Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 22-08-2017:

  • Cập nhật : 22/08/2017

Hàn – Mỹ khởi động tập trận lớn bất chấp đe dọa từ Triều Tiên

Quân đội Hàn Quốc và Mỹ ngày 21.8 bắt đầu cuộc diễn tập quan trọng và quy mô đầu tiên kể từ khi CHDCND Triều Tiên thử 2 tên lửa liên lục địa và đe dọa phóng tên lửa đạn đạo đến đảo Guam.

Cuộc tập trận mang tên Người bảo vệ tự do Ulchi (UFG) 2017 được bắt đầu từ ngày 21.8 và kéo dài đến 31.8, tập trung vào “chiến lược phòng thủ phối hợp song phương” được thiết kế phù hợp với tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay, theo AFP .

Trong một động thái bất thường, 3 sĩ quan hàng đầu của Mỹ sẽ đích thân dự khán các hoạt động diễn tập, bao gồm chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược John Hyten và Giám đốc Cục phòng thủ tên lửa Samuel Greaves.

Tham gia UFG năm nay có khoảng 50.000 binh sĩ Hàn Quốc và 17.500 quân nhân Mỹ, giảm nhiều so với con số 25.000 lính Mỹ hồi năm 2016.

ufg chu yeu dua tren nen tang tap tran mo phong do may tinh tai dungafp

UFG chủ yếu dựa trên nền tảng tập trận mô phỏng do máy tính tái dựngAFP

Trước đó, Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đăng bài xã luận chỉ trích cuộc tập trận là hành động đổ thêm dầu vào lửa, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn”. Bài viết còn cảnh báo về nguy cơ dẫn đến “giai đoạn thiếu kiểm soát của chiến tranh hạt nhân”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 20.8 bác bỏ ý kiến cho rằng Lầu Năm Góc cắt giảm quân số vì lo ngại căng thẳng với Triều Tiên. Theo ông, quyết định nói trên nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong nội dung diễn tập.

“Đây là cuộc tập trận để đảm bảo rằng chúng tôi sẵn sàng bảo vệ Hàn Quốc và đồng minh khu vực”, Bộ trưởng Mattis khẳng định. (Thanhnien)
-----------------------------

Vì sao Nga mềm mỏng trong vấn đề Triều Tiên?

Mới đây, tờ Moscow Times đăng tải bài viết của tác giả Maxim Trudolyubov bình luận về quan điểm của Nga đối với vấn đề Triều Tiên khác với cách Mỹ cư xử với quốc gia nghèo thuộc Đông Á này.

Theo đó, tác giả cho rằng, khi chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên ngày càng tiến bộ, chính sách đối ngoại của Mỹ đã bị chia rẽ thành hai con đường khác biệt rất nhiều.

Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới châu Á để chuyển tải chiến dịch đối ngoại cùng các quốc gia phối hợp đối phó với Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ở nhà đã bùng nổ với những lời đe dọa mạnh mẽ sẽ thiêu rụi quốc gia này.

cac nha lanh dao trung - my - nga co quan diem va loi ich khac nhau ve van de trieu tien.

Các nhà lãnh đạo Trung - Mỹ - Nga có quan điểm và lợi ích khác nhau về vấn đề Triều Tiên.

Những lời hùng biện hùng hồn của Nhà Trắng đang đi ngược lại với những nỗ lực ngoại giao đưa quốc gia nghèo khó ở Đông Á vào bàn đàm phán. Hai tuần trước, ông Tillerson từng nêu quan điểm “chúng tôi không tìm cách thay đổi chế độ, chúng tôi cũng không cố gắng đạp đổ chế độ, chúng tôi không tìm cách nhanh chóng thống nhất bán đảo” trong chuyến thăm châu Á của mình.

Tuy nhiên, những gì diễn ra trong cuộc gặp với những người đồng cấp đến từ Trung Quốc, Nga và châu Âu bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Manila, Philippines của ông Tillerson giờ đã thành tin tức cũ rích.

