Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 14-05-2017

  • Cập nhật : 14/05/2017

Nhật Bản muốn dùng tên lửa Tomahawk “tấn công phủ đầu“

Thủ tướng Nhật Bản coi tấn công bãi phóng tên lửa của Triều Tiên là hành động tự vệ. Hiện nay, để giải quyết vấn đề Triều Tiên, Mỹ đã mềm mỏng về lập trường bán tên lửa hành trình Tomahawk cho Nhật Bản.

thu tuong nhat ban shinzo abe

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Tờ The Japan Times Nhật Bản ngày 6/5 dẫn lời một quan chức Nhật Bản cho biết Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc mua sắm và triển khai tên lửa hành trình để ứng phó với các hoạt động thử hạt nhân và thử tên lửa mang tính khiêu khích của Triều Tiên.
Quan chức giấu tên này cho hay Chính phủ Nhật Bản cấp bách chi tiền cho nghiên cứu tính khả thi về sở hữu khả năng tấn công các cơ sở tên lửa của đối phương. Điều này có thể được đưa vào phương án ngân sách năm tài khóa 2018.
Tuy nhiên, vẫn có người trong Chính phủ và đảng cầm quyền Nhật Bản lo ngại việc sở hữu tiềm lực tấn công như vậy sẽ đi ngược lại nguyên tắc chỉ phòng thủ của Nhật Bản và gây phản ứng mạnh từ đảng đối lập, cho dù những năm gần đây họ đã cho biết không thể ngăn chặn được liên minh cầm quyền.
Quan chức này cho hay Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách mua sắm tên lửa hành trình Tomahawk. Loại tên lửa này đã được Mỹ sử dụng để tấn công một sân bay của Syria vào tháng 4/2017.
Tomahawk là một loại tên lửa hành trình tầm xa, cận âm, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Tầm bắn của Tomahawk đủ để từ biển Nhật Bản tấn công bất cứ nơi nào của Triều Tiên, có thể bay với độ cao rất thấp, từ đó càng không dễ bị radar phát hiện.

tau chien hai quan my phong ten lua hanh trinh tomahawk tan cong syria. anh: cankao

Tàu chiến Hải quân Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công Syria. Ảnh: Cankao

Quan chức này cho biết, Chính phủ Mỹ đang cân nhắc triển khai tên lửa Tomahawk trên tàu chiến Aegis của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Nếu thực sự nhập khẩu tên lửa Tomahawk, những tàu chiến này sẽ được cải tạo.
Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ - đồng minh an ninh của Nhật Bản từng giữ thái độ thận trọng với việc bán tên lửa hành trình cho Tokyo, nhưng xét tới tình hình căng thẳng của bán đảo Triều Tiên, lập trường của Mỹ đã trở nên mềm mỏng.
Để có được khả năng tấn công, Nhật Bản sẽ cần phải sửa đổi trước phương châm chỉ đạo của Kế hoạch phòng vệ mười năm, đồng thời xem xét lại Kế hoạch xây dựng quốc phòng 5 năm. Hai kế hoạch này đều được nội các Nhật Bản phê chuẩn vào cuối năm 2013.
Một tiểu ban vấn đề an ninh của Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền Nhật Bản dự tính sẽ đưa ra kiến nghị cải thiện khả năng phòng vệ Nhật Bản vào cuối tháng 5/2017, tập trung giúp Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu sở hữu khả năng tấn công.

tau khu truc aegis lop kongo cua luc luong phong ve bien nhat ban (anh tu lieu)

Tàu khu trục Aegis lớp Kongo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh tư liệu)

Tại hội nghị của một ủy ban thuộc Quốc hội Nhật Bản vào ngày 26/1/2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết căn cứ vào Hiến pháp đã giải thích lại cách đây không lâu của Nhật Bản, quyết định tấn công bãi phóng của đối phương khi không có sự lựa chọn nào sẽ thuộc hành động "tự vệ". Do đó, ông Shinzo Abe cho rằng sở hữu khả năng tấn công sẽ không tạo ra khó khăn cho Nhật Bản.(Viettimes)
------------------------------------

Nhật Bản có thể chọn hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore

Reuters đưa tin, các nguồn tin giấu tên của chính phủ và đảng Dân chủ Tự do cầm quyền Nhật Bản ngày 13/5 cho biết nước này đang thiên về việc lựa chọn hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore thay vì hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
 

he thong phong thu ten lua aegis ashore. (nguon: navy.mil)

Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore. (Nguồn: navy.mil)

Theo 3 nguồn tin chính phủ và 2 nguồn tin từ đảng cầm quyền, chính phủ Nhật Bản hiện đang nghiêng về Aegis Ashore vì hệ thống này có phạm vi bao quát lớn hơn, đồng nghĩa cần ít đơn vị hơn để bảo vệ Nhật Bản.

Ngoài ra, hệ thống Aegis Ashore có chi phí rẻ hơn, khoảng 70-80 tỷ yen (tương đương 618-706 triệu USD), so với mức hơn 100 tỷ yen của THAAD.

Được sản xuất bởi tập đoàn Lockheed Martin, Aegis Ashore là phiên bản đặt trên mặt đất của hệ thống Aegis phát triển cho tàu chiến.

Ngoài ra, việc trang bị hệ thống này sẽ giúp giảm gánh nặng giám sát 24/24 mà các tàu chiến Nhật Bản được trang bị hệ thống Aegis đang đảm nhận. 

