Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 08-10-2017

  • Cập nhật : 08/10/2017

Mỹ loay hoay phát triển ICBM khi lép vế trước Nga

Nga vừa công khai số lượng tên lửa ICBM đang sở hữu khiến Mỹ bất an và tìm cách tăng cường sức mạnh cho lực lượng chiến lược này.

Nỗ lực của Mỹ

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, lực lượng tên lửa chiến lược nước này sẽ thay thế toàn bộ những ICBM Minuteman 3 được tiếp nhận từ những năm 1970 vào năm 2027. Tổng chi phí của kế hoạch "thay máu" này sẽ tiêu tốn khoảng 62,3 tỷ USD.

Cùng với đó, Không quân Mỹ cũng thay thế các đơn vị tên lửa hành trình chiến lược không đối đất AGM-86B, tiếp nhận từ những năm 1980, bằng thế hệ tên lửa hành trình thế hệ mới.

Dù công khai kế hoạch thay máu tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM Minuteman 3 nhưng Lầu Năm Góc vẫn bảo mật toàn bộ thông tin liên quan đến chương trình này. Tuy nhiên, nguồn tin quân sự nước này cho biết, những phiên bản ICBM mới sẽ được thiết kế để có thể vừa phóng được ở hầm phóng và bệ phóng di động.

ten lua minuteman 3 trong ham phong.

Tên lửa Minuteman 3 trong hầm phóng.

Theo nguồn tin này, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman 3 là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân trên đất liền của Mỹ. Tuy nhiên, toàn bộ số ICBM của Mỹ đều được triển khai từ các hầm phóng cố định trong lòng đất. Điều này khiến khả năng giữ bí mật vị trí phóng tương đối hạn chế.

Vì vậy, nhà phân tích James Hasik – thành viên cao cấp tại Trung tâm Brent Scowcroft về An ninh Quốc tế cho rằng, để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng tên lửa hạt nhân, Mỹ cần cơ động hóa chúng tương tự các ICBM di động của Nga. Các tên lửa đặt trên xe phóng cơ động hoặc trên đường sắt sẽ ít tốn kém hơn so với các tên lửa đặt trên tàu ngầm.

Các tên lửa di chuyển liên tục cũng làm giảm nguy bị tấn công hạt nhân vì vị trí phóng liên tục thay đổi, đảm bảo yếu tố bí mật. Việc đặt các tên lửa lên xe phóng cơ động chắc chắn không phải là vấn đề quá khó khăn đối với Mỹ, vì ngay cả Triều Tiên cũng có thể thực hiện điều này.

Trong khi đó, Tạp chí National Interest cũng cho rằng, hiện tại các hãng quốc phòng lớn của Mỹ đang bắt đầu gửi ý tưởng về loại tên lửa ICBM mới để thay thế tên lửa Minuteman 3, trong khuôn khổ chương trình Vũ khí Chiến lược Trên bộ (GBSD).

National Interest dẫn tuyên bố của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thừa nhận: "Nếu chúng ta không có biện pháp nhanh chóng, tên lửa sẽ ngày càng cũ và việc vận hành sẽ trở nên không an toàn và không hiệu quả".

Đại diện của nhà sản xuất Boeing cho biết: "Công ty Boeing đã hồi đáp lời mời thầu từ Không quân Mỹ và đã chấp nhận tham gia vào dự án GBSD để cung cấp một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả trong hoạt động nhằm đề phòng những hiểm họa hạt nhân đang nổi lên.

Boeing đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa Minuteman vào năm 1958 và chúng tôi một lần nữa đã sẵn sàng phát triển một loại tên lửa ICBM mới có thể sử dụng cho đến năm 2075 và thỏa mãn những yêu cầu mà Không quân Mỹ đề ra".

Trong khi đó, Northrop Grumman cũng đã gửi thư đề nghị tham gia đấu thầu chương trình GBSD. Một trong số những công ty con của Northrop là TRW trước đây đã đóng vai trò rất quan trọng trong dự án Minuteman của Mỹ. Cùng với đó, tập đoàn Lockheed Martin cũng đang bày tỏ mối quan tâm của mình đối với chương trình GBSD.