Một chính trị gia bị điều tra vì chiến dịch tranh cử và tuyệt vọng khi cố kết nối các cơ sở của mình thông qua những lời hùng biện mạnh mẽ, sự bùng nổ bất ngờ của ông Trump đã đẩy nước Mỹ và Triều Tiên đến việc đưa qua đẩy lại những lời đe dọa sẽ tấn công lẫn nhau.

Triều Tiên và Hàn Quốc được thành lập vào cuối Thế chiến II, khi quân đội Liên Xô bảo vệ phía bắc và lính Mỹ đến phía nam bán đảo. Miền nam đi theo con đường phát triển và trở thành quốc gia dân chủ, kết nối thương mại với khắp thế giới. Ngược lại, miền bắc theo đuổi con đường chủ nghĩa xã hội và duy trì chế độ lãnh đạo cha truyền con nối. Tới đây, Triều Tiên sẽ trở thành quốc gia duy trì chế độ này lâu đời nhất với hơn 70 năm tuổi.

“Trở thành mối đe dọa công khai của nước Mỹ chính là bánh mì và bơ của họ”, tác giả Maxim Trudolyubov viết trong bài của mình, “Đó là lý do vì sao cả Nga và Trung Quốc, hai nước chia sẻ biên giới chung với Triều Tiên, đều tỏ ra cảnh giác với việc sử dụng phương án đe dọa công khai khi thỏa thuận với Bình Nhưỡng.

Nga có cách tiếp cận mềm dẻo với Triều Tiên hơn hẳn Trung Quốc. Điều này không phải vì bất cứ sự đồng điệu nào giữa hai cựu đồng minh. Tất cả chỉ là vì lợi ích mà thôi. Triều Tiên là vấn đề của tất cả mọi người, nhưng hiện tại, nước này đem lại những vấn đề khác nhau cho mỗi cường quốc lớn trên thế giới.

“Dù khả năng hạt nhân liên lục địa của Triều Tiên là một sự thay đổi lớn với người Mỹ, nhưng với người Trung Quốc thì không. Họ luôn sống với vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”, Jennifer Lind, phó giáo sư chuyên nghiên cứu về chính quyền tại Đại học Darmouth từng bình luận gần đây cho biết.

Sự sụp đổ của chế độ Triều Tiên có thể dẫn đến những biến động lớn ở biên giới Trung Quốc và Nga. Vũ khí hủy diệt hàng loạt có rơi vào tay kẻ xấu. Nội chiến có thể bùng nổ, gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn giống như thảm kịch ở Syria.

Theo một kịch bản mô phỏng do hai nhà nghiên cứu Jennifer Lind và Bruce Benneth tại Trung tâm Belfer thuộc trường Harvard Kennedy, một Triều Tiên sau sụp đổ sẽ buộc phải huy động hàng trăm ngàn binh lính tới chiến đấu ở biên giới, vận hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và nhiệm vụ tìm ra các “vũ khí hạt nhân bị thất lạc”.

Lơ lửng bay xung quanh bán đảo Triều Tiên là một viễn cảnh, dù khá xa vời, về một sự thống nhất và Nga không thể giúp gì được ngoài việc xem Triều Tiên như là một phiên bản của nước Đức từng bị chia rẽ.

Nga đã từng đồng ý với sự thống nhất của nước Đức, rồi sau đó chứng kiến các thể chế phương Tây mở rộng cửa sang cánh tây của họ. Tuy nhiên, Nga sẽ không thích, thậm chí khó chịu nếu nhìn thấy một sự kiện tương tự như vậy ở cánh đông.

Michael Kofman, một chuyên gia toàn cầu ở Trung tâm Wilson, đã bình luận về vấn đề này: “Cả Trung Quốc và Nga đều e ngại một cuộc khủng hoảng dẫn đến sự thống nhất có thể buộc phải chia lại lợi ích địa chính trị với Mỹ… Nga và Trung Quốc có mối quan hệ khác nhau với Triều Tiên, nhưng cả ba quốc gia đều có mối bận tâm chung có thể dẫn đến một sự thay đổi về chính sách”.

