Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 28-06-2017

  • Cập nhật : 28/06/2017

Nga-Mỹ kích hoạt chạy đua vũ trang nhưng sẽ không "mua sắm điên cuồng"

 Trên thế giới, tiêu thụ vũ khí sẽ tăng trưởng ổn định, nhưng sẽ không xuất hiện tình trạng "mua sắm điên cuồng", vì ngân sách căng thẳng, việc mua sắm vũ khí tiên tiến như chiến đấu cơ F-35 cũng không phải dễ dàng.

may bay chien dau tang hinh f-35a my lan dau tien bay bieu dien o trien lam hang khong quoc te paris, phap. anh: afp/cankao

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Mỹ lần đầu tiên bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không quốc tế Paris, Pháp. Ảnh: AFP/Cankao

Hãng tin Reuters (Anh) gần đây cho rằng trên thế giới các cuộc xung đột quân sự liên tiếp xảy ra, mối đe dọa không ngừng gia tăng, điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy các nước tăng cường mua sắm vũ khí. Nhưng các quan chức chính phủ và trong ngành ở Mỹ, châu Âu, Nga và khu vực Trung Đông cho rằng trong ngắn hạn, đơn đặt hàng vũ khí sẽ không tăng mạnh.
Triển lãm hàng không quốc tế Paris, Pháp là triển lãm hàng không có quy mô lớn nhất và lâu đời nhất trong lịch sử thế giới. Theo giám đốc điều hành nhiều doanh nghiệp, Triển lãm hàng không quốc tế Paris 2017 bận rộn hơn so với các năm trước. Điểm sáng của triển lãm năm nay là máy bay chiến đấu tàng hình F-35 (do Công ty Lockheed Martin Mỹ sản xuất) tiến hành bay biểu diễn trên không.
Tuy nhiên, giám đốc cấp cao của doanh nghiệp này cũng cảnh cáo rằng việc bán vũ khí cho nước ngoài cần thời gian vài năm mới có thể hoàn thành, chính phủ các nước NATO phải mất nhiều thủ tục hành chính và ngân sách mới có thể tăng chi tiêu quân sự để đáp ứng mục tiêu dành 2% GDP cho chi tiêu quân sự theo quy định. 
Quan chức hãng Boeing dự tính tiêu thụ vũ khí sẽ tăng trưởng ổn định, nhưng đã cảnh cáo đối với việc “tranh mua”. Gần đây, quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục căng thẳng, gây lo ngại có thể tiếp tục xảy ra chạy đua vũ trang. Nhưng, quan chức cấp cao hai nước này thống nhất cho rằng sẽ không xuất hiện tình hình “mua sắm điên cuồng” để mở rộng vũ khí trang bị. 
may bay chien dau tang hinh f-35a my lan dau tien bay bieu dien o trien lam hang khong quoc te paris, phap. anh: defense news

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Mỹ lần đầu tiên bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không quốc tế Paris, Pháp. Ảnh: Defense News

Tại Triển lãm hàng không Paris, ông Dmitry Shugaev - quan chức cấp cao cơ quan thương mại vũ khí Moscow Nga trả lời phỏng vấn cho rằng mặc dù phương Tây tiến hành trừng phạt Nga, các nhà chế tạo vũ khí Nga vẫn có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhưng đặc điểm tính chu kỳ của thương mại vũ khí và căng thẳng ngân sách đã kiềm chế triển vọng tăng mạnh tiêu thụ vũ khí toàn cầu. 
Ông Shugaev còn giữ thái độ nghi ngờ đối với khả năng các nước thành viên NATO sẽ tăng nhanh ngân sách quân sự, cho dù các nước thành viên NATO cam kết nỗ lực thực hiện mục tiêu dành 2% GDP cho chi tiêu quân sự. (Viettimes)
----------------------

Quan chức Mỹ nóng lòng bán vũ khí cho Đài Loan

4 nghị sỹ đảng Cộng hòa và 4 nghị sỹ đảng Dân chủ đã viết thư kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục hỗ trợ vững chắc cho Đài Loan, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí giúp hòn đảo này đối phó với Trung Quốc, bất kể gần đây Washington có vẻ nhún nhường trong ngoại giao với Bắc Kinh.

Tạp chí Foreign Policy trích dẫn bức thư các nghị sỹ Mỹ gửi lên Tổng thống Donald Trump: “Chúng tôi đề nghị ông thông qua chính sách hỗ trợ thường xuyên và nhất quán cho nỗ lực bảo vệ (chủ quyền) của Đài Loan và không cho phép những mối quan ngại về Trung Quốc được ưu tiên hơn Đài Loan”.

