Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý sáng 22-08-2017
- Cập nhật : 22/08/2017
Hàng chục ngàn người biểu tình ở Hong Kong
Ngày 20-8, hàng chục ngàn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình việc bỏ tù ba thủ lĩnh sinh viên do liên quan đến các cuộc biểu tình năm 2014.
Người biểu tình phản đối việc bỏ tù các nhà hoạt động trẻ Hong Kong ngày 20-8 - Ảnh: Reuters
Hôm thứ năm tuần trước, 17-8, Hoàng Chi Phong, 20 tuổi, và hai nhân vật khác là Nathan Law, 24 tuổi, và and Alex Chow, 27 tuổi, bị tuyên án tù từ sáu đến tám tháng vì “hội họp bất hợp pháp" trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài nhiều tháng ở Hong Kong năm 2014.
Án tù cũng khiến cả ba bị cấm tham gia bộ máy lập pháp của Hong Kong trong năm năm. “Đó rõ ràng là một sự đàn áp chính trị nhằm tước quyền của người trẻ đứng vào các cuộc bầu cử” - Lau Siu Lai, nữ chính trị gia bị mất ghế trong vụ chửi Trung Quốc tại lễ tuyên thệ năm ngoái, nói.
Reuters mô tả dòng người tuần hành ở Hong Kong mang theo băng rôn và biểu ngữ phản đối việc bỏ tù các nhà hoat động trẻ.
Cựu thủ lĩnh sinh viên Lester Shum cho biết đây là cuộc biểu tình quy mô nhất kể từ cuộc “cách mạng dù” năm 2014 nhằm phản đối “việc sử dụng luật pháp khắc nghiệt và hình phạt hoàn toàn sai trái”.
Cảnh sát ước tính có khoảng 23.000 người tham gia biểu tình.
Ray Wong, 24 tuổi và là lãnh đạo một nhóm ủng hộ dân chủ Hong Kong, khẳng định bản án của ba nhà hoạt động đã giúp đoàn kết phong trào ủng hộ dân chủ bị chia rẽ vài năm qua.
Nhân vật bị chỉ trích là lãnh đạo tư pháp Hong Kong Rimsky Yuen, người được cho là đã phớt lờ ý kiến các quan chức khác phản đối việc đưa ra án tù.
Tuy nhiên ông Yuen bác bỏ cáo buộc bản án mang “động cơ chính trị”.
Cuộc biểu tình còn được gọi là "Cách mạng dù" hay "Phong trào dù" năm 2014 khiến Hong Kong gần như tê liệt trong gần 3 tháng. Những người biểu tình yêu cầu Bắc Kinh để thành phố 7,3 triệu dân được hưởng dân chủ đầy đủ, tuy nhiên họ đã không thành công.
Các lãnh đạo phong trào gồm Hoàng Chi Phong năm ngoái đã bị tuyên phạt lao động công ích nhưng cơ quan tư pháp Hong Kong sau đó xem xét lại và muốn đưa ra án tù.(Tuoitre)
-----------------------------
Mỹ giải thích việc giảm quân tập trận với Hàn Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết việc nước này giảm lực lượng tham gia tập trận chung với Hàn Quốc, bắt đầu từ hôm nay 21.8, không phải do căng thẳng với CHDCND Triều Tiên.
Phát biểu trước các phóng viên khi đang trên đường tới thăm Jordan, Bộ trưởng Mattis khẳng định cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi” (UFG) đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước với nội dung xoay quanh các chiến dịch tích hợp, theo Reuters.
“Cuộc diễn tập được tiến hành nhằm đảm bảo rằng chúng tôi đã sẵn sàng bảo vệ Hàn Quốc và các đồng minh khu vực. Số lượng tham gia được quy định để đạt được các mục tiêu tập trận. Trọng tâm của cuộc tập trận hiện là các chiến dịch tại sở chỉ huy cũng như sự tích hợp tác chiến”, ông Mattis nói.
Nhằm giảm căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc lẫn Nga đã kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc ngưng các cuộc tập trận trên, vì Triều Tiên lâu nay cáo buộc đây là “hành động chuẩn bị xâm lược”, theo Yonhap.
Cuộc tập trận chung UFG diễn ra từ ngày 21-31.8, quy tụ khoảng 50.000 binh sĩ Hàn Quốc và 17.500 lính Mỹ - giảm đáng kể so với con số 25.000 quân Mỹ hồi năm ngoái.(Thanhnien)
------------------
Xe tăng, trực thăng Trung Quốc tập trận răn đe Ấn Độ
Thời Báo Hoàn Cầu, tờ báo nổi tiếng “diều hâu” của Trung Quốc, ngày 20-8 đưa tin quân đội Trung Quốc tuần trước đã tiến hành tập trận bắn đạn thật, trong đó có triển khai xe tăng và trực thăng.
