Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 29-09-2017

  • Cập nhật : 29/09/2017

Mạnh tay trị quan tham, hàng loạt “hổ' Trung Quốc lĩnh án

Hiện chỉ còn cách thời điểm khai mạc đại hội 19 của đảng cộng sản Trung Quốc hơn 20 ngày. Trong khi đó, gần đây một loạt hoạt động xét kỷ luật đảng và xét xử tư pháp đối với các quan chức cấp cao ngã ngựa được tiến hành một cách khẩn trương.

vuong tam van, nguyen bi thu tinh uy cam tuc. anh: sina.

Vương Tam Vận, nguyên Bí thư tỉnh ủy Cam Túc. Ảnh: Sina.

Việc tập trung “kết án” đối với các quan tham trong thời điểm này chính là để chuẩn bị cho Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới. Những động thái “kết án” đã diễn ra liên tiếp trong thời gian qua.
Ngày 22/9, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố kết quả điều tra vấn đề vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của nguyên Bí thư tỉnh ủy Cam Túc Vương Tam Vận. Theo đó, Vương Tam Vận bị khai trừ Đảng và bị cách chức. 
Ngày hôm sau (23/9), Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương tiếp tục công bố kết quả điều tra 2 hổ lớn khác, tiến hành khai trừ Đảng và loại bỏ chức vụ đối với ông Hạng Tuấn Ba, Chủ tịch Ủy ban giám sát, quản lý bảo hiểm Trung Quốc và ông Mạc Kiến Thành, Trưởng ban Kiểm tra kỷ luật Bộ Tài chính. Họ cùng với Vương Tam Vận đều đã phạm tội, bị đưa ra tòa án.
Đến ngày 25/9, Tòa án thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc công khai tuyên án đối với Hoàng Hưng Quốc, nguyên quyền Bí thư thành ủy, Chủ tịch thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Hoàng Hưng Quốc bị kết tội tham ô, nhận hình phạt 12 năm tù.
Một quan tham khác là Mạc Kiến Thành ngã ngựa vào ngày 27/8, kết quả điều tra được công bố vào ngày 23/9, thời gian điều tra chỉ có 27 ngày. Đây là vụ án điều tra hổ lớn cấp Phó Trưởng ban kỷ luật nhanh nhất sau Đồng Danh Khiêm, nguyên Phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Hồ Nam. 
ong hang tuan ba, chu tich uy ban giam sat, quan ly bao hiem trung quoc bi dieu tra. anh: new york times.

Ông Hạng Tuấn Ba, Chủ tịch Ủy ban Giám sát, quản lý bảo hiểm Trung Quốc bị điều tra. Ảnh: New York Times.

Đồng Danh Khiêm ngã ngựa vào ngày 18/12/2013, ngày 2/1/2014 đã bị khai trừ Đảng và tước bỏ mọi chức vụ, thời gian tiến hành điều tra và xử lý đối với ông này chỉ có 15 ngày.
Điều đáng chú ý là Vương Tam Vận, Hạng Tuấn Ba và Hoàng Hưng Quốc đều là Ủy viên Trung ương khóa 18, Mạc Kiến Thành là ủy viên dự khuyết khóa 18 của đảng cộng sản Trung Quốc. Sau khi bị loại bỏ mọi chức vụ lần này, những người này đều sẽ bị khai trừ Ủy viên Trung ương trong Hội nghị Trung ương 7 khóa 18. 
Mạc Kiến Thành đứng thứ 9 trong số các Ủy viên dự khuyết Trung ương khóa 18, nhưng 8 người đứng trước ông ta trước đó đều đã lần lượt được bổ sung làm ủy viên trung ương. Mạc Kiến Thành đã không đạt được nguyện vọng trở thành ủy viên trung ương tại Hội nghị Trung ương 7 sắp tới.
Trong báo cáo điều tra đối với Mạc Kiến Thành của Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương đã chỉ rõ, vấn đề vi phạm kỷ luật thứ nhất của ông này là: Vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị và 8 quy định của trung ương, nhiều lần ra ngoài tham dự tiệc trong thời gian lựa chọn nhân sự quan trọng. 
Điều này cho thấy mặc dù từng được giao trọng trách lựa chọn nhân sự, nhưng Mạc Kiến Thành đã coi thường kỷ luật Đảng, cuối cùng đã bị trừng phạt nghiêm khắc.
Danh sách đại biểu đại hội 19 của đảng cộng sản Trung Quốc tổng cộng có 2.300 người, tăng 30 người so với đại hội 18 của 5 năm trước, đã đại diện cho hơn 89 triệu đảng viên, bình quân 1 đại biểu đại diện cho 40.000 đảng viên.
ong tap can binh, tong bi thu, chu tich trung quoc rat cuong quyet trong cuoc chien "da ho diet ruoi"

Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc rất cương quyết trong cuộc chiến "đả hổ diệt ruồi"

Đại biểu đại hội 19 được phân thành 40 đơn vị bầu cử, quá trình lựa chọn gồm 5 bước: đề cử và giới thiệu, tổ chức điều tra, xác định danh sách đề cử sơ bộ, xác định nhân sự dự bị, các đơn vị bầu cử tổ chức đại hội đại biểu hoặc hội nghị đại biểu tổ chức bầu cử.
Để trở thành đại biểu chính thức của đại hội 19 còn phải trải qua một cánh cửa quan trọng cuối cùng đó là trước thềm tổ chức đại hội 19, Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu sẽ tiến hành thẩm tra.
Sau khi có đại biểu trúng cử, nếu điều tra có vi phạm kỷ luật thì sẽ loại bỏ tư cách đại biểu. Mục đích của việc làm này là bảo đảm tính trong sạch của đại hội Đảng.
Mạc Kiến Thành vốn là người được lựa chọn làm đại biểu Đại hội 10 thông qua hệ thống cơ quan nhà nước trung ương, nhưng nay ông ta đã bị khai trừ khỏi mọi chức vụ, tư cách đại biểu cũng bị tước bỏ.(Viettimes)
-------------------------

Trung Quốc bị tố thao túng tổ chức Interpol

 Với nhà lãnh đạo Interpol hiện nay là người Trung Quốc, nhiều tổ chức nhân quyền cho rằng tổ chức cảnh sát quốc tế này bị hướng theo mục tiêu "săn cáo" của ban lãnh đạo Bắc Kinh.

 

phai doan cua trung quoc tai phien hop cua interpol o bac kinh - anh: reuters

Phái đoàn của Trung Quốc tại phiên họp của Interpol ở Bắc Kinh - Ảnh: REUTERS

 

Kỳ họp bốn ngày của Đại hội đồng Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) lần thứ 86 sẽ kết thúc ngày 29-9 Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Bắc Kinh.

Theo Hãng tin AFP, cả ngàn nhà lãnh đạo cấp cao đại diện lực lượng cảnh sát và thực thi pháp luật của 158 quốc gia và khu vực, các chuyên gia… đã có mặt để bàn thảo về các lĩnh vực ưu tiên gồm chống khủng bố, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có tổ chức và các loại tội phạm đang nổi lên (như tội phạm mua bán người, tội phạm ma túy...).

Trung Quốc hiện nay là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới. Đó là một đóng góp quan trọng của Trung Quốc cho thế giới"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong diễn văn khai mạc

Truyền thông Trung Quốc tung hô chiến dịch săn quan tham

Truyền thông chính thống của Trung Quốc nhân dịp này không giấu ý định lồng ghép cuộc chiến chống tham nhũng của quốc gia đông dân nhất thế giới với hoạt động của cảnh sát quốc tế.

Tờ Hoàn cầu Thời báo viết: "Nhờ sự hợp tác của Interpol, Trung Quốc đã có thể săn lùng những kẻ đào tẩu trốn ra nước ngoài và ngăn cản những kẻ khác rời khỏi đất nước".

Dưới thời lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, chính quyền Bắc Kinh đã đẩy mạnh cuộc chiến "đả hổ, diệt ruồi" nhắm vào các quan tham và tăng cường truy quét những đối tượng được cho là phạm tội chạy trốn ra nước ngoài qua chiến dịch "Săn cáo".

Truyền thông Trung Quốc cũng khẳng định số cuộc điều tra nhắm vào các đối tượng trên đã tăng mạnh trong thời gian gần đây nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát các nước. 

Công an Trung Quốc khẳng định đã phối hợp với đồng nghiệp các nước điều tra trong hơn 4.000 vụ việc. Các cơ quan an ninh Trung Quốc cũng khẳng định đã dẫn độ về nước ít nhất 2.500 tên tội phạm trốn ở nước ngoài.

Tuy nhiên những thành quả của bộ máy an ninh Trung Quốc lại bị các tổ chức nhân quyền và các nhà quan sát đặt nghi ngờ.

"Với sự gia tăng đầu tư ra nước ngoài và người dân Trung Quốc ở nước ngoài ngày càng nhiều, rõ ràng Trung Quốc phải muốn có vai trò tích cực hơn trong cộng đồng quốc tế để bảo vệ các quyền lợi của mình", bà Stefanie Kam, thuộc ĐH Công nghệ Nanyang ở Singapore, nhận định với Hãng tin AFP.

"Cam kết của Bắc Kinh trong tổ chức Interpol là tín hiệu rõ ràng cho thấy nước này lo lắng một cách nghiêm túc về những mối đe dọa trong và ngoài nước có thể làm tổn hại cho những lợi ích của mình", bà Kam bình luận.

tap doan cong nghe huawei cua trung quoc gioi thieu cong nghe ve an ninh nhan dai hoi cua interpol - anh: reuters

Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc giới thiệu công nghệ về an ninh nhân đại hội của Interpol - Ảnh: REUTERS

 

Một ví dụ gây tranh cãi về sự ảnh hưởng mang tính thao túng của Bắc Kinh đối với Interpol là việc chỉ một ngày trước ngày khai mạc hội nghị của tổ chức này (26-9), Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết một nghi can tham nhũng nằm trong danh sách 100 nhân vật bị truy nã hàng đầu của Trung Quốc đã trở về nước đầu thú.

Nghi can là ông Xu Xuewei, từng điều hành một công ty công nghệ ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ông Xu đã trốn sang Mỹ vào cuối năm 2012 sau khi nghi ngờ tham nhũng và hối lộ và bị Interpol phát "cảnh báo đỏ" (Interpol không phát lệnh truy nã toàn cầu theo yêu cầu của lực lượng cảnh sát thành viên).

Thế giới lo ngại

CCDI cho biết nghi can Xu trở về Trung Quốc để tự nộp mình và khẳng định "không còn thiên đường an toàn nào ở nước ngoài" cho bọn tội phạm tham nhũng ở Trung Quốc.

Vào tháng 4-2015, nhà chức trách Trung Quốc đã công bố danh sách 100 nghi can tham nhũng sừng sỏ nhất mà họ tin là đang ẩn náu ở nước ngoài, trong đó có Mỹ, Canada và Úc.

Theo CCDI, ông Xu là người thứ 46 trong danh sách này đã trở về Trung Quốc kể từ khi "chiến dịch săn cáo" bắt đầu.

Quả là một thành tựu rất đẹp ngay trước ngày khai mạc đại hội của Interpol.

Theo AFP, từ khi ông Mạnh Hoành Vĩ (Meng Xiongwei) được bầu làm chủ tịch Interpol vào cuối năm 2016, các tổ chức nhân quyền như Amnesty International hoặc Human Rights Watch đều đã lên tiếng lo lắng bởi ông Mạnh là thứ trưởng Bộ An ninh Trung Quốc.

Các tổ chức trên lo ngại Bắc Kinh sẽ dựa vào Interpol để đưa về nước không chỉ các tội phạm mà cả những người bất đồng chính kiến. Và điều khiến người ta phải cảnh báo là việc xét xử ở Trung Quốc chưa được minh bạch.

"Chúng tôi e rằng ông Mạnh không đủ tư cách và năng lực đảm đương trách nhiệm bảo vệ cho tôn chỉ của Interpol" - bà Maya Wang, thuộc tổ chức Human Rights Watch, nói với Hãng tin AFP.

Tuần rồi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã đáp trả rằng những quan ngại đó là "không có cơ sở".

phai doan interpol cua my du hoi nghi tai bac kinh ngay 27-9 - anh: reuters

Phái đoàn Interpol của Mỹ dự hội nghị tại Bắc Kinh ngày 27-9 - Ảnh: REUTERS

 

Đó cũng là lý do khiến việc ký kết hợp tác dẫn độ tội phạm của Trung Quốc với các nước phát triển rất khó khăn và cả khi đã ký kết vẫn rất ít trường hợp được thực thi.

Hãng tin AFP dẫn trường hợp Pháp ký kết dẫn độ với Trung quốc từ năm 2015 nhưng đến nay chỉ mới dẫn độ 2 trường hợp.

Trong khi đó, trường hợp tỉ phú Quách Văn Quý của Trung Quốc vừa xin tị nạn chính trị tại Mỹ cách đây vài ngày cũng đang gây ra những đồn đoán và phía Mỹ vẫn chưa có bình luận về thông tin này.

Tỉ phú họ Quách bị xem là tội phạm kinh tế ở Trung Quốc và đang bị chính quyền Bắc Kinh tìm cách bắt giữ. Trong khi đó ở luồng thông tin ngược lại, ông Quách cho rằng mình là nạn nhân của đấu tranh quyền lực chính trị.