Cán cân chênh lệch

Việc Mỹ quyết thay máu lực lượng tên lửa ICBM được đưa ra sau khi Nga công bố số lượng tên lửa đang sở hữu. Thông tin về số lượng ICBM của Nga được đích thân Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF), Đại tướng Sergei Karakayev công bố, hiện nay Moskva đang sở hữu tới 400 ICBM. Số tên lửa này chiếm trên 60% số đầu đạn và phương tiện phóng của bộ ba hạt nhân Nga.

Với số lượng ICBM này cho thấy đã có sự chênh lệch về cán cân trong lực lượng Nga và Mỹ. Theo Hiệp ước START mới, do Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Medvedev ký kết vào ngày 8/4/2010, đã cắt giảm số đầu đạn hạt nhân của mỗi nước xuống còn 1.500 đầu đạn.

Số lượng tên lửa ICBM và máy bay ném bom chiến lược hạng nặng được triển khai giới hạn ở con số 700. Theo dữ liệu do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 1/4, cả 2 phía đều chạm ngưỡng hoặc gần chạm ngưỡng số đầu đạn quy định.

Mỹ có 741 phương tiện phóng được triển khai, với 1.481 đầu đạn hạt nhân, còn Nga có 521 phương tiện phóng với 1.735 đầu đạn. Sự chênh lệch này không đáng kể và không ảnh hưởng đến mức cân bằng chiến lược.

Hiện tại, Nga triển khai ít phương tiện phóng hơn nhưng đó là do các ICBM có khả năng mang đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV) nên có phạm vi ứng dụng rộng hơn - một ICBM có thể mang tới 10 đầu đạn. Trong khi đó, ICBM trên bộ duy nhất còn trong biên chế quân đội Mỹ là Minuteman 3. Mỗi tên lửa chỉ mang 1 đầu đạn W87 với đương lượng nổ 300 kiloton (mặc dù nó có thể mang tới 3 đầu đạn).

Tên lửa cuối cùng được sản xuất từ năm 1978, tức là thành viên "trẻ nhất" trong gia đình Minuteman cũng đã 38 tuổi. Các tên lửa này đã trải qua nhiều lần nâng cấp và dự kiến sẽ được sử dụng tới năm 2030.

Hệ thống ICBM mới của Mỹ - GBSD (răn đe chiến lược trên bộ) - có vẻ đang gặp phải bế tắc trong quá trình bàn thảo. Không quân Mỹ đang đề xuất khoản chi 62,3 tỷ USD để phát triển, sản xuất các tên lửa mới và hy vọng sẽ nhận được 113,9 triệu USD trong năm 2017. Tuy nhiên, Nhà Trắng không ủng hộ đề nghị này.

Đáng chú ý là, chính phủ Mỹ đang có kế hoạch đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào vũ khí hạt nhân: khoảng 324 tỷ USD vào năm 2024 nhưng chỉ có 26 tỷ USD dành cho ICBM. 26 tỷ USD là không đủ cho chương trình GBDS. Chi phí thực tế có thể cao hơn nhiều, do đã một thời gian dài Mỹ không sản xuất ICBM mới trên bộ.

Loại tên lửa mới nhất - LGM118A Peacekeeper được triển khai vào năm 1986 nhưng 50% trong số chúng đã bị loại biên vào năm 2005. Có thể nói LGM118A Peacekeeper là một bước cải tiến so với Minuteman 3, bởi các tên lửa Peacekeeper có thể mang tới 10 đầu đạn.

Bất chấp thất bại của Hiệp ước START 3, trong đó nghiêm cấm sử dụng đầu đạn MIRV, Mỹ vẫn tự nguyện từ bỏ các đầu đạn này. Với Mỹ, ICBM đã không còn đáng tin cậy và giá thành cao. Mặc dù vậy, Lầu Năm Góc vẫn đang rất tích hiện đại hóa lực lượng tên lửa ICBM của mình bằng cách tìm kẻ thế chỗ cho Minuteman 3. (Baodatviet)
----------------------------

Ông Trump đến châu Á và cơ hội của ông Tập Cận Bình

Chuyến công du châu Á và sự không ổn định, khó lường của ông Trump có thể sẽ là cơ hội để ông Tập tranh thủ khu vực.

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 sẽ diễn ra vào ngày 18-10 tới, chưa đầy hai tuần nữa và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải một lần nữa thể hiện mình là một lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.

Không lâu sau sự kiện này, tháng 11, ông Tập sẽ đón lãnh đạo của một trục địa chính trị toàn cầu khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ Trung Quốc, lần công du này ông Trump còn đến một loạt nước châu Á - Hàn Quốc, Nhật, Philippines và Việt Nam.

Sự không ổn định của ông Trump (trái) trong chuyến công du châu Á sẽ là cơ hội của ông Tập. Ảnh: REUTERS
Sự không ổn định của ông Trump (trái) trong chuyến công du châu Á sẽ là cơ hội của ông Tập. Ảnh: REUTERS

Chuyến công du đến châu Á của ông Trump có thể sẽ là bước ngoặt với chính sách Mỹ với khu vực. Nhưng không những thế, sự kiện này cũng mang tính bước ngoặt với cả Trung Quốc. Đây là nhận định của chuyên gia Rana Mitter, Giám đốc Trung tâm đại học Trung Quốc tại ĐH Oxford (Anh) trong một bài viết trên South China Morning Post.

Sự không ổn định, khó lường của ông Trump...

Theo chuyên gia Mitter, muốn hiểu được thách thức chờ đợi mình ở châu Á, ông Trump cần phải hiểu: Các quyết sách của Mỹ tại khu vực tới đây sẽ quyết định hành động tiếp theo của Trung Quốc tại khu vực. Nói cách khác, Trung Quốc hiện vẫn còn chưa xác định nên tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực tới đâu và với tốc độ nào và thái độ của Mỹ sẽ giúp Trung Quốc ra quyết định.

Nếu Mỹ nghiêm túc về chuyện tạo lập một liên minh khu vực nhằm đối phó Triều Tiên, trấn an Hàn Quốc, quyết định đường hướng chính sách với Nhật, phát triển quan hệ với Việt Nam, ông Trump cần nỗ lực nhiều hơn và phát ngôn rõ ràng hơn trong chuyến đi này. Đó cũng là lý do tại sao bài phát biểu của ông Trump tại hội nghị APEC ở Hà Nội sẽ rất quan trọng.

Sự hỗn loạn của Nhà Trắng từ đầu năm đến nay, đặc biệt diễn biến mới nhất về sự xung đột, bất nhất trong chính sách gần đây giữa ông Trump và Ngoại trưởng Rex Tillerson rất tai hại với các mục tiêu này của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Tilleson có nhiều bất đồng về chính sách. Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Tilleson có nhiều bất đồng về chính sách. Ảnh: REUTERS

Chưa kể hiện có thông tin bài phát biểu của ông Trump tại Hà Nội có thể sẽ do ông Stephen Miller viết, mà nhân vật này là một trong những cố vấn chính sách Nhà Trắng, rất thân thiết với cựu chiến lược trưởng Nhà Trắng Steve Bannon - người từng đề cập đến một cuộc chiến tranh trong tương lai với Trung Quốc.

...là cơ hội với ông Tập

Một thực tế nữa ông Trump cần tính đến, khủng hoảng chính sách trong khu vực là có thật và ngày càng rõ ràng. Chuyên gia Mitter cho biết sau một lần đến Singapore, ông nhận định chính sách đối ngoại nước này dường như đang có sự co kéo cán cân quan hệ với Mỹ và với Trung Quốc.

Ông Stephen Miller, cố vấn Tổng thống Mỹ Trump được đồn đoán sẽ là người viết bài phát biểu cho ông Trump tại hội nghị APEC ở Hà Nội vào tháng 11. Ảnh: REUTERS
Ông Stephen Miller, cố vấn Tổng thống Mỹ Trump được đồn đoán sẽ là người viết bài phát biểu cho ông Trump tại hội nghị APEC ở Hà Nội vào tháng 11. Ảnh: REUTERS

Không giống Nhật hay Philippines, Singapore chưa bao giờ là đồng minh chính thức của Mỹ. Với Singapore, Mỹ mới chỉ là một đối tác thân thiết và đáng tin cậy. Với Trung Quốc, Singapore chia sẻ nhiều giá trị chung. Singapore khuyến khích học tiếng Quan Thoại. Chính sách nước đôi của ông Trump về khu vực có thể càng khiến Singapore quyết tâm hơn trong thay đổi chính sách, hướng về Trung Quốc. Vì dù thế nào Trung Quốc, với lý do địa lý, cũng sẽ không rời khu vực châu Á-Thái Bình Dương dù bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong cuốn sách “Thế giới của Trung Quốc”, nhà phân tích châu Á kỳ cựu Kerry Brown có viết: “Trung Quốc phải tính đến sự không ổn định mà ông Trump mang cùng mình trong chuyến đi đến châu Á”. Vấn đề là liệu Trung Quốc có khả năng khai thác sự không ổn định đó để khu vực sẵn lòng nghe theo những gì mình nói hay không?

Tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc gần một giàn khoan dầu của Trung Quốc trên biển Đông. Ảnh: AFP
Tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc gần một giàn khoan dầu của Trung Quốc hoạt động trái phép trên biển Đông. Ảnh: AFP

Để đạt được điều này, Trung Quốc có rất nhiều thứ phía trước phải làm. Trung Quốc phải đồng cảm nghiêm túc lo ngại an ninh của Hàn Quốc, thiết lập một cơ chế đa phương khu vực, trong đó Trung Quốc phải nhận vị trí dẫn đầu và chịu trách nhiệm trong giải quyết thành công khủng hoảng Triều Tiên. Trung Quốc cũng phải có cách tiếp cận và đối thoại mới với ASEAN và Nhật.

Có thể nói chuyến đi của ông Trump đến châu Á nếu có nhiều vấn đề như chuyến công du châu Âu trước đó thì sẽ là một cơ hội với ông Tập, chỉ còn tùy thuộc ông Tập sẽ sử dụng nó như thế nào.(PLO)
-------------------------

Thủ tướng Singapore vào rừng thị sát binh sĩ huấn luyện

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cùng phu nhân ngày 6.10 đã đến thăm binh lính nước này đang rèn luyện kỹ năng sinh tồn tại khu rừng ở Brunei.

Thủ tướng Lý Hiển Long cùng phu nhân Hà Tinh được giới thiệu kỹ năng sinh tồn /// Quân đội Singapore

Ngày 6.10, Thủ tướng Lý Hiển Long đến thăm tiểu đoàn 6 thuộc trung đoàn bộ binh Singapore, đang trải qua khóa rèn luyện kỹ năng sinh tồn trong một khu rừng tại Temburong (Brunei). Cuộc gặp gỡ này diễn ra trong chuyến đi của ông Lý đến Brunei để dự Đại lễ vàng mừng 50 năm trị vì của Quốc vương Hassanal Bolkiah, theo tờ The Straits Times.

Thủ tướng Lý từng là quân nhân trong lực lượng vũ trang Singapore, cấp bậc chuẩn tướng. Ông Lý nhấn mạnh với binh lính về tầm quan trọng của việc rèn luyện trong môi trường thực tế.

Thủ tướng Singapore đặc biệt đề cao đến môi trường độc đáo tại Temburong, nơi mà Singapore không thể nào tạo ra được; đồng thời yêu cầu binh lính cần đảm bảo hiện trạng tự nhiên tại khu vực tập luyện, thu lượm vỏ đạn sau khi bắn để gìn giữ môi trường.

Singapore và Brunei có mối quan hệ quốc phòng thân thiết. Binh lính Singapore thường xuyên đến Brunei để tập luyện và 2 nước cũng hay có những hoạt động giao lưu, tập trận chung.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 08-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 08-10-2017

    Dựng cầu vượt Euphrates, Nga chính thức thách đấu Mỹ ở Syria; Báo Mỹ: Nga xây hầm ngầm lớn chuẩn bị cho trận chiến sinh tử; Suýt nữa New York thành biển máu?

  • Tin thế giới đáng chú ý 08-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 08-10-2017

    Cùng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đại sứ Mỹ ngâm “Nam Quốc Sơn Hà” trên bãi cọc Bạch Đằng; Ấn Độ tố Trung Quốc vẫn duy trì 1.000 quân ở Doklam; Thủ tướng Anh phản ứng trước âm mưu lật đổ; Ukraine ''đổ dầu'' vào căng thẳng, Nga phản ứng gay gắt?

Bài cùng chuyên mục