Ông Kofman cho rằng, “cả hai quốc gia đều không thích sự hiện diện của Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Mỹ triển khai ở Triền Tiên. Cả hai cũng lo lắng về một cuộc khủng hoảng di cư sẽ bùng nổ nếu sự sụp đổ của Triều Tiên xảy ra. Họ rất bận tâm rằng sự thống nhất bán đảo Triều Tiên dẫn đến đồng minh Seoul của Mỹ sẽ kiểm soát Triều Tiên”.

Khả năng tên lửa ICBM của Triều Tiên tạo ra cảm giác nguy cấp cho Nhà Trắng, nơi đang hiện diện rất nhiều những tân binh làm chính sách ngoại giao. Vì họ cảm thấy quá mới mẻ trước hiện tượng Triều Tiên, họ có thể cảm thấy bị buộc tội nếu tỏ ra sợ hãi. Trung Quốc hay Nga – những quốc gia chịu một phần trách nhiệm trong vấn đề Triều Tiên – thì lại quá quen với câu chuyện Triều Tiên.

Họ không thích những gì họ nhìn thấy, nhưng họ biết cách “sống chung với lũ”. Điều họ muốn thậm chí rất nhỏ nhoi là các chính trị gia Mỹ nên cố gắng giải quyết vấn đề đối nội thông qua xử lý xung đột trong chính sách đối ngoại, như cách mà Tổng thống Putin đã từng làm. (Infonet)
--------------------------

Cận cảnh máy bay quân sự Mỹ đang dõi sát Triều Tiên

Theo CNN, chiếc Lockheed U-2 được mệnh danh là “Bà Rồng” (Dragon Lady), với kiểu dáng đẹp, có khả năng thực thiện các chuyến bay trinh sát ngày và đêm, trong mọi thời tiết ở độ cao lên tới 21.000 km so với mực nước biển.

“Bà Rồng” là máy bay trinh sát được Washington lựa chọn để kiểm chứng các mối đe dọa mà Triều Tiên khoe khoang về công nghệ tên lửa có đúng sự thật hay không.

Cận cảnh sân bay quân sự Mỹ đang dõi sát Triều Tiên - ảnh 1
Phi công của “Bà Rồng” chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ kéo dài 12 giờ đồng hồ trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: CNN

“Chúng tôi bận rộn hơn so với thời điểm 10 năm trước” – trung tá James Bartran, một phi công kỳ cựu của chiếc U-2 cho biết. Ông James Bartran là người dẫn đầu Biệt đội trinh sát thứ 5 tại căn cứ không quân Osan – căn cứ của lực lượng Mỹ gần Triều Tiên nhất.

CNN cho biết nhiệm vụ Bà Rồng thực hiện là rất rõ ràng để có thể theo dõi tường tận nhất cử nhất động của Triều Tiên. “Tất cả những dữ liệu mà máy bay này thu thập được đều được gửi đến những nhân sự có đủ năng lực để xử lý, phân tích và truyền đạt thông tin đó đến giới lãnh đạo của chúng tôi trong vòng vài phút” – ông Bartran cho biết.

Lần đầu tiên Bà Rồng cất cánh là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh trong những năm 1950. Khi đó, chiếc Loockheed U-2 được chế tạo với khả năng bay rất cao đến nỗi những chiến máy bay Liên Xô cũng không thể phát hiện ra. Các mô hình mới hơn của U-2 ngày nay được hiện đại hóa bằng hệ thống cảm biến và camera mới hơn.

Cận cảnh sân bay quân sự Mỹ đang dõi sát Triều Tiên - ảnh 2
Các thành viên của Không quân Mỹ đứng trước máy bay trinh sát U-2 tại căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc. Ảnh: CNN

Với chi phí 250 triệu USD mỗi chiếc, máy bay trinh sát có người lái này được giao xử lý hàng loạt nhiệm vụ thu thập tin tình báo mà các máy bay không người lái đời mới không thể kham nỗi. Điều này đã khiến Bà Rồng trở thành một khí tài quan trọng của quân đội Mỹ trong việc phát hiện ra mọi động tĩnh của Triều Tiên. “Chúng tôi cung cấp những gì được gọi là thông tin tình báo. Chúng tôi có thể vừa nhìn thấy vừa nghe thấy mọi thứ cùng một lúc” – ông Bartran khẳng định.

Trong những tháng kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, Washington và Bình Nhưỡng gia tăng những vụ đe dọa tấn công lẫn nhau. Tính khó đoán của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều có thể làm căng thẳng leo thang và chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Ông Bartran giải thích sự hiện diện của "Bà Rồng" ở bán đảo Triều Tiên là nhằm đảm bảo việc Mỹ có được thông tin cần thiết để tiện bề hành động phủ đầu hoặc phản ứng đáp trả. Thông tin tình báo mà Lockheed U-2 gửi trở lại Washington có thể là yếu tố quyết định đến hòa bình hoặc chiến tranh.

Hôm 17-8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo chiến tranh có thể nổ ra nếu Triều Tiên phóng tên lửa nhằm vào lãnh thổ Mỹ hay bất cứ đồng minh nào của Mỹ. “Tôi xin khẳng định với các bạn rằng, với sự hợp tác bền chặt với các đồng minh của chúng tôi, nếu Triều Tiên có hành động thù địch thì hậu quả quân sự sẽ vô cùng nghiêm trọng” – ông Mattis nhấn mạnh.

Cận cảnh sân bay quân sự Mỹ đang dõi sát Triều Tiên - ảnh 3
Tiêm kích F-16 tại căn cứ Osan. Ảnh: CNN

Một trong số “hậu quả” quân sự mà Bộ trưởng Mattis nhắc tới có khả năng xuất phát căn cứ không quân Osan. Bên cạnh là nơi đóng đô của máy bay trinh sát U-2, căn cứ Osan còn là nhà của hai phi đội tiêm kích F-16. Các phi công của các tiêm kích này được huấn luyện theo phương châm “sẵn sàng chiến đấu trong đêm nay”.

Phi đội F-16 thứ ba đóng tại Kunsan, một căn cứ khác của Không quân Mỹ tại Hàn Quốc. Thiếu tá Daniel Trueblood, một phi công F-16 cho biết ông rất tự hào về loại tiêm kích này khi sở hữu tốc độ siêu thanh có khả năng di chuyển với tốc độ 26 km/phút.

Điều đó có nghĩa là cho dù Mỹ quyết định tấn công hay tấn công đáp trả Triều Tiên, những chiếc tiêm kích F-16 về mặt lý thuyết đều có thể xuất kích từ căn cứ Osan tiếp cận không phận Triều Tiên trong vòng chưa đầy ba phút. F-16 có thể mang theo tên lửa tầm xa, tầm ngắn hoặc mang theo bom.

Giống như các phi công "Bà Rồng", phi đội F-16 được huấn luyện hằng ngày ở bán đảo Triều Tiên, mô phỏng các trận chiến cả ngày lẫn đêm. CNN đã có lần theo dõi 12 chiếc F-16 cất cánh từ căn cứ Osan trong một bài tập huấn luyện.

Cận cảnh sân bay quân sự Mỹ đang dõi sát Triều Tiên - ảnh 4
Hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot của Mỹ được bố trí trại căn cứ Osan. Ảnh: CNN

“Chúng tôi không biết khi nào có biến hay khi nào chúng tôi được mệnh lệnh hành động, vì vậy chúng tôi cần đảm bảo rằng toàn bộ ê kíp của chúng tôi phải sẵn sàng hành động vào bất cứ thời điểm nào. Chúng tôi chuẩn bị hằng ngày như thể trận chiến bắt đầu đêm nay” – ông Trueblood nói.

Bất chấp những đồn đoán về trận chiến tiềm ẩn, các giới chức Hàn Quốc và Mỹ khẳng định họ vẫn muốn đối thoại hơn là thù địch với Triều Tiên. Tuy nhiên, lập trường đầy thách thức của Bình Nhưỡng đã gây ra lo ngại rằng cuộc khẩu chiến hiện tại giữa Washington và Bình Nhưỡng có thể dễ dàng biến thành hành động thực tế, đẩy tình hình đến chỗ không thể cứu vãn.

Các phi công tại căn cứ Osan cho hay họ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ nếu chiến tranh xảy ra. “Sứ mệnh này rất rõ ràng và chúng tôi sẵn sàng chiến đấu” – ông Trueblood khẳng định.(PLO)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục