nhật : 17/08/2017

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc vác gậy đập nhau

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã đánh nhau bằng gậy gộc và đá cục tại tây Himalaya ngày 15-8, làm gia tăng căng thẳng trong bối cảnh tranh chấp biên giới giữa hai nước.

tuyen duong thuong mai an - trung tai nathu-la, cach thu phu bang dong bac sikkim cua an do 55 km ve phia bac - anh: reuters

Tuyến đường thương mại Ấn - Trung tại Nathu-La, cách thủ phủ bang đông bắc Sikkim của Ấn Độ 55 km về phía bắc - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin từ New Delhi cho biết binh sĩ Ấn Độ đã chặn đứng thành công một nhóm binh sĩ Trung Quốc đặt chân vào lãnh thổ Ấn Độ tại Ladakh.

Nguồn tin trên cho biết một số binh sĩ Trung Quốc mang theo gậy sắt và đá và cuộc cận chiến sau đó đã khiến một số binh sĩ hai bên bị thương nhẹ.

Reuters cho biết vẫn chưa tiếp cận với phía Trung Quốc để làm rõ thông tin về vụ việc. Phía quân đội Ấn Độ cũng từ chối bình luận về cuộc đụng độ trên.

Cả Ấn Độ và Trung Quốc thường xuyên đưa ra các cáo buộc về việc xâm phạm lãnh thổ của nhau nhưng các vụ đụng độ thực sự là rất hiếm.

"Có một vụ ẩu đả gần hồ Pangong" - một sĩ quan cảnh sát tại Srinagar, tỉnh Jammu và Kashmir của Ấn Độ, cho biết.

Một nguồn tin của quân đội Ấn Độ tại Srinagar cũng xác nhận có một vụ ẩu đả sau khi quân đội Trung Quốc "tấn công khu vực hồ Pangong".

Hiện tại binh is4 hai nước cũng đang trong tình trạng căng thẳng ở khu vực biên giới tại cao nguyên Doklam ở phía đông.

Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Ấn Độ đơn phương rút khỏi khu vực Doklam nếu không muốn đối mặt với khả năng leo thang quân sự.

Truyền thông Trung Quốc cũng cảnh báo Ấn Độ về "số phận tồi tệ hơn" cả sự thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới ăm 1962.

Sự cố bắt đầu hồi tháng 6 khi Ấn Độ đưa quân đến ngăn Trung Quốc xây dựng một con đường trong khu vực Doklam - vùng lãnh thổ mà cả Trung Quốc, Bhutan và Ấn Độ cùng tuyên bố chủ quyền.

Tuy nhiên Bắc Kinh nói rằng Ấn Độ không có bất cứ vai trò nào trong khu vực này và các nỗ lực ngoại giao để xoa dịu tình hình căng thẳng đã không đạt được tiến bộ nào.(Tuoitre)
-----------------------

Cựu Tư lệnh Hải quân Mỹ: Nên trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản

Cựu Tư lệnh Hải quân Mỹ John M. Bird cho rằng, nếu muốn ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên, Mỹ nên cho phép Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân. Động thái này cũng sẽ khiến Trung Quốc gia tăng sức ép kiềm chế Bình Nhưỡng.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong bài phát biểu với tựa đề “North Korean Lessons for Japan” (tạm dịch: Bài học từ Triều Tiên với Nhật Bản) tại Viện An ninh quốc gia Mỹ Jewish, ông Bird nhận định, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ năng lực hạt nhân. Do đó, việc đề xuất để Nhật Bản trang bị vũ khí hạt nhân sẽ giúp cân bằng sức mạnh quân sự trong khu vực cũng như khiến Trung Quốc từ bỏ yêu cầu Mỹ - Hàn ngừng triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

"Nhiều người cho rằng chúng ta nên triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật tới khu vực Tây Thái Bình Dương và đưa ra những tín hiệu về việc Nhật Bản sẽ sớm không còn nằm dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Do đó, quốc gia này cần phải tự bảo vệ mình", ông Bird nói thêm các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Triều Tiên có thể được tiến hành dưới một số điều kiện. 

Cựu quan chức Mỹ khẳng định Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ phát triển năng lực hạt nhân.

Cũng theo ông Bird, việc đề xuất Nhật Bản được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc. Và khi Trung Quốc xem đề xuất này có thể được hiện thực hóa, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng gia tăng sức ép với Triều Tiên. "Đây là con đường ngoại giao duy nhất tạo ra những thay đổi nhất định", ông Bird nhấn mạnh.

Ngoài ông Bird, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Stephen Rademaker cũng cho rằng, thế giới đang chứng kiến một thực tế địa chính trị mới mà ở đó Triều Tiên đang tăng vị thế trước Mỹ và các đối thủ trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng đang chứng minh khả năng độc lập tách khỏi Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc mới thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) gia tăng thêm lệnh trừng phạt cũng như ngừng xuất khẩu than đá, quặng sắt và nhiều mặt hàng thiết yếu sang Triều Tiên. 

"Quan điểm của Triều Tiên là không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân bởi trong hiến pháp của quốc gia này viết rất rõ rằng, Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân. Chúng ta không thể thuyết phục Triều Tiên từ bỏ quan điểm này hay ngồi vào bàn đàm phán để giới hạn năng lực và quy mô phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng", SCMP dẫn lời ông Hademaker.

Sau khi LHQ áp đặt lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều cũng đã nhiều lần khẩu chiến và đe dọa triển khai hành động quân sự. Đỉnh điểm, Bình Nhưỡng còn cho công khai kế hoạch phóng tên lửa tấn công đảo Guam của Mỹ. Căng thẳng giữa Mỹ - Triều hiện tạm lắng sau tuyên bố hôm 15/8 của nhà lãnh đạo Kim Jong-un về việc cho dừng kế hoạch tấn công đảo Guam bằng các tên lửa tầm trung.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ - Hàn sắp tiến hành cuộc tập trận chung vào tuần tới, khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng có nguy cơ quay trở lại. Trong khi, đây là cuộc tập trận thường niên mà quân đội Mỹ - Hàn đã tiến hành gần 40 năm qua.

Chính phủ Triều Tiên thường xuyên cáo buộc các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là bằng chứng cho thấy Washington và các quốc gia đồng minh trong khu vực muốn xâm lược cũng như đánh bại quân đội Triều Tiên. Trung Quốc và Nga cũng đã kêu gọi Mỹ - Hàn dừng tập trận bao gồm cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật để đổi lại, Triều Tiên ngừng tiến hành phóng thử tên lửa và thử hạt nhân.

Mỹ thử nghiệm hoạt động của THAAD ở Alaska.

Theo SCMP, đề xuất để Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân được nhắc tới ngày càng thường xuyên hơn trong những năm gần đây bất chấp những quy định trong hiến pháp hòa bình của nước này. Đề xuất trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản được đưa ra một phần là do những nỗ lực của Mỹ và cộng đồng quốc tế đều thất bại trong việc giải quyết mối đe dọa và tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Hồi năm ngoái, Thủ tướng Shinzo Abe cũng nhấn mạnh không có quy định nào trong hiến pháp quy định rõ ràng cấm Nhật Bản sở hữu hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân. Trước đó, Thủ tướng Abe cho hay ông sẽ tiếp tục để Nhật Bản giữ vai trò chủ động hơn trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế cũng như tại các điểm nóng an ninh trên thế giới.

Theo bản báo cáo năm 2015 của Thư viện Quốc hội Mỹ, Điều 9 trong hiến pháp hậu Thế chiến thứ Hai của Nhật Bản có hiệu lực thi hành vào năm 1947 đã phản đối quốc gia này duy trì năng lực phát động chiến tranh. 

"Tuy nhiên, khi Mỹ thay đổi chính sách phi quân sự hóa với Nhật Bản, Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản chia sẻ gánh nặng duy trì năng lực bảo vệ an ninh Nhật Bản. Để duy trì hòa bình thế giới, Nhật Bản cũng đang từng bước tăng cường năng lực phòng thủ. Điều 9 trong hiến pháp của Nhật Bản không cấm quốc gia này duy trì năng lực phòng thủ", bản báo cáo của Thư viện Quốc hội Mỹ viết.

Còn theo ông Bird, ngay cả khi Trung Quốc không phản đối Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, thì hệ thống này cũng không đủ khả năng đối phó với năng lực hạt nhân hiện tại của Triều Tiên.(Infonet)
------------------------------

Taliban gửi thư cảnh báo Tổng thống Donald Trump

Trong thư gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15-8, phong trào Taliban khẳng định tình hình quân sự ở Afghanistan tệ hơn đánh giá của Mỹ, đồng thời cảnh báo đưa thêm quân đến nước này là hành động tự hủy diệt.

Trong thư có đoạn: "Những kinh nghiệm trước đây cho thấy hành động cử thêm quân đến Afghanistan chẳng đem lại kết quả gì, ngoài việc hủy diệt thêm năng lực kinh tế và quân sự của Mỹ".

Một nhân vật cao cấp của Taliban xác nhận quyết định gửi thư đích danh ông Donald Trump trùng với thời điểm Tổng thống Mỹ đang cân nhắc về tương lai của chính sách ở Afghanistan.

Người này nói rằng Taliban sẵn sàng thảo luận mọi vấn đề với Mỹ để đem lại hòa bình cho Afghanistan nếu Mỹ rút quân.

Taliban gửi thư cảnh báo Tổng thống Donald Trump - Ảnh 1.

Lính Mỹ tuần tra bên ngoài căn cử ở tỉnh Uruzgan - Afghanistan. Ảnh: REUTERS

Vừa qua, tướng John Nicholson, vị chỉ huy cấp cao của Mỹ ở Afghanistan, đã đề nghị cử thêm vài ngàn quân hoạt động với cương vị cố vấn cho các lực lượng an ninh Afghanistan. Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, một chính khách có tầm ảnh hưởng, cũng hối thúc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Afghanistan.

Tuy nhiên, kế hoạch như vậy đã đối mặt sự nghi ngờ của Nhà Trắng bởi Tổng thống Donlad Trump và một số trợ lý hàng đầu của ông vẫn chỉ trích sự can thiệp quân sự và viện trợ của Mỹ tại nước này trong nhiều năm qua.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 14-8 cho biết chính quyền của Tổng thống Donald Trump "rất, rất gần" với quyết định về Afghanistan, đồng thời thừa nhận mọi phương án đang được xem xét.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho rằng một chiến lược về Nam Á có thể phải mất nhiều tuần lễ mới được thông qua.(NLĐ)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 17-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 17-08-2017

    Israel tố Iran xây nhà máy làm tên lửa tại Syria; Iran dọa hủy thỏa thuận hạt nhân ‘trong vòng vài giờ’ nếu bị cấm vận; Phe ủng hộ bà Yingluck bị tố lạm dụng công quỹ; Venezuela phô diễn sức mạnh quân sự thị uy Mỹ

  • Tin thế giới đáng chú ý 17-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 17-08-2017

    Cảnh sát bắn chết 21 người trong một đêm ở Philippines; New Zealand dùng quân đội cải tạo giới trẻ phạm tội; Mỹ dọa bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran; Hục hặc ngoại giao vì quốc tịch Phó thủ tướng Úc

Bài cùng chuyên mục