Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 28-06-2017

  • Cập nhật : 28/06/2017

Bắc Kinh giận tím mặt vì bị xếp hạng 'buôn người nghiêm trọng'

Báo cáo Quốc hội thường niên về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27-6 đã liệt Trung Quốc vào danh sách những nước có tội phạm buôn người nghiêm trọng nhất thế giới.

ngoai truong my rex tillerson da quyet dinh ha bac trung quoc trong bao cao ve nan buon nguoi nam 2017 - anh: reuters

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã quyết định hạ bậc Trung Quốc trong báo cáo về nạn buôn người năm 2017 - Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cho biết quyết định trên do chính Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đưa ra.

Cụ thể, Trung Quốc đã bị hạ xuống "Loại 3" - mức thấp nhất trong danh sách xếp hạng các quốc gia dựa trên nỗ lực chống tội phạm buôn người.

Bắc Kinh bị xếp cùng nhóm với những nước khác mà Mỹ cho là thiếu trách nhiệm và mức độ tội phạm buôn người đáng báo động như Iran, Triều Tiên và Syria.

Một quan chức ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về nội dung báo cáo cũng như lý giải quyết định của hạ bậc Trung Quốc của ngoại trưởng Mỹ. Nhưng việc đưa Bắc Kinh vào nhóm 3 có thể thổi bùng lên những chỉ trích và căng thẳng mới giữa hai nước.

Trong báo cáo năm 2016, Trung Quốc bị Mỹ xem là "nguồn, điểm đến và quốc gia trung chuyển" các nạn nhân bị cưỡng bức lao động và nô lệ tình dục. Đáng báo động hơn, theo báo cáo, nạn nhân phần lớn là người Trung Quốc, những di dân đến từ các vùng nông thôn của nước này.

cho gach xay dung o ngoai o thu do bac kinh (trung quoc) ngay 27-6. nguoi di cu tu nong thon cua trung quoc van con bi buon ban, boc lot - anh: reuters

Chở gạch xây dựng ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 27-6. Người di cư từ nông thôn của Trung Quốc vẫn còn bị buôn bán, bóc lột - Ảnh: Reuters

Năm nay, theo nguồn tin của Reuters, một điểm mới trong báo cáo nhấn mạnh đến sự quan ngại của chính quyền Donald Trump trước thực trạng các lao động người Triều Tiên bị bóc lột trong các công ty của Trung Quốc. 

Ngay trong ngày 27-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối báo cáo của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nhấn mạnh Bắc Kinh luôn kiên quyết trong cuộc chiến chống buôn người và yêu cầu Mỹ ngừng công bố những báo cáo "thiếu suy nghĩ".

"Trung Quốc kiên quyết phản đối phía Mỹ công bố những báo cáo thiếu suy nghĩ dựa trên luật quốc gia của họ để nói về cuộc chiến chống buôn người của các quốc gia khác", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

Báo cáo thường niên về nạn buôn người và lao động cưỡng bức của Bộ Ngoại giao Mỹ chia 180 quốc gia thành 3 loại. 

"Loại 1" gồm những nước đáp ứng tiêu chuẩn tối thiếu do Mỹ đặt ra. "Loại 2" ghi nhận những quốc gia đã có những bước tiến vượt bậc để đáp ứng tiêu chuẩn "Loại 1" và "Loại 3" dành cho các quốc gia không những không đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu mà còn không nỗ lực cải thiện tình trạng trong nước.

Trong 3 năm liên tiếp từ 2014, 2015 và 2016, Trung Quốc được Mỹ xếp vào danh sách "Loại 2".(Tuoitre)
----------------------

Báo Trung Quốc khiêu khích: Ấn Độ bị Mỹ lợi dụng

Tờ Hoàn Cầu Thời báo cho rằng việc Mỹ thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ chủ yếu vì chiến lược của Washington là dùng New Delhi như con cờ để làm đối trọng với Bắc Kinh.

thu tuong an do narendra modi (trai) va tong thong my donald trump om than mat trong buoi hop bao chung o nha trang ngay 26-6 - anh: afp

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump ôm thân mật trong buổi họp báo chung ở Nhà Trắng ngày 26-6 - Ảnh: AFP

Hôm 26-5 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng. Cuộc gặp thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

Trong khi báo chí Mỹ và Ấn Độ tập trung vào những biểu hiện thân mật và cam kết thắt chặt quan hệ hợp tác giữa lãnh đạo hai nước, truyền thông Trung Quốc lại xuất hiện một số bài viết tiêu cực về điều này.

Tờ Hoàn Cầu Thời báo ra ngày hôm nay 27-6 cảnh báo Ấn Độ sẽ phải cẩn trọng trước “cái bẫy” mà Mỹ đặt ra, và nhận định New Delhi sẽ trở thành “con cờ” trong tay Mỹ.

Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng khẳng định dù có tự hào về giá trị của mình như một quốc gia quan trọng trong chiến lược đối trọng Trung Quốc mà các chuyên gia Mỹ đánh giá, thì Ấn Độ phải biết rằng "khi là một bộ phận trong lưỡi cưa của Mỹ thì chẳng có gì đáng kiêu hãnh".

Mối tương quan quan hệ giữa Mỹ - Ấn Độ - Trung Quốc luôn là đề tài nóng. Đây là những nền kinh tế lớn trên thế giới, và cũng tồn tại những tranh chấp địa chính trị nhất định, nhất là trong khu vực châu Á.

Mỹ và Ấn Độ về lý thuyết có quan hệ song phương khá tốt, mặc dù còn lấn cấn ở việc Mỹ cũng xem Pakistan là đồng minh, trong khi nước này là đối trọng của Ấn Độ.

Trong khi đó, New Delhi cũng có tiếng nói trong khu vực, và cũng được xem là đối thủ xứng tầm của Trung Quốc trong việc tranh giành sức ảnh hưởng về kinh tế, chính trị.

Việc hai trong số các đối trọng lớn nhất của mình trở nên thân thiết là điều Trung Quốc mặc nhiên không cảm thấy dễ chịu.

Bài báo nêu trên cũng đặt dấu hỏi với phía Ấn Độ rằng, liệu việc chơi thân với Mỹ có thực sự giúp ích gì cho chính quyền của ông Modi hay không.

Trong bài có đoạn: “Ấn Độ liệu có đạt được bao nhiêu lợi ích thực tế từ điều này? Trong thời của (cựu tổng thống Mỹ) Barack Obama, nhằm thuyết phục Ấn Độ, ông ta đã hứa ủng hộ Ấn Độ một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhưng không hề có hành động thực tế nào. Liệu ông Trump có tạo ra những bước đi thực chất để giúp Ấn Độ hay không? Khó nói lắm. Liệu ông Trump có đặt áp lực thêm lên Pakistan về các cáo buộc bảo trợ khủng bố ở nước này không? Câu trả lời có vẻ như sẽ không khả quan”.

Một trong những mối quan tâm chính của Trung Quốc ở cuộc gặp Trump - Modi lần này là các thỏa thuận giữa Mỹ và Ấn Độ về buôn bán vũ khí.

Trước ngày diễn ra sự kiện hai lãnh đạo này gặp nhau, báo chí đã nhắc về việc Ấn Độ muốn mua các máy bay không người lái mà Mỹ đang sử dụng ở chiến trường Afghanistan và Iraq.

Đài Fox News của Mỹ dẫn lời tư lệnh về hưu Jack Keane nói rằng Ấn Độ mong muốn tự bảo vệ mình, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương và những quốc gia bao quanh Ấn Độ, ví dụ là cơ sở quân sự ở Djibouti. (Tuoitre)
-----------------------------

Uy tín nước Mỹ giảm mạnh dưới thời ông Trump

Kết quả thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy uy tín của “chú Sam” đã giảm mạnh trong mắt công chúng thế giới dưới thời tổng thống Donald Trump.

tong thong my donald trump (phai), thu tuong duc angela merkel va thu tuong canada justin trudeau tai hoi nghi g7 o sicily, y ngay 26-5 - anh: reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải), thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Canada Justin Trudeau tại hội nghị G7 ở Sicily, Ý ngày 26-5 - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, cuộc thăm dò dư luận thực hiện tại 37 quốc gia cho thấy tỉ lệ công chúng thế giới ủng hộ nước Mỹ đã giảm xuống còn 49% sau 5 tháng cầm quyền của ông Trump.

Đây là mức giảm đáng kể nếu so với 64% ở giai đoạn cuối trong 8 năm cầm quyền của ông Barack Obama.

Đáng chú ý là uy tín của nước Mỹ giảm sâu hơn tại một số quốc gia đồng minh thân thiết của Mỹ, trong đó có các láng giềng Mexico và Canada và những đối tác châu Âu như Đức và Tây Ban Nha.

Kể từ khi lên nắm quyền tháng 1-2017, tổng thống Donald Trump đã rất sốt sắng trong việc hiện thực hóa chủ trương “Nước Mỹ là trên hết” như từng cam kết lúc tranh cử.

Kể từ đó tới nay, ông hối thúc việc xây dựng bức tường dọc theo biên giới giữa Mỹ và Mexico, tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris, cáo buộc các nước như Canada, Đức và Trung Quốc đã có những điều khoản hợp tác thương mại bất công với Mỹ.

Trong chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài đầu tháng 6 năm nay, mặc dù được tiếp đón nồng hậu tại Saudi Arabia nhưng ông Trump lại bị tiếp đón lạnh nhạt từ các đối tác châu Âu sau một loạt những chỉ trích của ông về mức đóng góp ngân sách NATO, các thỏa thuận về khí hậu, thương mại.

Chỉ 30% người dân Mexico cho biết vẫn còn giữ quan điểm ủng hộ nước Mỹ, giảm nhiều so với 66% ở giai đoạn cuối thời cầm quyền của ông Obama.

Tại Canada và Đức, tỉ lệ ủng hộ Mỹ cùng giảm 22%, lần lượt còn 43% và 35%.

Báo cáo của Trung tâm Pew nên nhận định: “Tỉ lệ ủng hộ với nước Mỹ giảm ở khắp nơi, từ châu Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi”.

Báo cáo cũng cho biết chỉ 22% số người tham gia thăm dò nói họ tin rằng ông Trump sẽ có những quyết định đúng đắn về các vấn đề thế giới. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với 64% người tin tưởng ông Obama.

Cuộc thăm dò dư luận của Pew được tiến hành trong khoảng thời gian từ 16-2 đến 8-5 với 40.447 người ở 37 quốc gia.(Tuoitre)
--------------------------

Hạ viện Mỹ đề xuất ngân sách quốc phòng gần 700 tỉ USD

 Ngân sách quốc phòng năm tới của Mỹ được đề xuất cao hơn cả đề nghị của tổng thống Trump trước đó vì quân Mỹ phải tham chiến quá nhiều.

binh si my (trai) tham gia tap tran cung binh si philippines - anh: afp

Binh sĩ Mỹ (trái) tham gia tập trận cùng binh sĩ Philippines - Ảnh: AFP

Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ đã đề xuất khoản chi tiêu quốc phòng trong tài khóa 2018 (bắt đầu từ 1-10 tới) trị giá 696,6 tỉ USD, cao hơn 28,5 tỉ USD, so với đề nghị trước đó của Tổng thống Donald Trump.

Dự kiến, trong ngày 28-6, các nghị sĩ của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa sẽ thảo luận và đưa ra thay đổi nếu có đối với dự thảo trên.

Phát biểu với báo giới ngày 26-6, nghị sĩ Mac Thornberry Chủ tịch Ủy ban Quân lực Hạ viện nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng chi tiêu quốc phòng nhằm củng cố lực lượng quân đội vốn phải tham chiến gần như liên tục trong suốt 15 năm qua.

Dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) của ủy ban trên bao gồm một khoản trị giá 621,5 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng cơ bản cùng 75 tỉ USD cho quỹ chiến tranh Các chiến dịch bất ngờ tại nước ngoài.

Ngân sách quốc phòng cơ bản như vậy không cao hơn mức ban đầu mà ủy ban của Hạ viện mong muốn là 640 tỉ USD nhưng họ có thể chuyển 10 tỉ USD của phần chiến dịch nước ngoài cho phần bảo vệ trong nước.

Nếu dự thảo trên được ban hành, Lầu Năm Góc có thể mua thêm 17 chiếc máy bay F-35 và 8 chiếc máy bay Boeing Co F-18s, trong khi Hải quân cũng sẽ được phép mua thêm 5 chiếc tàu (trong đó có tàu khu trục) so với đề nghị ngân sách ban đầu của Tổng thống Donald Trump.

Bên cạnh đó, quân đội Mỹ sẽ có thêm 17.000 binh sĩ, trong đó riêng lực lượng Lục quân sẽ tăng thêm 10.000 binh sĩ, vệ binh quốc gia thêm 4.000 và quân dự bị thêm 3.000.

Dự thảo cũng đề xuất tăng 2,4% lương cho binh sĩ, cao hơn chút ít so với mức Lầu Năm Góc đề xuất.

Mặc dù dự thảo trên cao hơn so với đề nghị ngân sách của Tổng thống Trump nhưng vẫn phù hợp với danh sách các nhu cầu chưa được cấp vốn mà Ủy ban Quân lực Hạ viện trình lên Quốc hội.

Theo dự thảo ngân sách được công bố ngày 23-5 vừa qua, tổng thống Donald Trump đề xuất tăng 10% ngân sách cho Lầu Năm Góc.

Mức đề xuất này đã tăng hơn 50 tỉ USD so với mức ngân sách cơ sở năm 2017. Tuy nhiên, con số này chỉ nhiều hơn 3% so với các đề xuất mà chính quyền của tổng thống Barack Obama từng đưa ra.

Cụ thể, ngân sách quốc phòng được chính quyền ông Trump đề xuất cho tài khóa 2018 là 574 tỉ USD trong thời bình, thêm 65 tỉ USD chi tiêu bổ sung trong trường hợp xảy ra chiến tranh, tức là tổng cộng 639 tỉ USD.

Hôm 27-2, trong cuộc gặp với các thống đốc tại Nhà Trắng, tổng thống Trump đã cam kết "chi cho quân đội nhiều nhất trong lịch sử Mỹ", nhưng nhiều chính trị gia đảng Cộng hòa vẫn cho rằng mức tăng mà Tổng thống đề xuất trên vẫn còn chưa đủ.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 28-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 28-06-2017

    Nga-Mỹ kích hoạt chạy đua vũ trang nhưng sẽ không "mua sắm điên cuồng"; Quan chức Mỹ nóng lòng bán vũ khí cho Đài Loan; Khủng bố ở Marawi lấy xuồng tải vũ khí, quyết không đầu hàng; Quân đội Philippines bác chuyện đổi con tin lấy trùm khủng bố

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 27-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 27-06-2017

    Nga 'dàn trận' chờ tàu sân bay Anh; Dùng bối cảnh ngoài cho suy tính trong; London nghi Moscow chỉ đạo tin tặc tấn công quốc hội Anh; Nguy cơ chạy đua hạt nhân Nga - Mỹ

Bài cùng chuyên mục