Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 06-10-2017:

  • Cập nhật : 06/10/2017

Điệp viên CIA nói trúng khao khát ông Kim Jong-un?

Ông Kim Jong-un phát triển tên lửa là điều kiện để Mỹ ngồi vào bàn đàm phán chứ không phải duy trì tình trạng chiến tranh có lợi cho vũ khí Mỹ.

Tờ Washington Times mới đây dẫn lời Điệp viện Yong Suk Lee, Phó trợ lý giám đốc tại Trung tâm trụ trách Triều Tiên của Cục Tình báo Trung ương (CIA) khẳng định rằng, ông Kim Jong-un không hề muốn có chiến tranh với Mỹ.

Theo đó, điệp viên này cho rằng, ông Kim Jong-un đã dùng nhiều cách thể hiện sự tấn công Mỹ một cách hùng hồn nhưng ông không hề muốn điều đó.

ong kim jong-un la nguoi cuoi cung o chau a muon chien tranh hat nhan voi my

Ông Kim Jong-un là người cuối cùng ở châu Á muốn chiến tranh hạt nhân với Mỹ

"Nếu có ai đó muốn thấy xung đột ở bán đảo Triều Tiên, thì ông Kim Jong-un là người cuối cùng" - tờ Washington Times dẫn lời điệp viên CIA nói.

Quan điểm của điệp viên Yong Suk Lee hoàn toàn ngược lại với các mối lo ngại từ phía các quan chức và chuyên gia Mỹ cho rằng, Bình Nhưỡng cho rằng Washington đã "tuyên bố chiến tranh" và dọa sẽ bắn rơi máy bay Mỹ lởn vởn quanh bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng nói về nhà lãnh đạo Triều Tiên là "gã mất trí" hay "Kim Jong Un sẽ không ở lại đó lâu nữa đâu".

Ông Yong Suk Lee lắng nghe các ý kiến này trong một cuộc họp thường niên ở Washington và nhận định mỉa mai: "Mục tiêu lâu dài của ông Kim Jong Un rất rõ ràng, và nó được phản ánh rõ ràng trong lịch sử gia đình ông ta, tức là tìm cách đi đến những thỏa thuận với Mỹ và đuổi lính Mỹ khỏi bán đảo Triều Tiên".

Là Phó Trợ lý Giám đốc tại Trung tâm phụ trách Triều Tiên (Korea Mission Center) - vốn là cơ quan đặc trách về việc ứng phó Triều Tiên, chắc hẳn, điệp viên Yong Suk Lee đã nắm rõ về tâm lý và chiến lược rõ ràng của ông Kim đối với chương trình phát triển tên lửa.

Phó Giám đốc CIA chịu trách nhiệm khu vực Đông Á, ông Michael Collins và Đại sứ Joseph DeTrani, cựu Đặc sứ Mỹ tại các cuộc đàm phán 6 bên về Triều Tiên cũng đồng ý với quan điểm của ông Yong Suk Lee.

Mục tiêu của Bình Nhưỡng theo đó không phải là đạt tới trình độ để bắn tên lửa đến Mỹ mà chỉ nhằm đạt được tính hợp pháp trong việc phát triển tên lửa bằng cách đẩy Mỹ ngồi vào bàn đàm phán công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.

Từ đó, Bình Nhưỡng có thể tự do hành động rộng hơn ở bán đảo Triều Tiên - nơi mà quân đội Mỹ đã đặt ảnh hưởng ở Hàn Quốc từ đầu những năm 1950.

"Người Bắc Triều Tiên xem mục tiêu của Mỹ trong khu vực là thay đổi chế độ [ở Bình Nhưỡng], và họ đang nói về sự sống còn. Họ muốn sống sót, và họ cảm thấy với những vũ khí hạt nhân này, không ai có thể gây rối với họ" - ông DeTrani nói.

"Vậy họ sẽ sử dụng loại vũ khí này không?" - ông nói. "Không! Chúng là tự sát!"

trieu tien khong muon duy tri tinh trang de doa chien tranh de my ban nhieu vu khi.

Triều Tiên không muốn duy trì tình trạng đe dọa chiến tranh để Mỹ bán nhiều vũ khí.

Thực tế từ các diễn biến thời gian qua, việc Triều Tiên đưa ra các cảnh báo sắc lạnh cho phép Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản thúc đẩy nhanh hơn các thương vụ mua bán vũ khí, đặc biệt là triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.

Hồi đầu tháng 9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng, ông sẽ cho phép Hàn Quốc và Nhật Bản mua "số lượng đáng kể các thiết bị quân sự có độ phức tạp cao".

Trong đó, có thể kể tới các hệ thống đánh chặn SM-3 Block 2A, PAC-3 MSE, nâng cấp radar phòng không và phòng thủ tên lửa, và quan trọng nhất là Aegis Ashore – phiên bản trên bộ của hệ thống tác chiến phòng không được sử dụng trên rất nhiều tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngày 4/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp thuận về nguyên tắc cho phép Hàn Quốc dỡ bỏ giới hạn tải trọng tên lửa của nước này mà hiện nay đang được hạn định là tầm bắn tối đa dưới 800 km và tải trọng tối đa 500kg.

Bên cạnh đó, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều đang mua F-35 - máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ. Hàn Quốc có kế hoạch mua 40 chiếc F-35 với chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao trong năm tới, còn Nhật Bản cũng bắt đầu phát triển 42 chiếc F-35 cho riêng mình.

Giải pháp nâng cấp vũ trang mạnh mẽ nhất cho Hàn Quốc có thể là việc triển khai các vũ khí hạt nhân chiến thuật mới. Đây là những vũ khí hạt nhân có sức công phá thấp hơn, có thể được phóng bằng hệ thống rocket như MGR-3 Little John.

Song, động thái này có thể là bị xem là hành động khiêu khích, nhiều khả năng làm gia tăng thêm căng thẳng với Trung Quốc và Nga, cũng như sẽ khiến Triều Tiên nổi giận.

Trong khi đó, ông Yong Suk Lee còn đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn khi cho rằng, Trung Quốc không mong hòa bình trên bán đảo Triều Tiên bởi họ muốn duy trì Bình Nhưỡng như là một vùng đệm giữa họ và Mỹ với Hàn Quốc như ở 2 đầu chiến tuyến.(Viettimes)
------------------------------

Putin tiết lộ sốc: Triều Tiên có bom A từ năm 2001

Một sự thật giờ mới được Tổng thống Nga Putin xác thực là ngay từ năm 2001, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã có bom nguyên tử.

Năm 2001, Triều Tiên đã có bom A

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ một thông tin gây sốc là ngay từ năm 2001, nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc bấy giờ là cố Chủ tịch Kim Jong-il  nói cho ông biết về việc Bình Nhưỡng đã sở hữu bom nguyên tử.

Tổng thống Nga cho biết, trên đường tới Nhật Bản vào năm 2001, ông đã gặp Kim Jong-il và nghe ông ấy nói rằng, Bình Nhưỡng đã hoàn toàn làm chủ một cách thành thục công nghệ sản xuất bom nguyên tử.

"Năm 2001, trên đường đến Nhật Bản, tôi đã ở Triều Tiên và gặp thân phụ của nhà lãnh đạo hiện nay. Khi ấy ông Kim nói với tôi rằng, nước ông có bom nguyên tử. Hơn nữa, ông còn nói rằng, với sự hỗ trợ của hệ thống pháo đơn giản có thể đưa bom đến Seoul dễ dàng” - ông Putin nói.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng, hiện nay đã là năm 2017, vài chục năm qua Triều Tiên liên tục sống trong tình trạng trừng phạt nhưng Bình Nhưỡng đã phát triển công nghệ hạt nhân từ cấp độ bom nguyên tử (bom A) lên tới bom hydro (tức bom nhiệt hạch, bom H),

Ngoài ra, thay vì những hệ thống pháo đơn giản để làm bệ phóng vũ khí nguyên tử cấp chiến thuật thì giờ Triều Tiên đã có tên lửa tầm trung và tầm xa để mang đầu đạn hạt nhân chiến lược.

Vị Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng, những biện pháp trừng phạt, những đe dọa tấn công phủ đầu của Mỹ và Hàn Quốc đã làm thay đổi những gì? Nó có ngăn được Triều Tiên sở hữu tên lửa hạt nhân hay không? Đó không phải là phương thức giải quyết vấn đề này.

Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng những lời hùng biện chiến tranh xung quanh vấn đề Triều Tiên là không thể chấp nhận được, bởi vì nó không thể mang lại hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên mà chỉ khiến cho tính hình diễn biến xấu theo chiểu ngược lại - ông Putin nhận xét.

Giới phân tích cũng đồng quan điểm khi cho rằng, những lời nói và hành động dọa dẫm của Mỹ-Nhật-Hàn đã diễn ra nhiều năm rồi mà thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên vẫn cứ diễn ra.Mỹ không muốn Triều Tiên sở hữu tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên đều đã có rồi; Hàn Quốc không muốn an ninh của mình bị đe dọa nhưng hiện nguy cơ chiến tranh đang ngày càng lớn, Triều Tiên tuy thử thành công vũ khí hạt nhân nhưng quốc gia vẫn nghèo đói và ngày càng bị cô lập.

chien tranh co the bung phat tren ban dao trieu tien bat cu luc nao

Chiến tranh có thể bùng phát trên bán đảo Triều Tiên bất cứ lúc nào

 

Cả Mỹ-Hàn và Triều Tiên đều đừng cố “lên gân”

Trên thực tế, chiến tranh chưa chấm dứt trên bán đảo Triều Tiên bởi Seoul và Bình Nhưỡng mới chỉ ký kết hiệp định tạm thời đình chiến tháng 7/1953 chứ không phải là hiệp định hòa bình. Điều này có nghĩa là chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Các chuyên gia quân sự cho biết, trong tình huống xấu nhất, nếu chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, cả Bình Nhưỡng lẫn Washington cùng với Seoul đều là những kẻ thất bại.

Trong chiến tranh hiện đại, kể các bên mạnh hơn cũng không thể chủ quan rằng chiến thắng là đương nhiên, bởi chỉ cần sơ sẩy một chút, thắng lợi của họ cũng phải trả giá rất đắt. Vì vậy hiện cả Triều Tiên lẫn Mỹ-Nhật-Hàn không ai muốn chiến tranh và không ai muốn mình là người khai chiến. Thế nhưng, họ cũng không thể tỏ ra là kẻ yếu.

Sự “lên gân” của cả 2 phía đều là những trường hợp bất đắc dĩ, thế nhưng, nếu hai bên không ai chịu xuống thang trước mà vẫn cứ tung ra các hành động gây gia tăng căng thẳng, một sai lầm hay một sự cố hoặc một va chạm vô ý đều có thể làm bùng phát chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Với những vũ khí tiên tiến, đặc biệt là vũ khí hạt nhân có độ hủy diệt ghê gớm, không ai có thể lường trước điều gì có thể xẩy ra khi mật độ dân cư và các trọng điểm kinh tế của các bên đều tập trung vào những khu vực trong tầm nhìn thấy (Seoul nằm cách giới tuyến là vĩ độ 38 chưa đầy 50km, nằm trong tầm pháo của Triều Tiên).

Do đó, cách tốt nhất là Washington và Seoul nên ngừng các tuyên bố đe dọa và chấm dứt các cuộc tập trận gây gia tăng căng thằng để ngồi vào bàn đàm phán với Bình Nhưỡng, nhằm tìm ra cách hóa giải nguy cơ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Về phần mình, Bình Nhưỡng cũng phải nhìn thấy một thực tế không chối cãi là sự kiềm chế của Seoul từ trước đến nay đã thể hiện hiệu quả nhất định, giúp cho các vụ xung đột giữa 2 bên không leo thang thành chiến tranh toàn diện. Nó còn giúp ích cho sự phát triển kinh tế của cả đôi bên.

Trong điều kiện bình yên tương đối, Hàn Quốc đã thực hiện được điều thần kỳ kinh tế, vượt lên bỏ lại Triều Tiên ở xa phía sau. Sự kiềm chế không chỉ mang lại hòa bình cho bán đảo, mà còn là bàn đạp thành công cho lợi ích của quốc gia của mỗi nước, trong đó có cả Bình Nhưỡng.(Baodatviet)
-------------------------

Nga âm thầm "bơm" kinh tế Triều Tiên

Moscow đang âm thầm hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên để quốc gia này có thể trụ được trong bối cảnh bị cô lập nặng nề, Reuters đưa tin ngày 4-10.

Mặc dù muốn cải thiện quan hệ với Mỹ với hy vọng phương Tây nới lỏng lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine, Moscow vẫn phản đối mạnh mẽ những hành động của Washington mà họ xem là can thiệp vào vấn đề của các quốc gia khác, theo giới ngoại giao và các nhà phân tích Nga.

Nga vốn đã nổi giận trước sự tăng cường các lực lượng NATO do Mỹ dẫn đầu tại các khu vực gần biên giới Nga và không muốn điều tương tự xảy ra ở mạn sườn châu Á của nước này .

 Nga và Triều Tiên có chung một đường biên giới đất liền ngắn.

Dù ủng hộ các biện pháp trừng phạt nặng nề của Liên Hiệp Quốc chống lại Triều Tiên liên quan đến vụ thử nghiệm hạt nhân tháng rồi, Moscow không hề muốn chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sụp đổ vì e rằng điều này sẽ cho phép Mỹ điều quân đến khu vực biên giới phía Đông của Nga.

Một công ty Nga đã bắt đầu cung cấp kết nối internet mới cho Triều Tiên trong tháng này, qua đó thiết lập cho Bình Nhưỡng một kênh liên lạc thứ hai với thế giới bên ngoài bên cạnh Trung Quốc.

Nga âm thầm bơm kinh tế Triều Tiên - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm trang trại hôm 29-9. Ảnh: Reuters

Bộ phụ trách phát triển vùng Viễn Đông Nga cho biết thương mại song phương Nga-Triều Tiên trong quý đầu của năm 2017 đã tăng gấp đôi, đạt mức 31,4 triệu USD, chủ yếu dựa vào xuất khẩu các sản phẩm dầu khí.

Bên cạnh đó, Nga cũng phản đối nỗ lực của Mỹ trong việc buộc hàng chục ngàn công nhân lao động nước ngoài của Triều Tiên trở về nước.

Ông Andrey Kortunov, người đứng đầu Hội đồng Các vấn đề Quốc tế của Nga, khẳng định viễn cảnh thay đổi chính quyền Triều Tiên là rất đáng lo ngại đối với Nga. "Điện Kremlin thực sự tin rằng chính quyền Triều Tiên cần phải được đảm bảo và tin rằng Mỹ không muốn thay đổi chế độ ở đây" – ông Kortunov khẳng định.

Ông Kortunov nói rằng nếu Mỹ buộc phải lật đổ chính quyền Triều Tiên, Nga có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tị nạn và nhân đạo ở khu vực biên giới.

Do đó, dù Nga ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên, Tổng thống Vladimir Putin vẫn muốn giúp kinh tế của quốc gia này phát triển và đang tìm cách đưa Triều Tiên tham gia vào các dự án chung với những quốc gia khác trong khu vực.

 "Chúng ta cần phải dần dần đưa Triều Tiên vào các dự án hợp tác khu vực" – Tỏng thống Putin phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Vladivostok vào tháng 9 vừa qua.(NLĐ)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục