Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 29-09-2017

  • Cập nhật : 29/09/2017

Đến năm 2025, Trung Quốc là 'mối họa' lớn nhất cho Mỹ

 Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford cho rằng đến năm 2025 Trung Quốc vượt qua Nga trở thành mối đe dọa lớn nhất cho Mỹ. Ông hối thúc Washington tăng cường chi tiêu quân sự để duy trì “lợi thế cạnh tranh” trước Bắc Kinh.

Theo hãng tin Sputnik, tướng Joseph Dunford - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ hôm 26-9 đã xuất hiện trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ (SASC) để điều trần về một loạt vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia và quân sự của Mỹ nằm một phần trong quá trình xác nhận cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.

Bên cạnh những bình luận về các vấn đề thế giới quan tâm như Afghanistan và Triều Tiên, ông Dunford nói với SASC rằng ông dự đoán Trung Quốc đến năm 2025 sẽ trở thành đối thủ chính của Mỹ.

Đến năm 2025, Trung Quốc là 'mối họa' lớn nhất cho Mỹ - ảnh 1
Binh sĩ Trung Quốc duyệt binh hôm 30-7 chuẩn bị kỷ niệm 90 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào 1-8. Ảnh: Tân Hoa Xã

 “Nhìn vào nhân khẩu học cũng như tình hình kinh tế, tôi nghĩ Trung Quốc có thể đặt ra đe dọa lớn nhất cho đất nước chúng ta vào năm 2025” – ông Dunford cho biết. Đây là phản hồi của ông đối với câu hỏi của thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mazie Hirono. Khi đó, bà Hirono có hỏi ông Dunford rằng liệu ông có còn tin ba đe dọa quân sự lớn nhất cho Mỹ là Nga, Trung Quốc và Triều Tiên hay không.

Theo ông, trong tháng 9-2017, Triều Tiên được xem là mối đe dọa lớn nhất hiện nay do tính cấp bách liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Còn về Nga, ông Dunford khẳng định Moscow vẫn tiếp tục tạo ra mối đe dọa hàng đầu cho Washington do năng lực quân sự trong các lĩnh vực vũ khí hạt nhân, chiến tranh điện tử, cũng như các hoạt động quân sự tại những khu vực như Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014, và phía đông Ukraine - nơi Moscow bị cáo buộc ủng hộ lực lượng vũ trang ly khai. Ông Dunford nói thêm dù gì Nga vẫn vượt mặt Trung Quốc về “khả năng quân sự tổng thể”.

Cuối cùng, tướng Mỹ nhấn mạnh, Trung Quốc mới là đối thủ đáng gờm nhất của chính quyền Washington trong tương lai gần.

Ở thời điểm hiện tại, theo ông Dunford, Trung Quốc đang tập trung hạn chế năng lực của Mỹ để phô diễn sức mạnh và kiềm tỏa các đồng minh của Washington ở Thái Bình Dương. Sputnik cho biết ở đây dường như đang nhắc tới hai đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Ấn Độ - những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong năm 2017 ở biển Hoa Đông và cao nguyên Doklam.

Theo đánh giá của ông Dunford, ban lãnh đạo Bắc Kinh dường như đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng trong tương lai gần.  Việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đang nhắm tới khả năng có thể làm uy yếu các tiến bộ kỹ thuật quân sự cốt lõi của Mỹ.

Trung Quốc được cho là đã tăng chi tiêu quân sự trung bình 8,5% mỗi năm tính từ năm 2007 và Mỹ sẽ cần tăng ngân sách quốc phòng hàng năm khoảng từ 3% đến 7% để "duy trì lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ ngang hàng", theo ông Dunford.

“Nga, Trung Quốc và các nước khác đang làm những gì tôi mô tả là tiến hành cạnh tranh ở một cấp độ được liệt vào xung đột. Theo đánh giá của tôi, chúng ta cần cải thiện năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực không gian và các lĩnh vực khác đặc biệt là tác chiến điện tử, khả năng hoạt động thông tin” – ông Dunford nhấn mạnh.

