Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 05-10-2017

  • Cập nhật : 05/10/2017

Người Palestine sẵn sàng chung sống hoà bình với người Do Thái?

Người Palestine không thể không thay đổi khi họ vẫn là những người không Tổ quốc, trong khi người Do Thái đã được hưởng những thành quả...

Truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 3/10, Nội các Palestine đã nhóm họp tại Gaza lần đầu tiên kể từ năm 2014, trong một nỗ lực nhằm được quốc tế công nhận là thực thể chính trị nắm quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này.

Trong bài phát biểu khai mạc, Thủ tướng Rami Hamdallah nhắc lại cam kết của ông và phong trào Fatah là sẵn sàng chấm dứt sự chia rẽ đã kéo dài một thập kỷ với phong trào vũ trang Hamas đang kiểm soát Dải Gaza.

tan thu linh ismail haniyeh - nguoi da tao ra buoc ngoat cho hoa giai cua nguoi palestine

Tân Thủ lĩnh Ismail Haniyeh - người đã tạo ra bước ngoặt cho hoà giải của người Palestine

Trước đó, ngày 17/9, Hamas đã giải thể Hội đồng hành chính kiểm soát Dải Gaza và sẵn sàng đàm phán với Fatah về việc tổ chức các cuộc bầu cử mới, với mong muốn thúc đẩy sự đoàn kết của người Palestine, hướng tới một nền hoà bình bền vững.

Tháng 3 vừa qua, Hamas đã thành lập Hội đồng hành chính gồm 7 thanh viên, nhằm quản lý các vấn đề của Dải Gaza. Cơ quan này bị Tổng thống Palestine Abbas coi là một chính phủ song song với chính quyền Palestine, gây cản trở tiến trình hòa giải.

Tuy nhiên, ngày 6/5, ông Ismail Haniyeh, cựu Thủ tướng Palestine, đã được bầu chọn làm thủ lĩnh Hamas và một chính sách mới của tổ chức này cũng được công bố nhằm thay đổi hình ảnh của Hamas với cả dư luận và công luận.

Theo đó, lần đầu tiên trong gần 30 năm, Hamas đã sẵn sàng chấp nhận một nhà nước Palestine nằm trong ranh giới trước năm 1967. Từ đó những bước đi cho đoàn kết, hoà bình và độc lập của Palestine đã được thúc đẩy.

Ngày 12/9, Hamas tuyên bố sẵn sàng giải thể Hội đồng hành chính, vốn được xem là "trở ngại chính" cho tiến trình hòa giải giữa các phe phái Palestine, thì chỉ một tuần sau, ngày 17/9, Hamas đã thực hiện cam kết của mình.

Rồi ngày 19/9, Hamas đã đề nghị Tổng thống Mahmoud Abbas cử các quan chức tới Gaza để nối lại việc kiểm soát khu vực này mà Hamas đã chiếm giữ từ năm 2007 cho đến nay.

Đây được xem là bước đi cực kỳ quan trọng cho việc hoà hợp của người Palestine. Bởi sau cuộc xung đột nội bộ vào năm 2007, Hamas kiểm soát Dải Gaza, còn Fatah kiểm soát Bờ Tây. Nhiều nỗ lực hòa giải giữa hai đều đã thất bại.

Kể từ tháng 3/2009, Ai Cập đã đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Fatah và Hamas. Một thỏa thuận hòa giải do Ai Cập soạn thảo đã được cả Hamas và Fatah thông qua vào tháng 5/2011. Tuy nhiên, mọi việc vẫn chỉ dừng lại ở đó.

Gần đây, dưới sự tác động mạnh mẽ của chính quyền Ai Cập, đại diện của chính quyền Tổng thống Abbas và thủ lĩnh phong trào Hamas đã tới Cairo để tiếp tục nối lại các cuộc đàm phán về hòa giải của người Palestine.

tong thong tong thong palestine mahmoud abbas va thu linh hamas ismail haniyeh the hien su doan ket

Tổng thống Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh thể hiện sự đoàn kết

Trao đổi với Giám đốc Cơ quan tình báo Ai Cập Khaled Fawzy, thủ lĩnh Hamas, Ismail Haniyeh khẳng định trở ngại chính đối với tiến trình hòa giải giữa các phe phái Palestine sẽ được dỡ bỏ.

Theo ông Haniyeh, "Hamas đã từng mong muốn Ai Cập giúp cho hoạt động hòa giải giữa các phe phái Palestine và bây giờ thì không còn lý do gì để cản trở các nỗ lực của Ai Cập nữa".

