Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 27-06-2017

  • Cập nhật : 27/06/2017

Nga 'dàn trận' chờ tàu sân bay Anh

Nga được cho là đang chuẩn bị sứ mệnh do thám khổng lồ nhằm thu thập thông tin càng nhiều càng tốt về tàu sân bay mới nhất của Anh.

Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh chuẩn bị rời xưởng đóng tàu quân sự Rosyth ở hạt Fife, lên đường thực hiện chuyến thử nghiệm đầu tiên ở Biển Bắc trong 6 tuần, theo tờ The Guardian ngày 26.6.

Dự án đóng tàu sân bay có độ choán nước 65.000 tấn này được triển khai từ năm 2009, và đến nay ước tính chi phí vào khoảng 3,5 tỉ bảng Anh (tương đương 4,46 tỉ USD).

Giới chức lãnh đạo hải quân Anh cảnh báo rằng Nga đã sẵn sàng mọi thứ, từ máy bay, tàu quân sự đến tàu ngầm để theo dõi nhất cử nhất động của HMS Queen Elizabeth một khi nó tiến vào Biển Bắc, vùng biển ở phía bắc Đại Tây Dương, giáp các quốc gia ở Bắc và Tây Âu.

Phía Anh cho rằng hải quân Nga sẽ sử dụng tàu ngầm hạt nhân lớp Akula cùng với tàu trinh sát lớp Vishnya và máy bay do thám Tu-214R để theo dấu tàu sân bay của nước này.

Một nguồn tin hải quân Anh cho hay: “Chúng tôi cũng sẽ làm như vậy nếu họ đưa vào thử nghiệm một con tàu lớn mới toanh”, theo tờ Sunday Times

tau san bay  hms queen elizabeth co chieu dai 280 m, rong 70 maircraftcarrieralliance.co.uk

Tàu sân bay  HMS Queen Elizabeth có chiều dài 280 m, rộng 70 mAIRCRAFTCARRIERALLIANCE.CO.UK

Nguồn tin bổ sung: “Người Nga muốn thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Dấu hiệu âm thanh, các tín hiệu nhận dạng trên radar, liên lạc, mọi thứ cần thiết để họ theo dõi hoặc khoanh vùng mục tiêu trong tương lai”.

Trước đó, hạm trưởng, đại tá Simon Petitt mô tả con tàu sẽ là vũ khí “chết chóc” nhất trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), mang theo dòng máy bay tiêm kích tàng hình đa năng F-35B Lightening II. 

HMS Queen Elizabeth, có khả năng mang theo tối đa 40 máy bay, được dự kiến sẽ hoàn tất chuyến đi biển đầu tiên và cập cảng nhà ở thành phố Portsmouth vào mùa thu năm nay. (Thanhnien)
-----------------------------

Dùng bối cảnh ngoài cho suy tính trong

Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết không phải sang năm mà ngay trong năm nay, chính phủ sẽ trình quốc hội dự thảo hiến pháp sửa đổi.

Đối với mọi quốc gia, sửa đổi hiến pháp hiện hành luôn là chuyện đại sự liên quan đến vận mệnh đất nước hiện tại cũng như tương lai. Đối với Nhật Bản, ý nghĩa và tầm quan trọng còn lớn hơn nữa bởi hiến pháp hiện hành do Mỹ soạn thảo và áp đặt cách đây 70 năm.

Dùng bối cảnh ngoài cho suy tính trong - ảnh 1

Lâu nay, Thủ tướng Abe theo đuổi chủ ý sửa đổi hiến pháp, đặc biệt là điều 9. Điều này quy định Nhật Bản không có quân đội thực thụ mà chỉ có Lực lượng phòng vệ, tức là hạn chế rất đáng kể phạm vi hoạt động của lực lượng vũ trang nước này.

Ở thời nay phải có quân đội thực thụ thì mới có thể gây dựng được vai trò và ảnh hưởng chính trị an ninh khu vực lẫn thế giới. Ông Abe muốn làm điều đó cho Nhật Bản nên kiên định sửa đổi hiến pháp, tối thiểu thì cũng phải thay điều 9 và tốt nhất là soạn thảo luôn hiến pháp mới thay thế. Vị thủ tướng này tỏ ra nóng lòng bởi muốn tận dụng bối cảnh hiện tại để thuyết phục những người còn phản đối thay đổi nhận thức và quan điểm, để có được sự hậu thuẫn chính trị cần thiết trong xã hội cũng như trong quốc hội cho chuyện sửa đổi hoặc thay thế hiến pháp hiện hành. Tình hình an ninh khu vực nhiều biến động và các động hướng chính sách mới ở Mỹ đòi hỏi Nhật Bản tự lập hơn trong đảm bảo an ninh. Đây chính là bối cảnh bên ngoài giúp ông Abe thực hiện được suy tính bên trong.(Thanhnien)
---------------------------

London nghi Moscow chỉ đạo tin tặc tấn công quốc hội Anh

Chính phủ Nga đang trở thành đối tượng bị tình nghi sau khi kết quả điều tra ban đầu cho thấy có gần 90 tài khoản email với mật khẩu yếu của các nghị Anh đã lọt vào tay tin tặc.

Dù cuộc điều tra vừa được khởi động và danh tính các nghi can có thể khó xác định một cách chính xác, mũi dùi đang chĩa về Moscow, theo tờ The Guardianngày 26.6.

