Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 18-08-2017
- Cập nhật : 18/08/2017
Trung Quốc tăng hợp tác với láng giềng của Ấn Độ
Nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 16-8 đưa tin trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương tới Nepal vừa qua, hai nước đã ký ba thỏa thuận hợp tác.
Cụ thể, Bắc Kinh đã đồng ý cung cấp một gói hỗ trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD cho Nepal. Ngoài ra, theo thông tin của Bộ Ngoại giao Nepal, một trong các thỏa thuận được ký hôm 15-8 là một thỏa thuận liên quan tới khai thác khí tự nhiên và dầu mỏ. “Trung Quốc sẵn sàng giúp Nepal tăng cường sự độc lập về năng lượng” - ông Uông nói.
Đáng chú ý, Trung Quốc cũng đồng ý cung cấp hỗ trợ cho Nepal để giúp nước này sửa chữa các đoạn cầu cùng cơ sở hạ tầng khác ở khu vực biên giới tại cảng Tatopani. Đây là một dự án xây dựng chung của hai nước. Nepal mong muốn Trung Quốc sẽ mở cảng này sớm sau khi cơ sở hạ tầng tại đây bị thiệt hại trong trận động đất hồi tháng 4-2015.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương (trái) bắt tay với người đồng cấp Nepal Bijay Kumar Gachhadar hôm 15-8. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương tới thăm Nepal từ hôm 14-8. Ông mô tả hai nước Nepal-Trung Quốc là “những người bạn và đối tác đáng tin cậy”. Quan chức Trung Quốc cũng nhấn mạnh sự hợp tác của Kathmandu trong sáng kiến “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh.
Chuyến thăm được thực hiện giữa bối cảnh căng thẳng biên giới Trung-Ấn ở cao nguyên Dokalam không có dấu hiệu hạ nhiệt. Trước chuyến thăm Nepal, ông Uông thậm chí đã tới tham dự quốc khánh của Pakistan và tuyên bố sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan.
Theo SCMP, căng thẳng Trung-Ấn khiến Nepal rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tờ Sputnik hôm 8-8 cũng từng đề cập tới vấn đề này khi Nepal đứng trước thế cờ cả hai nước lớn đều muốn giành được sự ủng hộ về vấn đề căng thẳng biên giới.
Trong khi đó, Thủ tướng Nepal Sher Bahadur Deuba sẽ có chuyến thăm Ấn Độ vào cuối tháng này. Trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Deuba, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã tới thủ đô Kathmandu của Nepal để tham dự Hội nghị ngoại trưởng lần thứ 15 của tổ chức Sáng kiến vùng vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC) hôm 10-8.
“Ảnh hưởng của căng thẳng Dokalam lên Nepal là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Nepal tin rằng lợi ích kinh tế chung và sự hợp tác giữa Trung-Ấn sẽ quan trọng hơn sự kình địch về địa chính trị và họ nên tránh đối đầu” - Rupak Sapkota, Tổng Thư ký Viện phân tích chiến lược Nepal, nhận định.
Trong khi đó, Bhaskar Koirala, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược Nepal, cho rằng Nepal rất dễ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc vì có vị trí nằm giữa hai quốc gia này. “Nepal rõ ràng phải duy trì trung lập để đảm bảo căng thẳng không nằm khỏi tầm kiểm soát và không lan rộng ra khu vực” - ông Koirala nói.(PLO)
-----------------------
Dân số Mỹ và Trung Quốc khác nhau chỗ nào?
Số người trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc đang giảm mạnh sau nhiều năm áp dụng chính sách một con, trong khi đó, Mỹ có dân số trẻ đông đảo và được bổ sung thêm từ nguồn dân nhập cư.
Đối với Trung Quốc, việc dân số già đi đồng nghĩa ngày càng có nhiều người lớn tuổi sống nhờ tiền tiết kiệm và lương hưu, trong khi để vận hành bệnh viện, chăm sóc y tế và trả lương hưu, nhà nước chỉ biết trông chờ vào tiền thuế do người trẻ đang đi làm đóng góp.
Theo tạp chí Forbes, Mỹ may mắn không rơi vào trường hợp Trung Quốc. Dòng người nhập cư từ khu vực Mỹ Latin cộng với thế hệ trẻ 8x, 9x đông đảo sẽ giúp nước Mỹ có đủ lực lượng lao động trong nhiều năm tới.
Nhân khẩu là chuyện hệ trọng đối với Bắc Kinh, bên cạnh vấn nạn ô nhiễm không khí và hệ thống ngân hàng có nhiều vấn đề.
Khác với nhiều thị trường đang lên, tỉ lệ gia tăng dân số ở Trung Quốc đã giảm xuống khoảng 6% - tương đương 7 triệu người mỗi năm sau khi trừ số người qua đời.
Các chuyên gia kinh tế dự báo con số đó sẽ giảm xuống còn 0 đến năm 2030.
Điều tồi tệ hơn là số người trong độ tuổi lao động (từ 15-64) ở Trung Quốc sẽ giảm 23 triệu trong 10 năm tới, ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng kinh tế và cả tiền thuế đóng cho nhà nước.
Thời kỳ trước, người lớn tuổi ở Trung Quốc được chăm sóc trong một đại gia đình nhiều thế hệ.
Nhưng chính sách một con đã khiến cấu trúc gia đình thay đổi rất lớn. Chưa kể lối sống thị thành ảnh hưởng kiểu văn hóa phương tây cũng đã có những tác động không nhỏ đến quan niệm sống của người trẻ tại Trung Quốc.
Lối sống đặt nặng tự do và hưởng thụ cá nhân này đã khiến mối ràng buộc gia đình lỏng lẻo đi rất nhiều trong bối cảnh thành công cá nhân cũng được xem làm thước đo khiến nhiều người trẻ chấp nhận hi sinh nhiều quan hệ khác để tập trung cho sự nghiệp cá nhân.
Về khía cạnh nhân khẩu thì Mỹ khá hơn Trung Quốc. An sinh xã hội của nước này vẫn ổn, và trên hết Mỹ còn trong tay một thế hệ trẻ có khả năng giúp cho nền kinh tế tiếp tục ổn định.(Tuoitre)
--------------------------------
Tướng Trung Quốc chỉ trích Mỹ 'sai lầm' ở Biển Đông
Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc ngày 17.8 tuyên bố những hành động 'sai lầm' của Mỹ liên quan đến Đài Loan, Hàn Quốc và Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin tưởng giữa quân đội hai nước.
Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc (trái) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đại tướng Joseph Dunford (trung tâm) tại thủ đô Bắc Kinh ngày 17.8 REUTERS
Theo Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tại cuộc gặp ở thủ đô Bắc Kinh vào sáng 17.8, thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc nói với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đại tướng Joseph Dunford rằng cơ chế xây dựng lòng tin giữa quân đội hai nước tiếp tục cải thiện.
“Tuy nhiên, những hành động sai lầm trong vấn đề Đài Loan, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc, tàu chiến và máy bay Mỹ hoạt động ở Biển Đông, Mỹ tiến hành trinh sát trên không và biển gần Trung Quốc gây ảnh hưởng lớn, tiêu cực đến mối quan hệ và sự tin tưởng giữa quân đội hai bên”, ông Phạm lưu ý.
Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc nhằm đối phói mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ trích THAAD đe dọa nền an ninh quốc gia của họ và sẽ không giúp làm xoa dịu tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.
Ông Phạm cho hay Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Mỹ nhằm tăng cường hợp tác, giải quyết bất đồng và vấn đề nhạy cảm một cách phù hợp và đảm bảo hợp tác quân sự trở thành động lực tích cực thúc đẩy mối quan hệ song phương.
Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, khẳng định nỗ lực duy trì mối quan hệ quân sự ổn định, nhưng vẫn còn tồn động nhiều bất đồng.
Bắc Kinh nhiều lần chỉ trích Mỹ điều tàu chiến tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, áp sát những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông và Washington tiếp tục bán vũ khí, hậu thuẫn Đài Loan.
Trong khi đó, Mỹ bày tỏ quan ngại trước những vụ chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay quân sự Mỹ, chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch trong chi tiêu quốc phòng.(Thanhnien)
----------------------------
Thảm sát trong nhà tù khiến 1/3 số tù nhân thiệt mạng
Thông tin ban đầu cho biết trung tâm tạm giam này của Venezuela chỉ giam giữ 105 tù nhân và có đến 37 tù nhân đã thiệt mạng.
Theo báo New York Post, ít nhất 37 tù nhân đã thiệt mạng trong một vụ bạo loạn nghiêm trọng tại một trung tâm tạm giam ở thành phố Puerto Ayacucho, thuộc bang Amazonas, miền Nam Venezuela.
Văn phòng Tổng công tố Venezuela cho biết có 14 nhân viên nhà tù bị thương trong vụ bạo loạn, đồng thời cho biết nhà chức trách đang tiến hành điều tra vụ việc được cho là xảy ra vào tối khuya 16-8.
Trước đó, Thống đốc bang trên, ông Liborio Guarulla đã xác nhận thông tin về vụ việc mà ông cho là một "cuộc thảm sát" này. Tại thời điểm xảy ra bạo loạn, trung tâm tạm giam nói trên giam giữ 105 tù nhân và nhiều tuần trước đã có báo cáo cho biết cơ sở vật chất của nhà tù không chứa nổi số tù nhân.
Thống đốc Guarulla thừa nhận với hãng tin Reuters rằng nhà xác trong nhà tù "bị quá tải" sau vụ thảm sát này.
Các đội cảnh sát đặc nhiệm đã được điều đến trấn áp cuộc đụng độ giữa các tù nhân thuộc các băng nhóm đối địch.
Báo New York Post dân lời ông Jose Mejías - thành viên hội đồng thành phố Puerto Ayacucho, cho biết tù nhân có trang bị vũ khí và kháng cự lại sự can thiệp của các đội đặc nhiệm.
Danh tinh các tù nhân thiệt mạng chưa được tiết lộ nhưng thông tin ban đầu cho biết họ thiệt mạng vì sự trấn áp của lực lượng đặc nhiệm và do sát hại lẫn nhau.
Đây là vụ bạo loạn gây nhiều thương vong nhất tại trung tâm tạm giam ở TP Puerto Ayacucho tính từ năm 2013 khi một vụ việc tương tự làm thiệt mạng đến 61 tù nhân.
Các nhà tù ở Venezuela, cũng tương tự như nhiều nhà tù ở các quốc gia Nam và Trung Mỹ, thường tràn đầy tình trạng căng thẳng bạo lực do các băng đảng tội phạm thống trị và đối địch nhau.
Ông Carlos Nieto, điều phối viên của tổ chức phi chính phủ Una Ventana a la Libertad cho biết hệ thống nhà tù ở Venezuela hiện hoạt động không tốt vì có "những người lẽ ra chỉ bị tạm giam trong 48 giờ nhưng phải ở nhà giam nhiều năm liền mà không được đưa ra xét xử".
Theo công bố chính thức, ở quốc gia Nam Mỹ Venezuela với hơn 31 triệu dân có 15.000 tù nhân hình sự, nhưng nhóm Quan sát Nhà tù ở Venezuela ước tính hiện có khoảng 50.000 người đang bị giam tại nhiều cơ sở giam giữ khác nhau trên khắp đất nước.
Nhưng tổ chức Una Ventana a la Libertad co biết tính đến cuối năm 2016, ở Venezuela số tù nhân lên đến 88.000 người trong khi sức chứa của các nhà tù chỉ đủ cho 35.000 chỗ. Vì thế có đến 33.000 tù nhân hình sự bị đưa vào các trung tâm tạm giam như ở TP Puerto Ayacucho.
Ông Carlos Nieto cho rằng ở các trung tâm tạm giam như trên, sức chứa đôi khi vượt gấp 4 lần con số cho phép.(Tuoitre)