Ông Dunford đã được SASC xác nhận nhiệm kỳ hai năm thứ hai hôm 27-9. (PLO)
-----------------------

Phá trận Syria, Nga cùng lúc đạt 5 nhiệm vụ chiến lược

Tham chiến tại Syria, Nga đã có thể hoàn thành cùng lúc 5 nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Đó là đánh giá của TS Khoa học Lịch sử Alexey Fenenko, chuyên viên hàng đầu từ Viện Các vấn đề an ninh quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

phi cong nga tham gia chien dich quan su chong khung bo tai syria

Phi công Nga tham gia chiến dịch quân sự chống khủng bố tại Syria

"Thứ nhất, đã hoàn thành  hai nhiệm vụ quân sự-chính trị: bảo tồn chính quyền hợp pháp của Syria và giành lại quyền kiểm soát với hầu hết lãnh thổ đất nước,   phá vỡ các nhóm khủng bố cơ bản", TS Fenenko nhận xét.

"Thứ hai, Nga đã trở lại vị thế một đấu thủ năng động tại đấu trường Trung Đông".

"Điểm thứ ba là Nga đã thành công trong việc ngăn chặn không cho hình thành một liên minh thù địch. Hãy nhớ lại những gì xảy ra vào tháng 11/2015. Mỹ cáo buộc Nga gây hấn hiếu chiến, các nước EU cũng phản ứng tương tự, tạo lập liên minh từ các chế độ quân chủ vùng Vịnh", ông Fenenko nói.
Theo lời ông, Nga "vượt qua được tình huống này do thiết lập được cuộc đối thoại xây dựng với Pháp sau những vụ tấn công khủng bố ở Paris".  Ngoài ra, bất chấp mâu thuẫn phức tạp với Thổ Nhĩ Kỳ, Matxcơva đã có thể thay đổi hướng đi chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ và đầu năm 2017 có liên minh với thành phần gồm  Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran", chuyên gia Nga nhận xét.

Ngoài ra, theo lời TS Fenenko, ở Syria, Nga đã phô trương khả năng tiến hành chiến dịch toàn cầu với thành tố hàng không-vũ trụ.

"Không ở gần như  Gruzia mà chính là trong khoảng cách xa với việc sử dụng lực lượng hàng không chiến lược. Điều này gây phản ứng từ Mỹ bởi vượt mặt hạ bệ thế độc tôn của người Mỹ", ông nói thêm.

Thứ năm, dưới góc độ cấu trúc quân sự, Nga đã nâng cao vai trò của thành tố hàng không-vũ trụ trong lực lượng vũ trang của mình. Những gì người Mỹ rêu rao suốt 25 năm qua đã hóa ra là vô căn cứ, khi cho rằng Nga thiếu đội ngũ Không quân đầy đủ giá trị", TS Fenenko khái quát.

Từ ngày 30/9/2015, theo dữ liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga đã tiến hành hơn 92.000 cuộc không kích ở Syria, triệt hạ hơn 96.000 cứ điểm của phiến quân khủng bố.(Viettimes)
------------------------

Thủ tướng Nhật giải tán hạ viện để chiến thắng

Thủ tướng Shinzo Abe quyết định thực thi bước đi này nhằm giành lại thế thượng phong trên chính trường khi các đảng đối lập chưa đủ mạnh.

 

thu tuong abe cung cac nghi si thuoc dang cua ong the hien quyet tam tranh cu sau khi ha vien bi giai tan - anh: reuters

Thủ tướng Abe cùng các nghị sĩ thuộc đảng của ông thể hiện quyết tâm tranh cử sau khi hạ viện bị giải tán - Ảnh: REUTERS

 

Đầu giờ chiều 28-9, chủ tịch Quốc hội Nhật Oshima Tadamori tuyên bố: "Căn cứ theo điều 7 của hiến pháp, hạ viện bị giải tán" sau khi công bố nghị quyết giải tán hạ viện do Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga trình lên.

Các nghị sĩ có mặt trong phòng họp cùng đưa tay lên cao đồng thanh: "Banzai, banzai, banzai" (Hoàng đế vạn tuế, vạn tuế, vạn tuế).

Đây là một quy trình thủ tục của sự kiện đã được Thủ tướng Abe úp mở công bố hai ngày trước.

Sống lại nhờ... Triều Tiên

Sáng nay (28-9) ông Abe chính thức công bố việc đó. Quy trình đã diễn ra nhanh chóng trong vài giờ. Nội các Nhật đã ký vào văn bản quyết định giải tán hạ viện rồi nghị quyết này được trình lên Nhật hoàng phê chuẩn.

Rồi nghị quyết được công bố trong phiên khai mạc quốc hội bất thường vào đầu giờ chiều cùng ngày.

Cũng không ai quá bất ngờ về quyết định giải tán "xóa bài làm lại" bởi động cơ của dường như cũng đã quá rõ.

Động thái này của Thủ tướng Abe được cho là nhằm đảm bảo một kết quả thắng lợi cho Đảng Dân chủ tự do (LDP) của ông ở cuộc tổng tuyển cử sớm trong bối cảnh các đảng đối lập chưa sẵn sàng cho bầu cử.

Dẫu vậy, Thủ tướng Abe vẫn cảnh báo với các thành viên của đảng mình về những khó khăn trước mắt: "Cuộc chiến đấu khó khăn bắt đầu từ ngày hôm nay. Chúng ta phải giải quyết các vấn đề tên lửa và chương trình hạt nhân của Triều Tiên và có trách nhiệm làm cho cuộc sống người dân tốt đẹp hơn".

Thực sự là vấn đề Triều Tiên bất ngờ nổi lên thời gian gần đây đã cứu cho Thủ tướng Abe và nay ông tiếp tục dùng chủ đề này để lấy phiếu cho cuộc tổng tuyển cử được ấn định vào ngày 22-10.

Trong một số cuộc thăm dò được tiến hành hồi tháng 7 vừa qua, tỉ lệ tín nhiệm Thủ tướng Abe đã giảm xuống dưới 30% do vụ bê bối liên quan cáo buộc ông can thiệp giúp một người bạn thành lập một khoa mới trong trường đại học.

Tỉ lệ tín nhiệm sau đó đã nhích lên sau cuộc cải tổ nội các hồi tháng 8 và những phản ứng trước các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên gần đây, đặc biệt là sau 2 lần tên lửa của Bình Nhưỡng bay qua vùng lãnh thổ phía bắc của Nhật.

Theo kết quả khảo sát do nhật báo Nikkei chuyên về kinh tế công bố cuối tuần qua cho thấy nếu tổng tuyển cử diễn ra vào thời điểm hiện nay, có đến 44% cử tri ủng hộ Đảng LDP của ông Abe, trong khi đó đảng đối lập chính Dân chủ chỉ nhận được 8% ủng hộ.

Cuộc tổng tuyển cử đúng thời hạn ở Nhật dự kiến diễn ra trước tháng 12-2018, tuy nhiên việc Thủ tướng Nhật Bản quyết định tổ chức bầu cử sớm được đánh giá là chính sách đúng trong bối cảnh tỉ lệ tín nhiệm ông đang ngày càng giảm trong khi các đảng đối lập bất ổn và thiếu sự chuẩn bị cho bầu cử.  

thu tuong abe chung to day ban linh va kinh nghiem chinh tri - anh: reuters

Thủ tướng Abe chứng tỏ đầy bản lĩnh và kinh nghiệm chính trị - Ảnh: REUTERS

 

Chớp đúng thời cơ

Cũng theo báo Nikkei, Đảng Hi vọng (PH) mới được Thị trưởng Tokyo, bà Yuriko Koike, thành lập đang tiến hành đàm phán với Đảng Dân chủ về khả năng hợp nhất, trong đó có thể có sự tham gia của một đảng đối lập nhỏ khác nhằm tạo ra đối trọng với liên minh đảng LDP và Komeito trong cuộc bầu cử sắp tới.

Ông Mineyuki Fukuda - cựu nghị sĩ thuộc Đảng LDP và là đồng sáng lập Đảng PH, bình luận đầy tự tin trên một diễn đàn mạng như sau: "Cho dù không phải là sự sáp nhập của Đảng Dân chủ và Đảng PH thì ta cũng có thể thấy rằng các thành viên của Đảng Dân chủ cũng đều chia sẻ với đường lối của Đảng PH về an ninh và quốc phòng".

Bà Koike từng là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và cũng từng là thành viên Đảng LDP. Hiện nay bà được đánh giá là đối thủ "nặng ký" của ông Abe sau khi bà trúng cử Thị trưởng Tokyo cách đây một năm, và Đảng Tomin First no Kai (Người Tokyo trước tiên) của bà trước đó cùng các đồng minh đã có được thế đa số trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố Tokyo hồi đầu tháng 7 vừa qua.

Kế hoạch giải tán hạ viện đã được Thủ tướng Abe công bố trong cuộc họp báo hôm 25-9. Tại đấy, ông khẳng định liên minh cầm quyền giữa Đảng LDP và Đảng Kometo (Công minh) sẽ quyết tâm giành thế đa số tại hạ viện - với tối thiểu 233 ghế sau khi tiến hành cải cách giảm số ghế tại cơ quan lập pháp này.

Hiện tại tổng số ghế tại Hạ viện Nhật Bản là 475 ghế, nhưng Thủ tướng Abe chủ trương sửa đổi quy định để giảm xuống còn 465 ghế, bằng số ghế của hạ viện thời kỳ hậu chiến tranh.

Thủ tướng Abe nhấn mạnh rằng bầu cử là điều mà Nhật Bản cần vào thời điểm hiện nay để giúp "đất nước vượt qua các cuộc khủng hoảng", bao gồm vấn đề dân số già và mối đe dọa từ Triều Tiên.

Chiến dịch vận động tranh cử sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 10-10.(Tuoitre)
---------------------

Kiev im lặng khi Nga dựng tường cắt đứt Crimea với Ukraine

Ukraine vẫn im lặng dù Nga đã tuyên bố kế hoạch xây dựng hàng rào ngăn cách Crimea và Ukraine có chiều dài gần 50 km.

Hãng thông tấn TASS ngày 27/9 dẫn thông tin từ Lực lượng biên phòng Nga cho biết nước này đang lên kế hoạch xây tường rào ngăn cách Crimea và Ukraine vì mục đích an ninh.

Theo dự kiến hàng rào sẽ cao hơn 2 m và có chiều dài 49,5 km dọc theo khu vực Krasnoperekopsk tại đường ranh giới trên đất liền giữa bán đảo Crimea với Ukraine.Ước tính ban đầu, công trình có tổng chi phí 200 triệu rúp (tương đương khoảng 3,47 triệu USD) và sẽ hoàn tất ngay trong năm 2017.

hang rao nga dinh xay dung se cao hon 2 m va co chieu dai 49,5 km doc theo khu vuc krasnoperekopsk

Hàng rào Nga định xây dựng sẽ cao hơn 2 m và có chiều dài 49,5 km dọc theo khu vực Krasnoperekopsk

Cơ quan biên phòng Nga cũng cho biết việc dựng hàng rào ngăn cách nằm trong kế hoạch xây dựng khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine đã được thông qua.

Thông tin trên trang nevainfo.ru, hồ sơ xin tham gia đấu giá sẽ được tiếp nhận đến hết ngày 13/10.

