Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 29-09-2017
- Cập nhật : 29/09/2017
Chi 700 tỷ USD, ông Trump cam kết “quân đội Mỹ mạnh nhất lịch sử“
Mỹ tăng ngân sách quốc phòng để xây dựng quân đội mạnh nhất trong lịch sử, duy trì vai trò ảnh hưởng toàn cầu. Ngân sách sẽ tập trung cho triển khai quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đến đây, ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2018 cơ bản đã được xác định. Tiếp theo, Thượng viện và Hạ viện Mỹ sẽ còn thông qua ủy ban phối hợp quan hệ lưỡng viện để tiến hành sửa đổi, hình thành bản dự thảo thống nhất cuối cùng, sau đó trình lên cho Tổng thống Mỹ Donald Trump ký để chính thức thông qua.
Tờ Người quan sát Trung Quốc ngày 24/9 cho rằng trong tuần qua ngân sách quốc phòng năm tài khóa mới của Mỹ cơ bản đã được xác định, lên tới gần 700 tỷ USD, số tiền này không chỉ vượt xa con số đưa ra thận trọng ban đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, mà còn vượt xa trần ngân sách quốc phòng được quy định bởi Luật kiểm soát ngân sách năm 2011.
Mặc dù việc phê duyệt còn chờ thời gian, nhưng quân đội Mỹ đã sắp xếp thỏa đáng việc sử dụng số tiền gần 100 tỷ USD được bổ sung thêm, tập trung cho đối phó các đối thủ ở khu vực Thái Bình Dương.
Nhìn vào con số chi tiêu quân sự, ngân sách quốc phòng lần này còn ít hơn vài tỷ USD so với con số 711,3 tỷ USD năm 2011, nhưng trong ngân sách quốc phòng khi đó có gần 160 tỷ USD dùng cho các hành dộng quân sự của Mỹ ở Iraq và Afghanistan.
Trong khi đó, trong ngân sách quốc phòng năm 2018 chỉ có khoảng 60 tỷ USD dùng cho Iraq và Afghanistan, 649 tỷ USD còn lại đều là kinh phí quân sự cơ bản, được dùng cho huấn luyện quân đội, tiền lương nhân viên, đổi mới trang bị, quy mô vốn đã hơn khoảng 100 tỷ USD.
Mặc dù nói sức mua thực tế của đồng USD đang ngày càng giảm, nhưng tăng trưởng thực tế của ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2018 rõ ràng là "chưa từng có trong lịch sử". Điều đáng chú ý hơn là ngân sách quốc phòng năm tài khóa mới có số lượng nhiều, thậm chí vượt mục tiêu 668 tỷ USD do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong năm nay, cũng nhiều hơn 50 tỷ USD mà Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra vào tháng 5/2017 (639,1 tỷ USD).
Phần lớn số tiền sẽ được dùng để mua sắm bổ sung một loạt trang bị. Theo tiết lộ của báo chí Mỹ, mặc dù số lượng mua mới thực tế của không ít chương trình có độ vênh so với con số mua sắm được Quốc hội Mỹ thông qua cuối cùng, nhưng cũng cơ bản cho thấy xu thế tăng số lượng mua sắm.
Việc làm này của Quốc hội Mỹ rõ ràng đã nhận được sự tán thành của rất nhiều người ủng hộ hiện đại hóa quân đội Mỹ ở trong nước. Đối với quân đội Mỹ, việc tăng mua như vậy chắc chắn là một việc tốt.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào tình hình của bản thân quân đội Mỹ và mục tiêu giả định của họ, phải thấy rằng hành động về ngân sách quốc phòng lần này chính là để tiến hành đổi mới hệ thống vũ khí trang bị đã lão hóa từ lâu của quân đội Mỹ.
Ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2018 của Mỹ không vượt quá 4%, nhưng vẫn lớn hơn nhiều Trung Quốc.
Đánh giá về ngân sách quốc phòng mới của Mỹ, tờ Nhân Dân Trung Quốc ngày 23/9 cho rằng quân đội Mỹ có kế hoạch mở rộng khả năng phòng thủ tên lửa, giảm bớt hoặc đóng cửa các căn cứ quân sự. Những chương trình ưu tiên gồm có bảo vệ lực lượng tấn công hạt nhân, nâng cao khả năng tác chiến và phòng thủ mạng, nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thanh.