Tokyo sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này trong những tháng tới, sau khi cử một nhóm khảo sát, có thể vào tháng này, đến Hawaii, nơi các lực lượng Mỹ điều hành cơ sở thử nghiệm hệ thống Aegis Ashore(Vietnam+)
-------------------------------

Myanmar tiến tới trao quyền lập pháp cho các địa phương

Trong một bước đi mang tính đột phá trong đối thoại chính trị giữa chính phủ và các nhóm vũ trang sắc tộc, Ủy ban Hỗn hợp về đối thoại hòa bình liên bang (UPDJC) của Myanmar đã đồng ý trao quyền lập pháp cho chính quyền các khu vực hoặc các bang. 

Phát biểu với báo giới tối 12/5 sau khi kết thúc cuộc họp của UPDJC, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Myanmar, ông U Zaw Htay, cho biết kết quả trên là 1 trong số 21 nội dung chi tiết sẽ được đưa ra để thông qua ở phiên họp thứ 2 của Hội nghị Hòa bình Panglong thế kỷ 21, dự kiến diễn ra ngày 24/5 tới tại thủ đô Nay Pyi Taw. 

Các nội dung đó bao gồm chủ quyền, bình đẳng, tự lập pháp, hệ thống dân chủ... Nếu được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên các bang của Myanmar được trao quyền lập pháp. Tuy nhiên, hiến pháp khu vực sẽ không được đi ngược lại hiến pháp quốc gia và hiến pháp hiện hành tai khu vực đó.

Theo ông U Zaw Htay, các nội dung khác đạt được tại cuộc họp do Cố vấn Nhà nước kiêm Chủ tịch UPDJC, bà Aung San Suu Kyi, chủ trì này liên quan đến lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, đất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. 

Cuối tháng 8/2016, cuộc họp đầu tiên của Hội nghị Hòa bình liên bang của Myanmar, còn gọi là Hội nghị Hòa bình Panglong thế kỷ 21, đã diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw với mục tiêu đoàn kết tất cả các nhóm sắc tộc ở Myanmar và xây dựng một liên bang dân chủ thông qua đối thoại.

Nội dung hội nghị tập trung vào khuôn khổ đối thoại chính trị quốc gia nhằm chấm dứt các cuộc xung đột giữa quân đội quốc gia và các nhóm vũ trang sắc tộc suốt gần 7 thập kỷ qua. 

Hội nghị có sự tham gia của 1.800 đại biểu đại diện cho chính phủ, quốc hội, quân đội, các đảng phái chính trị, các tổ chức sắc tộc vũ trang và không vũ trang, và các tổ chức xã hội dân sự(Vietnam+)
-----------------------------

Ấn Độ có thể trở thành cầu nối chiến lược giữa Nga và Phương Tây

Theo Sputniknews, các chuyên gia cho rằng quan hệ song phương Ấn Độ-Nga sẽ vượt qua các trở ngại nhỏ trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị cho một cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo hai nước.

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ ra tuyên bố cho biết: "Thủ tướng Narendra Modi bày tỏ hài lòng với bước tiến toàn diện tích cực trong hợp tác song phương giữa Ấn Độ và Nga." 

Tuyên bố trên cũng đánh giá cao "những trao đổi cấp cao thường xuyên giữa hai bên trong bối cảnh cả hai nước chào mừng lễ Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay."

Phó Thủ tưởng Nga Dmitry Rogozin đã tới Ấn Độ nhằm cùng với Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj chủ trì cuộc họp của Ủy ban Liên chính phủ Ấn Độ-Nga. 

Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St Petersburg (SPIEF) sẽ diễn ra từ ngày 1-3/6 tới đây. Trong chuyến thăm này, ông Modi sẽ có cuộc họp cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Đại sứ Ấn Độ tại Nga trong khoảng thời gian từ năm 2001-2011, ông P.P. Shukla đánh giá sự hội tụ chiến lược giữa Ấn Độ với Mỹ và phương Tây ngày càng gia tăng, đồng thời bày tỏ ủng hộ việc Ấn Độ đóng vai trò là một cầu nối chiến lược giữa phương Tây và Nga. 

Ông Shukla cho hay: "Nga và Mỹ là những đối tác quan trọng đối với chúng ta, và chúng ta có thể phát triển mối quan hệ với cả hai nước mà không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của chúng ta. Trên thực tế, chúng ta có thể trở thành cầu nối để cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Nga và chỉ chúng ta mới làm được điều đó."

Trước đó, ông Rogozin đã có các cuộc họp với Ngoại trưởng Ấn Độ Swaraj và thảo luận về một loạt các vấn đề trong khuôn khổ Ủy ban Liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và Văn hoá Ấn Độ-Nga (IRIGC-TEC), một diễn đàn chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề lớn liên quan đến quan hệ song phương. 

Sau đó tại cuộc họp báo chung, hai bên cho rằng các cuộc thảo luận đã "có kết quả." 

Theo đó, hai nước nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác trong một số lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, các dự án chung ở các nước thứ ba, năng lượng tái tạo, phát triển công nghệ quan trọng cho chương trình vũ trụ có người điều khiển.(Vietnamplus)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 14-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 14-05-2017

    Nga cảnh báo nguy cơ khủng bố bằng vũ khí hóa học; Nga chế nhạo việc ông Trump sa thải giám đốc FBI; Chiến đấu cơ Tejas của Ấn Độ thử thành công tên lửa không đối không; Mỹ - Ả rập Xê út: Hoàn tất hợp đồng vũ khí 100 tỷ USD

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 13-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 13-05-2017

    Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tiếp Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; Tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc sẽ xuyên thủng hệ thống THAAD của Mỹ?; 1.000 máy tính Bộ Nội vụ Nga bị tấn công mạng; Bà trùm mafia vượt ngục gây chấn động Guatemala 

Bài cùng chuyên mục