Ngày 16/10, Nga sẽ chính thức mở thầu công trình để chọn đơn vị thi công. Đơn vị trúng thầu sẽ có thời gian hơn 2 tháng để thi công và bắt buộc hoàn tất trước ngày 20/12.

Hồ sơ đấu thầu còn quy định, bức tường rào ngăn cách Crimea và Ukraine có tuổi thọ ít nhất 10 năm, đảm bảo đứng vững trước mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tờ báo Nga “Rossiyskaya gazeta” cũng dẫn thông tin trên website mua sắm trang thiết bị quốc gia khẳng định kế hoạch trên của Moskva.

Tờ báo này cho hay, động thái trên của Nga nhằm giải quyết triệt để tình trạng nhiều người dân Ukraine tìm cách vượt biên trái phép qua các trạm kiểm soát Dzhankoy, Armyansk  và Perekop để đến Crimea.

“Những người đã phạm tội ở Ukraine đã tìm cách chạy trốn và vượt qua biên giới để tới Crimea.

Crimea dự định sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi việc vượt biên bất hợp pháp”, nguồn tin khẳng định.

Ukraine lực bất tòng tâm?

Đến thời điểm này, kế hoạch xây dựng bức tường rào dài gần 50 km của Nga đã rõ ràng. Tuy nhiên chính quyền Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vẫn chưa có bất cứ phản ứng hay động thái đáp trả nào.Thực tế từ thời điểm tháng 3/2014 khi Nga tiến hành sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ, Kiev đã nhiều lần lên kế hoạch xây dựng tường rào ngăn cách. Tuy nhiên Tổng thống Poroshenko và các cộng sự đều phải lần lượt từ bỏ kế hoạch do thiếu vốn.

binh si ukraine dung gan hang rao bien gioi giua nuoc nay voi nga.

Binh sĩ Ukraine đứng gần hàng rào biên giới giữa nước này với Nga.

Vào tháng 5/2017, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã đề xuất việc xây dựng một pháo đài bất khả xâm phạm, không ai có thể vượt qua trên biên giới giữa Ukraine và Nga. Tuy nhiên dự án không được thực hiện do thiếu nguồn tài chính
.
Trước đó, cựu Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã bắt tay xây dựng một bức tường dọc biên giới phía Đông đất nước nhằm xây hệ thống công sự bảo vệ khu vực biên giới quốc gia. Đường biên giới giữa Ukraine và Nga có chiều dài lên tới 2.295 km.

Theo các phương tiện truyền thông, khu vực biên giới sẽ được trang bị các hào chống tăng, tháp canh cao 17 m, các phương tiện giám sát, báo động và phá hủy (mục tiêu) cũng như các điểm hỗ trợ đặc biệt cho lực lượng biên phòng. Bức tường ngăn dự kiến được xây dựng trong 3 năm.

Trong suốt nhiệm kỳ của ông Yatsenyuk, hàng rào biên giới miền Đông trở thành một trong những dự án lớn nhất của chính phủ Ukraine, với dự trù chi phí lên tới 500 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó Ukraine tuyên bố điều chỉnh ngân sách cho bức tường trên đất liền từ 500 triệu USD xuống còn 200 triệu USD.

Tháng 11/2014, cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Yury Biryukov đã phải thừa nhận rằng, hàng rào ngăn cách mà Kiev muốn đơn phương dựng lên dọc theo biên giới với Nga sẽ chỉ được thiết kế sơ sài vì không có đủ kinh phí xây dựng.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 29-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 29-09-2017

    Báo Mỹ: Putin đi nước cờ “chiếu tướng” Mỹ tại Syria; Malaysia thuận mua thiết bị chống khủng bố của Trung Quốc; Mỹ: Trung Quốc không muốn Ấn Độ ngang hàng

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 28-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 28-09-2017

    Ukraine thử nghiệm thành công đạn ghém xuyên thủng xe bọc thép; Trung Quốc sắp trở thành "mối đe dọa lớn nhất" của Mỹ; Taliban bắn rocket nhắm máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Bài cùng chuyên mục