Thời Báo Hoàn Cầu trích dẫn một báo cáo của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 18-8 nói rằng “10 đơn vị quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) gồm các đơn vị hàng không và lực lượng thiết giáp, đã tham gia vào cuộc tập trận”.
Báo cáo không đề cập địa điểm diễn ra cuộc tập trận, mà chỉ cho biết cuộc tập trận được tiến hành bởi Chiến khu Tây bộ PLA, chiến khu chịu trách nhiệm cho các khu vực giáp biên giới với Ấn Độ. Phạm vi quản lý của chiến khu này gồm Tây Tạng, Tân Cương, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tứ Xuyên và Trùng Khánh.
Cuộc tập trận bắn đạn thật của quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng hồi tháng 7. Ảnh: CGTN
Báo cáo của CCTV nói rằng cuộc tập trận quân sự được tiến hành nhằm “đặt nền tảng cho chiến tranh cao nguyên”. Thời Báo Hoàn Cầucho biết CCTV đã công bố một đoạn video dài năm phút cho thấy cảnh “các xe tăng khai hỏa vào các mục tiêu trên các ngọn đồi, theo sau là các trực thăng bắn tên lửa vào các mục tiêu trên mặt đất”.
Nhắm trực tiếp vào New Delhi, Thời Báo Hoàn Cầu sau đó dẫn lời các nhà phân tích nói rằng cuộc tập trận nhằm “khiến Ấn Độ kinh hoàng” giữa bối cảnh căng thẳng tăng cao ở cao nguyên Dokalam.
Trước đó, hồi tháng 7, Thời Báo Hoàn Cầu cũng trích dẫn một báo cáo của CCTV cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 11 giờ đồng hồ ở Tây Tạng.
Cuộc tập trận mới nhất của quân đội Trung Quốc được tiến hành giữa bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn ở cao nguyên Dokalam tăng nhiệt trong hơn hai tháng qua. New Delhi kêu gọi hai bên cùng rút quân để tiến tới giải quyết căng thẳng, trong khi Bắc Kinh khăng khăng Ấn Độ phải rút quân trước thì mới có đối thoại. Quan chức Trung Quốc thậm chí từng đe dọa chiến tranh nếu Ấn Độ không rút hết quân khỏi Dokalam.(PLO)
-------------------
Thời cuộc phán định bạn thù
Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng tham mưu trưởng quân đội Iran Mohammad Bagheri dường như không được dư luận chú ý nhưng thực chất lại có ý nghĩa rất to lớn và tác động rất mạnh mẽ tới diễn biến tình hình khu vực.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar (trái) tiếp người đồng cấp Iran Mohammad Bagheri tại Ankara AFP
Nguyên do ở chỗ chuyến thăm báo hiệu bước chuyển giai đoạn trong quan hệ song phương từ thù sang bạn, từ đối địch sang hợp tác.
Cách đây mới nửa năm thôi, đích thân Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan còn cảnh báo về “chủ nghĩa dân tộc Ba Tư” và kêu gọi các nước trong khu vực cùng đối phó Iran. Vậy mà bây giờ, lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979, hai bên thiết lập hợp tác chính thức về quân sự, quốc phòng và an ninh.
Chống khủng bố, trao đổi thông tin tình báo, hợp tác huấn luyện và đào tạo là những nội dung hợp tác được công bố. Tuy nhiên, những gì không công khai mới đáng kể hơn cả. Đó là 2 nước từ thù thành bạn, không còn ganh đua và đối đầu nữa mà chuyển sang cùng hội cùng thuyền.
Cơ hội và thách thức mà thời cuộc đặt ra đối với cả hai buộc họ phải gác lại quá khứ thù địch để nhằm tới những mục tiêu chung. Cả hai đều không muốn có nhà nước độc lập của người Kurd trong khi người Kurd ở Iraq dự định tiến hành trưng cầu dân ý về độc lập vào ngày 25.9. Cả hai đều có nhu cầu hậu thuẫn Qatar để vô hiệu hóa chủ ý của Ả Rập Xê Út, Ai Cập và một số nước khác muốn dùng Qatar để chống phá họ. Và cả hai đều có lợi ích cũng như muốn gây dựng ảnh hưởng ở Syria. Sự phân định bạn thù phụ thuộc cả vào đấy.(Thanhnien)