Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 22-08-2017

  • Cập nhật : 22/08/2017

Hơn 100 lãnh đạo công nghệ cảnh báo nguy cơ vũ khí tự động

Hơn 100 lãnh đạo của các hãng robotics và trí tuệ nhân tạo đã gửi thư ngỏ tới Liên hợp quốc, cảnh báo về nguy cơ từ các loại vũ khí tự động. 

mot he thong vu khi khong nguoi dieu khien duoc trung bay tai trien lam association for unmanned vehicles nam 2013 - anh: fortune

Một hệ thống vũ khí không người điều khiển được trưng bày tại triển lãm Association for Unmanned Vehicles năm 2013 - Ảnh: Fortune

Theo hãng tin AFP, trong bức thư ngỏ gửi tới LHQ, 116 lãnh đạo công nghệ có tầm ảnh hưởng nhất hiện nay, trong đó có ông chủ Tesla Elon Musk và đồng sáng lập công ty DeepMind của Google, ông Mustafa Seuleyman, đã hối thúc LHQ cần có hành động ứng phó cấp thiết với các loại vũ khí tự động còn được gọi là “những sát thủ robot”.

Bức thư viết: “Các loại vũ khí tự động chết người có nguy cơ trở thành cuộc cách mạng thứ 3 về phương thức chiến tranh. Một khi đã được phát triển, chúng sẽ khiến cuộc xung đột vũ trang nổ ra ở quy mô lớn hơn bao giờ hết và ở cấp độ nhanh hơn khả năng nhận thức của con người”.

Theo đó các nhà lãnh đạo công nghệ cảnh báo nguy cơ: “Những thứ này có thể trở thành vũ khí của khủng bố, vũ khí để những tên bạo chúa và những kẻ khủng bố sử dụng để chống lại người dân vô tội, và chúng có thể bị thao túng để sử dụng trong nhiều mục đích không mong muốn khác”.

Đồng thời nói thêm: “Chúng ta không còn nhiều thời gian để hành động. Một khi chiếc hộp Pandora này được mở ra, sẽ rất khó để đóng nó lại”.

Chiếc hộp Pandora là điển tích xuất phát từ Thần thoại Hy Lạp. Đó là chiếc hộp của nàng Pandora, người phụ nữ đầu tiên đến với thế giới loài người. Nàng Pandora đã được thần Zues dặn dò kỹ lưỡng không được mở chiếc hộp này, nhưng rồi vì tò mò, nàng đã mở nó ra, và theo đó, mọi bất hạnh như thiên tai, bệnh tật, chiến tranh đã tràn ra khắp thế gian.

Một nhóm công tác của LHQ tập trung bàn về các loại vũ khí tự động dự kiến nhóm họp ngày 21-8 nhưng rồi kế hoạch đã bị hủy và dời lại cho tới tháng 11.

Năm 2015 hàng ngàn nhà nghiên cứu và các cá nhân khác đã cùng phát động phong trào phản đối “các loại vũ khí tự động”.

Tỉ phú công nghệ Elon Musk và nhà vật lý thiên văn người Anh Stephen Hawking là những người thường xuyên lên tiếng cảnh báo về “những mối nguy hiểm” của trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là với các “sát thủ robot”.(Tuoitre)
-----------------------

Phi trường New Delhi hỗn loạn vì vật thể bay

Cả ba phi đạo của sân bay quốc tế Indira Gandhi tại thủ đô Ấn Độ đều tạm thời bị đóng trong khoảng nửa giờ vào chiều 20.8 sau khi một phi công phát hiện "vật thể giống thiết bị bay" trong lúc hạ cánh.

Tờ The Times of India đưa tin phi công của hãng Air Asia đã thấy vật thể lạ trong lúc đáp máy bay xuống đường băng và lập tức báo cho giới hữu trách.

“Một vật thể giống thiết bị bay đã được phát hiện bay gần ga đến số 3”, một cảnh sát tại sân bay cho hay.

Sau khi nhà chức trách xác nhận vật thể nói trên không phải là mối đe dọa, phi trường đã khôi phục lại hoạt động như bình thường.

quang canh tai phi truong quoc te o thu do an doafp

Quang cảnh tại phi trường quốc tế ở thủ đô Ấn ĐộAFP

“Mọi hoạt động trên cả ba phi đạo đều tạm hoãn để đề phòng bất trắc. Đến khoảng 19 gờ 55 phút, các phi đạo đã được khơi thông”, theo thông báo của cảnh sát.

Phi trường Indira Gandhi tại New Delhi là một trong những sân bay tấp nập nhất Ấn Độ, với khoảng 1.200 chuyến bay mỗi ngày.(Thanhnien)
----------------------------

Syria tố cáo Mỹ cung cấp hóa chất cấm cho khủng bố

Damascus đã cáo buộc Mỹ và Anh vận chuyển các loại hóa chất cấm tới Syria. Theo nhà phân tích chính trị Vladimir Shapovalov, lời cáo buộc này "không nên bị xem thường" mà cần có một cuộc điều tra làm rõ vấn đề.

Ngay cả đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Vasily Nebenzya cũng nhấn mạnh, những lời cáo buộc Mỹ và Anh cung cấp hóa chất độc cho các nhóm phiến quân ở Syria cần được phái đoàn LHQ xác minh.

Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad đã lên tiếng cáo buộc Mỹ và Anh cung cấp hóa chất độc cho các nhóm khủng bố dựa trên những bằng chứng phát hiện được ở Aleppo và một khu vực ngoại ô thủ đô Damascus.

cac nhan vien lien hop quoc dieu tra hien truong sau mot cuoc tan cong bi tinh nghi la su dung vu khi hoa hoc o ngoai o thu do damascus. 

Các nhân viên Liên Hợp Quốc điều tra hiện trường sau một cuộc tấn công bị tình nghi là sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus. 

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Lịch sử tại Viện Giáo dục quốc gia ở Moscow, ông Vladimir Shapovalov, lời cáo buộc trên sẽ đẩy Washington và London vào tình thế không thể từ chối một cuộc điều tra mang tầm quốc tế để làm rõ vấn đề. 

"Quan điểm của Nga trong tình huống này là có lý. Theo tôi, Mỹ và Anh nên chứng thực lời cáo buộc. Nếu Washington và London ngăn không cho cộng đồng quốc tế tiến hành điều tra, điều đó có nghĩa hai quốc gia này chịu trách nhiệm trong hoạt động vận chuyển các loại chất độc tới Syria và đang cố tình che giấu sự việc", Sputnik dẫn lời ông Shapovalov.

Cũng theo ông Shapovalov, những thông tin được chính phủ Syria công bố là nghiêm túc và đáng được quan tâm cũng như cần được điều tra làm sáng tỏ bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị hiện tại ở Syria.

"Bất cứ hoạt động nào liên quan tới các loại hóa chất độc hại cũng cần được kiểm soát chặt chẽ và điều tra. Đây không phải là cuộc chơi của một bên. Cần cân nhắc mọi khả năng có thể xảy đến sau quá trình vận chuyển hóa chất dù chúng được đưa tới đâu. Những bằng chứng được Damascus công khai thực sự là đáng giá", ông Shapovalov chia sẻ.

Theo Bộ Ngoại giao Syria, những chất độc được phát hiện ở Aleppo và một khu vực ngoại ô thủ đô Damascus do một công ty của Anh và hai công ty Mỹ sản xuất.

"Những thiết bị đặc biệt được tìm thấy bao gồm các quả lựu đạn và súng phóng lựu trang bị chất độc CS và CN. Những loại đạn pháo chứa hóa chất này do công ty Các phòng thí nghiệm liên bang của Mỹ sản xuất. Còn chất độc được công ty Quốc phòng Chemring của Anh và công ty Công nghệ phi sát thương của Mỹ sản xuất", Thứ trưởng Syria Mekdad cho hay. 

Theo ông Mekdad, như quy định trong Khoản 5 của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học, việc sử dụng các loại chất độc chỉ được phép trong các cuộc chống bạo loạn chứ không được sử dụng trong chiến tranh.

Phản ứng trước lời cáo buộc của chính phủ Syria, Lầu Năm Góc khẳng định sự hỗ trợ của Mỹ đối với các nhóm đối lập Syria "không, chưa từng và sẽ không bao giờ bao gồm các loại hóa chất".

Chia sẻ với Sputnik, phát ngôn viên Văn phòng Ngoại giao Anh nhấn mạnh, Anh phủ nhận mọi cáo buộc liên quan tới hoạt động cung cấp vũ khí sát thương bao gồm các loại vũ khí hóa học cho bất cứ bên nào đang giao tranh ở Syria.

Cuộc nội chiến suốt những năm qua ở Syria cũng đã chứng kiến một số vụ việc liên quan tới hoạt động sử dụng các chất độc cấm. Nghiêm trọng nhất là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus vào tháng 8/2015. Theo nhiều nguồn tin, số người thiệt mạng trong vụ việc này rơi vào khoảng từ vài trăm cho tới 1.500 người.

Còn vào tháng Tư năm nay, Liên minh Quốc gia các lực lượng đối lập và cách mạng Syria (NKORS) cho biết, hàng chục người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bị nghi là sử dụng hóa chất ở Khan Shaikhoun thuộc tỉnh Idlib của Syria. Mỹ đã cáo buộc quân chính phủ Syria là thủ phạm gây ra vụ việc trên song không đưa ra được bằng chứng cụ thể. Chính phủ Syria cũng phủ nhận mọi cáo buộc liên quan tới vụ việc trên.

Hồi tháng Sáu, Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW) cho hay, phái đoàn điều tra đã phát hiện chất độc thần kinh sarin do con người chế tạo đã được sử dụng trong vụ tấn công ở Khan Shaikhoun nhưng không chỉ đích danh thủ phạm là ai.

Sau vụ tấn công ở Ghouta, Syria đã tham gia Công ước Cấm phổ biến vũ khí hóa học. Đây là kết quả sau thỏa thuận giữa Nga và Mỹ trong việc tiêu hủy toàn bộ vũ khí hóa học tại Syria dưới sự kiểm soát của OPCW. Thỏa thuận này còn nhằm ngăn chặn Mỹ tiến hành can thiệp quân sự vào Syria. Tới tháng 1/2016, OPCW thông báo toàn bộ vũ khí hóa học ở Syria đã được tiêu hủy.  (infonet)
---------------------------------

​Khủng bố trữ 120 bình ga trước vụ tấn công Barcelona

Cảnh sát Tây Ban Nha ngày 20-8 cho biết họ đã phát hiện 120 bình ga tại một ngôi nhà được cho là nơi sản xuất bom của các nghi can trong vụ tấn công khủng bố tại Barcelona.

cac nghi can trong vu khung bo barcelona (tu trai sang): moussa oukabir, said aallaa, mohamed hychami va younes abouyaaqoub - anh: afp

Các nghi can trong vụ khủng bố Barcelona (từ trái sang): Moussa Oukabir, Said Aallaa, Mohamed Hychami và Younes Abouyaaqoub - Ảnh: AFP

Cảnh sát trưởng khu vực Josep Lluis Trapero cho biết các nhà điều tra nghi ngờ các nghi can đã chuẩn bị các quả bom cho "một hoặc nhiều vụ tấn công tại Barcelona". Ngoài ra cảnh sát cũng phát hiện dấu vết thuốc nổ TATP tại đây.

"Chúng tôi bắt đầu nhận thấy rõ ràng rằng ngôi nhà tại Alcanar là nơi bọn chúng chuẩn bị chất nổ cho một hoặc nhiều cuộc tấn công tại thành phố Barcelona. Chúng tôi không có thẩm quyền để nói về nguyên do trở nên cực đoan của những kẻ này" - ông Trapero nói.

Tuy nhiên, theo AFP, các nghi can khủng bố đã vô tình kích nổ bom và phá hủy căn nhà này. Do vậy các phần tử khủng bố buộc phải thay đổi kế hoạch.

Thay vào đó chúng dùng xe lao vào đám đông tại đại lộ Las Ramblas ở Barcelona khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương.

Nhiều giờ sau một cuộc tấn công tương tự xảy ra tại thị trấn ven biển Cambrils khiến 1 phụ nữ thiệt mạng. Cảnh sát đã tiêu diệt 5 kẻ tấn công tại Cambrils, một vài kẻ trong số này còn mang theo đai bom giả và dao.

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ khủng bố đầu tiên của tổ chức này ở Tây Ban Nha.

Canh sát đang truy nã kẻ tình nghi là tài xế lái xe tải lao vào đám đông tại Barcelona. Y là Younes Abouyaaqoub (22 tuổi). Cảnh sát cảnh báo rằng y có thể vẫn còn ở Tây Ban Nha.

Dù vậy ông Trapero cũng thông tin rằng cảnh sát không loại trừ trường hợp nghi can đang bị truy nã có thể đã vượt biên sang Pháp dù cơ quan chức năng Tây Ban Nha "không có thông tin đặc biệt nào về vấn đề này".

Hàng xóm Martine Groby nói với hãng AFP rằng có 4 người đàn ông "nói tiếng Pháp" đã ở trong căn nhà nghi là nơi chế tạo bom của bon khủng bố từ tháng 4.

"Bọn họ rất kín đáo, cửa chớp luôn đóng, không có tiếng nhạc, không có phụ nữ, không có trẻ con. Đôi khi họ chỉ ở nhà 2 ngày rồi đi đâu đó. Họ có chào tôi nhưng không bao giờ nhìn vào mắt tôi" - bà Groby nhớ lại.

Các nhà điều tra tin rằng nhóm khủng bố tại Tây Ban Nha có ít nhất 12 phần tử nam giới, bao gồm một số thanh thiếu niên.(Tuoitre)

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 22-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 22-08-2017

    Khủng hoảng quốc tịch lan rộng trên chính trường Úc; Thuyền viên Việt Nam được Philippines giải cứu; Ukraine kỳ vọng gì ở chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?; Hàn Quốc quyết liệt cải cách quân đội, tăng quân số

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 22-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 22-08-2017

    ​Hàng chục ngàn người biểu tình ở Hong Kong; Mỹ giải thích việc giảm quân tập trận với Hàn Quốc; Xe tăng, trực thăng Trung Quốc tập trận răn đe Ấn Độ; Thời cuộc phán định bạn thù

Bài cùng chuyên mục