Ông Quách được cho là đang nắm trong tay nhiều thông tin liên quan các mối quan hệ chính trị cấp cao ở Trung Quốc và đó là lý do ông bị săn lùng dữ dội.(Tuoitre)
--------------------------

Nga lần đầu tiết lộ về vũ khí bí mật EMP

Tổng Giám đốc tập đoàn Công nghệ điện tử KRET, Vladimir Miheev vừa lần đầu tiên tiết lộ về vũ khí xung mạch điện từ (EMP) Nga đang phát triển.

Nói về Alabuga - chương trình vũ khí EMP đang được phát triển, ông Vladimir Miheev cho biết chúng có thể vô hiệu toàn bộ hệ thống điện - điện tử trên diện tích tích 3,5km chỉ với một lần tấn công.

Theo ông Mikheev, Alabuga không phải là một thứ vũ khí cụ thể: dưới mã này trong năm 2011-2012 đã hoàn tất tập hợp các nghiên cứu khoa học, xác định hướng chính phát triển vũ khí điện tử tương lai.

Sau khi kết thúc công việc này, tất cả dữ liệu về kết quả của nó đã được bảo mật và chủ đề vũ khí vi sóng được xếp vào loại công nghệ quan trọng bảo mật cao nhất, ông Mikheev nhấn mạnh.

vu khi xung mach dien tu dan thay doi ban chat chien tranh.

Vũ khí xung mạch điện từ dần thay đổi bản chất chiến tranh.

"Hôm nay, chúng tôi chỉ có thể nói rằng tất cả những nghiên cứu này được chuyển sang hoạt động phát triển cụ thể nhằm chế tạo vũ khí điện từ: đạn, bom, tên lửa mang máy phát nổ đặc biệt.

Bom nổ tạo ra xung điện từ gọi là xung vi sóng, phá hỏng ở một khoảng cách nhất định tất cả các thiết bị của đối phương", vị Tổng giám đốc của KRET cho biết. Tuyên bố của ông này cũng đồng nghĩa với việc lần đầu tiên Nga chính thức xác nhận về sự tồn tại của chương trình Alabuga.

Tuy nhiên, điều khá bất ngờ là ngay từ cuối năm 2015, chuyên gia quân sự cấp cao của Nga là ông Alexei Leonkov đã đưa ra tuyên bố rằng, Nga có thể sử dụng vũ khí EMP do Moscow chế tạo thành công ngay từ đầu thế kỷ để đối phó với Mỹ tại Syria nếu thấy cần thiết.

Vị chuyên gia này tuyên bố, nguyên tắc hoạt động của vũ khí EMP là khi phát nổ, nó sẽ tạo ra một trường điện từ cực lớn, phá hủy các lưới điện, gây nghẽn mạch và phá hủy về mặt vật lý các thiết bị điện tử trong phạm vi tác chiến, gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng cho các thiết bị chỉ huy, điều khiển.

Sóng điện từ được truyền với vận tốc ánh sáng sẽ sẽ dễ dàng làm đoản mạch và đốt cháy các chíp điện tử cũng chư các mạch điện bên trong máy tính hay các thiết bị thông tin liên lạc hoặc các hệ thống chỉ huy-điều khiển vũ khí. Khi các hệ thống này bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí bị vô hiệu hóa.

Ngay từ năm 2001, tại triển lãm ở Malaysia Nga đã giới thiệu mô hình hoạt động của vũ khí xung mạch điện từ, có tính năng gây nhiễu nghiêm trọng cho các hệ thống định vị ở khoảng cách tới 40 km.

Ở khoảng cách gần hơn là 12-14km, xung điện từ có khả năng hoàn toàn vô hiệu hóa các thiết bị điện tử của máy bay và bất cứ thành phần điện tử nào, kể cả những thiết bị điện chuyên đảm bảo cho hoạt động của động cơ trên các máy bay chiến đấu hiện đại.(Baodatviet)

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 29-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 29-09-2017

    Đến năm 2025, Trung Quốc là 'mối họa' lớn nhất cho Mỹ; Phá trận Syria, Nga cùng lúc đạt 5 nhiệm vụ chiến lược; Thủ tướng Nhật giải tán hạ viện để chiến thắng; Kiev im lặng khi Nga dựng tường cắt đứt Crimea với Ukraine

  • Tin thế giới đáng chú ý 29-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 29-09-2017

    Báo Mỹ: Putin đi nước cờ “chiếu tướng” Mỹ tại Syria; Malaysia thuận mua thiết bị chống khủng bố của Trung Quốc; Mỹ: Trung Quốc không muốn Ấn Độ ngang hàng

Bài cùng chuyên mục