Các nghị sỹ cũng nêu ra danh sách các vũ khí đang chờ được bán cho Đài Loan trong bức thư này. Đến nay, chính quyền của Donald Trump vẫn chưa chính thức thông báo cho quốc hội Mỹ về thương vụ này.

Việc trình lên quốc hội sẽ là một bước quan trọng trong tiến trình thúc đẩy thỏa thuận vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan. “Chúng tôi yêu cầu chính quyền gửi những thông báo này tới quốc hội ngay lập tức”, bức thư nói, “Mặc dù có phạm vi khiêm tốn, chúng vẫn là dấu hiệu quan trọng trong việc duy trì sự hỗ trợ nhất quán của Mỹ dành cho Đài Loan”.

Theo nhận định của các nghị sỹ Mỹ, sự hỗ trợ của Washington đặc biệt có ý nghĩa với Đài Bắc, đặc biệt là trong bối cảnh “Trung Quốc đang gia tăng áp lực kinh tế và các chiến thuật đe dọa quân sự” chống lại Đài Loan kể từ sau cuộc bầu cử của Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, gây căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Bức thư phản ánh sự lo lắng hiện nay ở Đài Loan về việc Mỹ chậm thúc đẩy hợp đồng vũ khí cũng như sự "thân thiết đáng ngại" giữa Washington và Bắc Kinh. Bên cạnh đó, các quan chức và các nhà lập pháp Mỹ cũng cho rằng Donald Trump sẽ cắt đứt sự hỗ trợ kéo dài 4 thập kỷ qua của Washington dành cho Đài Bắc. Hồi tháng Tư, khi trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Tổng thống Mỹ cho biết sẽ tham vấn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi nói chuyện với nhà lãnh đạo Đài Loan. Mục đích là tránh “gây khó khăn” cho Bắc Kinh.

Lúc đó, ông Trump chia sẻ: “Ông ấy (Tập Cận Bình) là bạn tôi. Tôi nghĩ ông ấy thực sự là một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Và tôi không muốn làm bất cứ thứ gì theo cách đó. Vì thế, dĩ nhiên tôi muốn nói chuyện với ông ấy đã”.

Những bình luận của Tổng thống Trump và thái độ im lặng trước việc ngừng hỗ trợ gói vũ khí của chính quyền đã làm gia tăng lo ngại ở Washington rằng ông Trump có thể sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc mà không cần phải nhận lại gì nhiều. Tổng thống Mỹ đã cho thấy ông sẵn sàng bỏ qua các cuộc tranh chấp thương mại hay các vấn đề gây tranh cãi khác nếu Trung Quốc thu hẹp các mối quan hệ kinh tế với phía Triều Tiên.

Kể từ khi được bầu cử hồi tháng 11, lập trường của Donald Trump về Trung Quốc và Đài Loan đã quay ngoắt 180 độ và khiến các nhà ngoại giao châu Á bối rối. Chỉ không lâu sau khi chiến thắng, Trump dường như vẫn còn sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan khi ông phá vỡ giao ước được thiết lập lâu nay và nhận cú điện thoại của nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Nhưng rồi ông Trump đã từ chối các cuộc gọi khác và hạ thấp giọng đe dọa trừng phạt thương mại Trung Quốc trước đó.

Theo chính sách “Một Trung Quốc”, Hoa Kỳ chỉ có thể công nhận 1 chính phủ là Bắc Kinh. Nhưng nước này cũng đã cung cấp vũ khí cho Đài Loan và có một mối quan hệ không thực sự rõ ràng với chính quyền ở Đài Bắc.

Thượng nghị sỹ John McCain là một trong 8 nghị sỹ ký vào thư đề nghị nói trên. Trong bức thư, các thượng nghị sỹ đã đề nghị Mỹ cần tham vấn chặt chẽ cho Đài Loan khi nhu cầu quân sự của đảo này càng ngày càng lớn như máy bay chiến đấu, tàu ngầm, các hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống chiến tranh điện tử. (Infonet)
-----------------------------

Khủng bố ở Marawi lấy xuồng tải vũ khí, quyết không đầu hàng

Quân đội Philippines cuối cùng cũng tìm ra được lý do tại sao khủng bố ở Marawi có thể trụ vững sau hơn 5 tuần quyết không đầu hàng khi đối mặt với đội quân chính quy, đào tạo bài bản.

khu vuc do cac nhom phien quan than is kiem soat o marawi duoc ngan cach voi khu vuc cua quan doi bang cac con song thong ra ho lanao (khoanh tron) - anh: twitter

Khu vực do các nhóm phiến quân thân IS kiểm soát ở Marawi được ngăn cách với khu vực của quân đội bằng các con sông thông ra hồ Lanao (khoanh tròn) - Ảnh: Twitter

Câu trả lời chính là các con sông ở thành phố Marawi. Nhóm phiến quân Maute thân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã sử dụng các con sông để tải thương ra ngoài, tải đạn vào trong suốt thời gian diễn ra chiến sự.

Hãng thông tấn AFP ngày 27-6 dẫn lời của Trung tá Jo-ar Herrera, người phát ngôn Sư đoàn Bộ binh số 1, cho biết chỉ mới biết tới chuyện này sau khi bắt được người đàn ông cùng chiếc xuồng chở đẩy vũ khí.

Ông Herrera không tiết lộ chi tiết về vụ bắt giữ và khẳng định quân đội đã tăng cường tàu tuần tra trên sông sau vụ việc.

Đường di chuyển của người đàn ông này được xác định là men theo sông Agus, xuôi xuống phía nam để ra hồ Lanao. 

Hiện vẫn chưa rõ đã có bao nhiêu đạn dược, vũ khí được chuyển vào cho lực lượng phiến quân bên trong Marawi bằng cách này cũng như có bao nhiêu trường hợp tương tự như người đàn ông kia

Trước đó, đã có nhiều bằng chứng cho thấy nhóm khủng bố ở Marawi, bao gồm cả nhóm Maute, được vũ trang rất tốt với súng bắn tỉa và súng chống tăng, trái ngược với quân chính phủ chỉ có súng bộ binh hạng nhẹ.

Thành phố Marawi nằm gần hồ Lanao trên đảo Mindanao miền nam Philippines. Trong suốt nhiều tuần liền, quân đội Philippines đã không thể tiến vào các khu vực bên kia sông Agus, nơi phiến quân kiểm soát kể từ ngày 23-5.

Thậm chí, trong một nỗ lực thọc sâu ngày 9-6, quân đội Philippines đã rơi vào ổ phục kích của quân khủng bố và mất tới 13 binh sĩ chỉ trong vòng 14 tiếng.

du duoc tang vien, song quan doi philippines van chua the ket thuc chien su o marawi - anh: reuters

Dù được tăng viện, song quân đội Philippines vẫn chưa thể kết thúc chiến sự ở Marawi - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 27-6 thừa nhận áp lực đang ngày càng đặt nặng lên quân đội nước này, theo đó họ phải đánh bại các nhóm phiến quân, kết thúc chiến sự ở Marawi trước khi Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu thông điệp quốc gia ngày 24-7.

"Áp lực lắm! Chiến sự Marawi vẫn còn đó, giết chóc vẫn xảy ra", ông Lorenzana nói trong cuộc phỏng vấn với đài truyền thanh DZRH. Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Philippines thừa nhận không có dấu hiệu nào cho thấy các tay súng ở Marawi sẽ đầu hàng.

"Chúng tôi có một cái loa, chúng tôi kêu họ 'đầu hàng đi, các người không thể thắng được đâu', nhưng chúng cứ tiếp tục chiến đấu. Chúng muốn chiến đấu tới chết", ông Lorenzana cho biết.

Quân đội Philippines bắt đầu mở các đợt tấn công dồn dập vào các khu vực do khủng bố kiểm soát trong hơn một tuần gần đây.

Theo các chỉ huy quân đội Philippines, chỉ còn chừng 120 tay súng bên trong Marawi và đang bị chia cắt ra 4, 5 khu vực khác nhau.

Người phát ngôn của tổng thống Philippines, ông Ernesto Abella, hôm nay tuyên bố không có chuyện chính phủ đối thoại với bọn khủng bố ở Marawi để giải cứu các con tin.(Tuoitre)
-------------------------------

Quân đội Philippines bác chuyện đổi con tin lấy trùm khủng bố

Quân đội Philippines đã từ chối trao đổi một con tin với cha mẹ của tên thủ lĩnh nhóm Maute và cũng vừa giải cứu 7 con tin trong cuộc giao chiến tại thành phố Marawi.

tong thong philippines rodrigo duterte phat bieu trong chuyen tham truong hoc tai thanh pho iligan ngay 20-6 - anh: reuters

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trong chuyến thăm trường học tại thành phố Iligan ngày 20-6 - Ảnh: Reuters

"Quân đội đã giải cứu 7 con tin và họ đang báo cáo về nhiệm vụ này" - phát ngôn viên Lực lượng Đặc nhiệm Marawi, trung tá Jo-Ar Herrera tuyên bố trong một cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình ngày 27-6.

Cuộc chiến giữa quân đội Philippines và những kẻ khủng bố liên kết với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn tiếp diễn tại thành phố Marawi trên đảo Mindanao.

Lực lượng quân đội Philippines đã tổn thất 70 quân nhân kể từ khi cuộc chiến nổ ra ngày 23-5 nhưng cũng cho biết đã tiêu diệt được gần 300 kẻ khủng bố, bao gồm cả các tay súng nước ngoài.

Trung tá Herrera cho biết những con tin vừa được giải cứu (vốn bị bắt giữ 3 tuần qua), kể lại rằng đã nhìn thấy Cha Teresito "Chito" Soganub, người bị bắt giữa làm con tin trong những ngày đầu xảy ra giao tranh, vẫn còn sống.

Dù vậy, theo Reuters, chính phủ Philippines đã từ chối đàm phán trao đổi Cha Soganub với cha mẹ của tên thủ lĩnh phiến quân Hồi giáo đang chiếm giữ một phần thành phố Marawi.

Phát ngôn viên tổng thống Ernesto Abella đã tuyên bố chính quyền Manila sẽ không thỏa thuận gì với nhóm phiến quân Maute vì như vậy sẽ đi ngược lại các chính sách của chính phủ và bất kỳ ai cố gắng mặc cả liên quan đến vấn đề này đều không có thẩm quyền để làm như vậy.

Nhật báo Inquirer đưa tin tên Abdullah Maute, một trong hai anh em ruột đang chỉ huy nhóm phiến quân Maute, đã nói với những người đóng vai trò trung gian rằng y muốn cha mẹ của y, bị chính quyền bắt giữ sau khi xảy ra cuộc chiến, được trả tự do. Đổi lại y sẽ thả Cha Soganub.

Hậu quả của cuộc chiến kéo dài hơn 1 tháng qua là hàng trăm ngàn người dân mất nhà cửa, thương vong và buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. 

may bay quan doi philippines tiep tuc khong kich vao vi tri cua phien quan maute trong ngay 27-6 - anh: reuters

Máy bay quân đội Philippines tiếp tục không kích vào vị trí của phiến quân Maute trong ngày 27-6 - Ảnh: Reuters

Cùng ngày hôm nay (27-6), chính quyền Manila thông báo rằng tổng thống Rodrigo Duterte "vẫn còn sống, khỏe mạnh và không có vấn đề sức khỏe nào". Sự biến mất bất thường trong thời gian dài suốt tháng này của ông Duterte làm dấy lên quan ngại về tình hình sức khỏe của ông.

"Đầu tiên và trước hết, ông ấy vẫn sống và khỏe mạnh. Ông ấy chỉ đang bận rộng làm những việc ông ấy cần làm" - phát ngôn viên tổng thống Ernesto Abella nói với phóng viên.

"Thông thường ông ấy xuất hiện rất nhiều trước công chúng nhưng những khi ông ấy không xuất hiện là lúc ông ấy làm việc trong văn phòng, ký giấy tờ, đọc tài liệu, tham khảo ý kiến. Ông ấy thật sự rất bận rộn" - phát ngôn viên Abella nói thêm.

Đây là lần vắng mặt dài nhất của ông Duterte trước công chúng. Lần gần nhất ông Duterte xuất hiện trước công chúng là vào ngày 20-6 tại 2 thành phố gần với cuộc chiến đang xé nát Marawi. Ông đến đây để thăm binh sĩ và những người tị nạn chiến tranh.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 27-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 27-06-2017

    Nga 'dàn trận' chờ tàu sân bay Anh; Dùng bối cảnh ngoài cho suy tính trong; London nghi Moscow chỉ đạo tin tặc tấn công quốc hội Anh; Nguy cơ chạy đua hạt nhân Nga - Mỹ

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 27-06-2017

    Nhật thử tên lửa diệt hạm nhanh gấp ba lần âm thanh; Châu Âu đã nhiều năm ngăn chặn Nga tung tin giả; Dân Mỹ đã ngán chuyện điều tra ông Trump dính líu tới Nga?

Bài cùng chuyên mục