Hãng AP Mỹ cho biết trong ngân sách quốc phòng 2018, có 640 tỷ USD là chi tiêu cơ bản, bao gồm vận hành quân đội và mua sắm vũ khí, ngoài ra bố trí 60 tỷ USD cho các khu vực xung đột như Afghanistan, Syria, Iraq. Được biết, Mỹ sẽ tăng hơn 3.000 nhân viên quân sự tại Afghanistan, quân số Mỹ đóng ở Afghanistan sẽ tăng lên trên 14.000 quân.
Đáng chú ý, gần đây, Mỹ cũng đã khởi động sử dụng căn cứ quân sự vĩnh viễn đầu tiên ở Israel. Điều này sẽ giúp Israel đối phó với mối đe dọa tên lửa. Ngoài ra, Mỹ cũng không ngừng tăng cường tập trận chung với các nước, nhất là các đồng minh.
Theo đánh giá của Điêu Đại Minh, chuyên gia vấn đề Mỹ, Viện khoa học xã hội Trung Quốc, ngân sách quốc phòng của Mỹ tăng cao là do quân đội Mỹ luôn hành động trên toàn cầu, khoản tăng mới là để đối phó với "mối đe dọa" từ Triều Tiên, chiến sự Afghanistan và khủng bố ở Trung Đông. Mỹ sẽ tăng cường triển khai lực lượng quân sự, nghiên cứu phát triển và mua sắm trang bị mới. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch cho rằng Mỹ thực sự muốn tăng cường triển khai quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đối phó với chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Đây là vấn đề "ưu tiên" cần giải quyết của Mỹ hiện nay.
Viên Chinh, chủ nghiệm Phòng nghiên cứu Ngoại giao, Trung tâm nghiên cứu Mỹ, Viện khoa học xã hội Trung Quốc đánh giá, ông Donald Trump sùng bái cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, ông có tư tưởng "lấy thực lực để tìm kiếm hòa bình". Ngay từ khi tranh cử, ông Donald Trump đã cam kết xây dựng được một đội quân mạnh nhất trong lịch sử Mỹ khi còn tại nhiệm.
Từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng, khuynh hướng "ưu tiên quân sự" đã rõ ràng hơn. Khi mới lên nắm quyền, ngày 27/1/2017, Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên thăm Lầu Năm Góc trên cương vị tổng tư lệnh quân đội, đã ký sắc lệnh "xây dựng lại" quân đội. Khi đó, ông Donald Trump tuyên bố sẽ cung cấp máy bay mới, tàu chiến mới, nguồn lực mới và công cụ mới cho quân nhân Mỹ.
Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: "Quân đội chúng tôi sẽ nhanh chóng trở thành đội quân mạnh nhất trong lịch sử". Như vậy, một trong những mục tiêu cốt lõi tăng mạnh ngân sách quốc phòng của Mỹ hiện nay chính là tăng cường quân bị, duy trì vai trò ảnh hưởng toàn cầu của quân đội Mỹ.
Mặc dù vậy, việc phê duyệt ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2018 của Mỹ còn gặp một số thách thức: Một là sự phối hợp để đi đến thống nhất giữa Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Hai là Quốc hội Mỹ phải từ bỏ Luật kiểm soát ngân sách được thông qua năm 2011 hoặc điều chỉnh trần mới về ngân sách quốc phòng. Ba là đối mặt với sức ép từ người dân Mỹ, bởi để tăng ngân sách quốc phòng, Mỹ phải cắt giảm nhiều ngân sách dành cho các lĩnh vực khác như bảo vệ môi trường, y tế, phúc lợi nghỉ hưu…(Viettimes)
----------------------
Trung Quốc làm giả cả báo Washington Post của Mỹ
Giới doanh nghiệp Mỹ rất sợ bị công ty Trung Quốc làm hàng “nhái”. Giờ thì báo Washington Post cũng có… đồ nhái tại Trung Quốc.
Giao diện tờ Washington Post tiếng Trung Quốc do Sun News thiết kế - Ảnh: Financial Times
Ngày 28-9, tờ Financial Times (trụ sở London, Anh) chụp màn hình một trang web tin tức có tên "The Washington Post", giống hệt tên của tờ báo nổi tiếng tại Mỹ. Tuy nhiên, phiên bản "Made in China" này dĩ nhiên viết bằng tiếng Trung Quốc.
Đây là hình ảnh khiến nhiều người hiểu nhầm rằng Washington Post đã có thêm phiên bản tiếng Trung tại Trung Quốc. Trong khi trên thực tế, đó là trang Sun News của tập đoàn Sun Media Group - một công ty trụ sở ở Hong Kong do một bộ đôi người nổi tiếng ở Trung Quốc làm chủ.
Theo báo Financial Times, trong vài tháng gần đây bản "Washington Post Trung Quốc" này đã tạo dựng được một nhóm độc giả trung thành thích đọc tin tức quốc tế, những người đã đọc và tin rằng nội dung trên ấy chính là những gì Washington Post "thật" đã viết.
Việc "đạo nhái" tờ Washington Post này cũng phản ánh mối quan tâm tương tự như khi các công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc: chẳng bao lâu sau khi họ tiếp cận thị trường Trung Quốc thì sẽ có một sản phẩm "na ná" như vậy xuất hiện.
Ông David Schlesinger, nhà tư vấn truyền thông từng làm chủ biên của hãng tin Reuters - bao gồm cả giai đoạn hãng tin Reuters ra phiên bản tiếng Trung những năm 1990, nhận xét: "Mọi tổ chức truyền thông phương Tây muốn đến Trung Quốc đều đối mặt với những khó khăn. Nếu bạn mất kiểm soát đối với nội dung của mình, thì sẽ có người xây dựng một thương hiệu ở Trung Quốc quay lại tấn công ngược lại bạn".
Phía Washington Post không hề biết về phiên bản Trung Quốc nêu trên cho tới khi Financial Times phát hiện và liên hệ xác nhận. Sau đó, nhan đề của tờ Washington Post tiếng Trung biến mất và thay bằng một nhan đề mới.
Trong nội dung của bản nhái, trang web ấy làm khá công phu với những bài dịch từ Washington Post "thật". Tuy nhiên nó cũng xen lẫn với những bài viết về chính sách đối ngoại cũng như nội dung từ… Tân Hoa xã, dán mác Washington Post.
Ông Kris Coratti, một phát ngôn viên của Washington Post, có vẻ đang biện hộ cho đối tác lớn khi tuyên bố: "Sun News là một khách hàng của dịch vụ tin tức bên phía Washington Post, họ được phép đăng lại một số bài viết của Washington Post. Tuy nhiên, thỏa thuận của chúng tôi không cho phép họ sử dụng thương hiệu như cách họ đã làm. Chúng tôi tin rằng đây là hiểu lầm đơn thuần về hợp đồng và hiện đang cùng họ chỉnh sửa lại".(Tuoitre)
---------------------
Trung Quốc bình luận chuyến thăm Việt Nam của tàu Ấn Độ
Các trang mạng quân sự lớn của Trung Quốc như Top 81 và Sina đều đã đăng tải thông tin về chuyến thăm Việt Nam của biên đội tàu chiến Ấn Độ.
Theo báo chí Trung Quốc, Hải quân Ấn Độ đã đưa tới Việt Nam một biên đội tàu chiến rất mạnh, thậm chí ở mức chưa từng có, bao gồm khu trục hạm tàng hình mang tên lửa dẫn đường INS Satpura (F48) lớp Shivalik cùng với tàu hộ vệ săn ngầm INS Kadmatt (P29) thuộc lớp Kamorta. Đi kèm hai chiến hạm trên là một đội ngũ đông đảo lên tới 65 sĩ quan và 580 thủy thủ.
Việc chiến hạm Ấn Độ cập cảng Hải Phòng đúng thời điểm này là nhằm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng như chào mừng 10 năm chính thức ký kết quan hệ đối tác chiến lược giữa Hà Nội và New Delhi.
Mục đích chính của chuyến thăm được phía Việt Nam và Ấn Độ thông báo nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, thắt chặt sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên báo Trung Quốc cũng đặt câu hỏi liệu chuyến thăm này có đơn thuần chỉ là chào hỏi, giao lưu thể thao, hay phía Ấn Độ sẽ nhân dịp này để thủy thủ Việt Nam làm quen với trang thiết bị trên tàu chiến của họ nhằm cung cấp trong tương lai.
Đại diện Quân đội Việt Nam cùng lãnh đạo chính quyền thành phố Hải Phòng chụp ảnh lưu niệm với chỉ huy biên đội tàu Hải quân Ấn Độ
Việc tàu chiến Ấn Độ chọn cảng Hải Phòng làm điểm viếng thăm cũng được quan tâm sâu sắc.
Tờ Sina cho hay, cảng Hải Phòng có vị trí địa chiến lược rất quan trọng, có sự liên kết tốt với cảng Đà Nẵng và hệ thống cảng biển ở thành phố Hồ Chí Minh, các địa danh này có thể kết hợp với nhau tạo ra thế trận phòng thủ từ Bắc xuống Nam rất tốt.(Baodatviet)