Thông tin trên được tiết lộ sau khi báo chí Anh đưa tin về vụ tấn công nhằm vào Điện Westminster từ ngày 24.6. Gần 90 tài khoản email thuộc về các nghị sĩ đã rơi vào tay tin tặc, theo một người phát ngôn của quốc hội.

Hệ thống mạng và máy tính trúng đòn tấn công được mọi nghị sĩ thuộc lưỡng viện sử dụng, và chính quyền Thủ tướng Theresa May cũng không ngoại lệ, do nội các tương tác thường xuyên với giới nghị sĩ.

Bán mật mã email nghị sĩ Anh trên mạng

Tờ The Times là một số các tờ báo loan tin bọn tin tặc đang rao bán mật khẩu của các nghị sĩ trên mạng.

tin tac da lay duoc khoang 1% trong so 9.000 email cua dien westminsterafp

Tin tặc đã lấy được khoảng 1% trong số 9.000 email của Điện WestminsterAFP

Nhằm ngăn chặn những vụ xâm nhập, giới hữu trách đã buộc phải ngưng cho phép các nghị sĩ truy cập vào tài khoản email của mỗi người và nhanh chóng can thiệp để giảm đến mức tối thiểu mức độ tổn hại.

The Guardian dẫn lời một nguồn tin an ninh mạng cho hay: “Đây là một vụ tấn công kiểu brute force [kỹ thuật nhập liên tục các chuỗi mật khẩu ở phần đăng nhập]. Có vẻ như hung thủ nhận được sự hỗ trợ của một chính quyền nào đó”.

Các nghị sĩ cũng cho biết nghi ngờ đang tập trung vào những chính phủ như Nga và CHDCND Triều Tiên.

Nga hiện chưa có phản ứng trước cáo buộc trên (Thanhnien)
-------------------------

Nguy cơ chạy đua hạt nhân Nga - Mỹ

Quốc hội Mỹ đang gây áp lực buộc Nhà Trắng rút khỏi một hiệp ước hạt nhân then chốt với Nga, kéo theo nguy cơ chạy đua vũ trang mới.

Các nghị sĩ có ảnh hưởng của Mỹ, bao gồm cả nhiều thành viên đảng Cộng hòa, đang thúc giục chính quyền Tổng thống Donald Trump từ bỏ Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) do Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký năm 1987. Trong đó, hai bên cam kết tiêu hủy và không sử dụng tên lửa phóng từ trên bộ có tầm bắn từ 500 - 5.500 km.

Chuyên san Politico hôm qua dẫn lời nghị sĩ Mike Rogers, Chủ tịch Tiểu ban các lực lượng chiến lược chịu trách nhiệm giám sát vũ khí hạt nhân của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, tuyên bố Washington “không thể tiếp tục thực thi một hiệp ước khi mà bên còn lại đã chối bỏ từ lâu”. Trước đó, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm INF khi “bí mật triển khai ít nhất một khẩu đội tên lửa hành trình SSC-8” ở biên giới với các nước châu Âu. Theo giới quan sát, nhiều khả năng đây là phiên bản trên bộ của tên lửa Kalibr phóng từ tàu ngầm và tàu chiến, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Đáp lại, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov liên tục nhấn mạnh Moscow hoàn toàn tuân thủ INF.

Theo Politico, thượng nghị sĩ Tom Cotton đề xuất dự luật tuyên bố Nga vi phạm INF, đồng thời cho phép Mỹ chuyển giao tên lửa tầm trung cho các đồng minh, thiết lập chương trình phát triển tên lửa mới cũng như cấp kinh phí 500 triệu USD cho các chiến lược đối phó Moscow. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng đang nỗ lực cưỡng lại áp lực từ quốc hội cũng như cảnh báo với Tổng thống Trump về những hậu quả khó lường nếu xé bỏ INF. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry cho rằng từ bỏ INF “chỉ có thể dẫn đến mối đe dọa lớn hơn”. Ông Richard Burt, nhà đàm phán chính của Mỹ về Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân (START) ký với Liên Xô năm 1991, cảnh báo cấu trúc kiểm soát vũ khí song phương đang tan rã và nếu INF sụp đổ sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện.

Những thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh quan hệ song phương đang lâm vào căng thẳng cao độ sau vụ máy bay Mỹ bắn hạ chiến đấu cơ Syria hồi tuần trước cũng như vì cuộc điều tra nghi vấn Moscow can thiệp vào kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Hôm 19.6, Moscow tuyên bố xem mọi máy bay thuộc liên quân do Mỹ dẫn đầu bay ở phía tây sông Euphrates (Syria) là mục tiêu tiềm tàng. Dù vậy, Reuters dẫn lời giới chức quân đội Mỹ cho hay vẫn tiếp tục duy trì đường dây nóng với Nga nhằm tránh nguy cơ va chạm trên không. *Thanhnien)
 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-06-2017

    Nhật thử tên lửa diệt hạm nhanh gấp ba lần âm thanh; Châu Âu đã nhiều năm ngăn chặn Nga tung tin giả; Dân Mỹ đã ngán chuyện điều tra ông Trump dính líu tới Nga?

  • Tin thế giới đáng chú ý 27-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 27-06-2017

    Thái Lan phanh phui bê bối thết đãi quan chức 'món tráng miệng' là... thiếu nữ; Bahrain cáo buộc Qatar leo thang quân sự ở vùng Vịnh; Myanmar và Thái Lan tiêu hủy số ma túy trị giá 1 tỷ USD; Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Nhật Bản

Bài cùng chuyên mục