Có thể thấy rằng, chưa bao giờ hoà bình và độc lập cho người Palestine đến gần như hiện nay. Bởi trước cuộc chia ly năm 2007, giữa Fatah và Hamas, hai tổ chức chính trị - vũ trang chính của người Palestine - cũng luôn tồn tại mâu thuẫn với nhau.

Người Palestine không đánh mất cơ hội của mình một lần nữa?

Ngược dòng thời gian, sau khi LHQ thông qua Nghị quyết số 181 về việc thành lập hai nhà nước Palestine và Israel vào ngày 29/11/1947, thì ngày 14/5/1948, Israel đã thông qua bản Tuyên ngôn lập quốc.

Nghị quyết 181 của LHQ là cơ hội có một không hai trong lịch sử của cả hai dân tộc Palestine và Do Thái. Song chỉ có người Do Thái tận dụng được qua việc cho ra đời một nhà nước sau gần 2.000 năm tồn tại của dân tộc nổi tiếng về sự thông minh này.

Trong khi người Do Thái tập trung xây dựng và bảo vệ đất nước thì người Palestine lại lo đấu tranh nhằm xóa bỏ giá trị của nghị quyết lịch sử ấy của LHQ, từ chối cơ hội của cộng đồng quốc tế tạo ra cho mình.

Khi chiến Chiến tranh Lạnh diễn ra với những toan tính cho những lợi ích chính trị trong thế giới lưỡng cực, vấn đề độc lập cho người Palestine đã trở thành lá bài chính trị trong ngoại giao nước lớn.

Sau khi thế giới lưỡng cực chấm dứt, vào năm 1993, dưới sự tác động của cộng đồng quốc tế và sự nhượng bộ của Israel, một hiệp định hòa bình đã được ký kết tại thủ đô Oslo của Na Uy, dưới sự bảo trợ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton.

nhung tac gia cua hiep dinh hoa binh lich su oslo

Những tác giả của Hiệp định hoà bình lịch sử Oslo

Việc ký kết Hiệp định hoà bình Oslo dẫn đến việc ra đời Chính quyền quốc gia Palestine, cơ sở cho việc thành lập Nhà nước Palestine trong tương lai, theo nhận định của BBC.

Nhân vật chính kiến tạo hòa bình cho người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đã phải đánh đổi tính mạng của mình trong một vụ ám sát kinh hoàng, mà kẻ sát hại ông lại là một người Israel, chống đối Hiệp định Oslo.

Điều đó cho thấy, để có được hòa bình cho hai dân tộc Do Thái và Palestine khó khăn như thế nào, nhưng không nhiều người Palestine nhìn nhận đó là may mắn của họ, mà họ vẫn tiếp tục thực hiện những hành động bạo lực.

Dư luận quốc tế từng lên án Israel là nguyên nhân khiến cho hoà bình giữa người Do Thái và người Palestine không thể xác lập, song thực ra khát vọng của người Palestine cũng bị chính họ làm nhạt nhòa trong hoạt động bạo lực chống nhà nước Do Thái.

Vì vậy, khi những người ký kết Hiệp định lịch sử tại Oslo về hòa bình cho người Do Thái và người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Tổng thống Palestine Yaser Arafat trở thành người thiên cổ, hòa bình cho hai dân tộc vẫn cứ xa vời.

Với chính sách mới của mình, khi khẳng định không phải đấu tranh với người Do Thái mà là với chủ nghĩa Syjonist, tạo ra sự khác biệt rất lớn trong Cương lĩnh của mình, Hamas đã khiến triển vọng hoà bình cho người Palestine đã được mở ra.

Người phát ngôn của Hamas Fawzi Barhoum cho rằng sự thay đổi sẽ giúp cho Hamas có cơ hội kết nối với thế giới bên ngoài, hé mở cơ hội cho một nền hoà bình của người Palestine và người Do Thái, từ đó sẽ giúp cho Trung Đông im tiếng súng.

Kết thúc phương pháp đấu tranh bạo lực, người Palestine sẽ không đánh mất cơ hội một lần nữa

Trước sự thay đổi của Hamas, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng tổ chức Hồi giáo cực đoan này "đang cố gắng đánh lừa thế giới”, song với những bước đi trong tiến trình hoà giải của người Palestine, cho thấy Hamas đã thực sự thay đổi.

Theo giới phân tích, người Palestine không thể không thay đổi lập trường, bởi sau hơn 70 năm Nghị quyết 181 ra đời, họ vẫn là người không Tổ quốc, trong khi người Do Thái đã được hưởng thành quả của mình với một nhà nước Israel giàu mạnh.

Hy vọng người Palestine đã quyết tâm không để đánh mất cơ hội lần nữa khi khát vọng của họ đã bị chính họ làm nhạt nhoà trong thời gian đã quá lâu rồi? (Ngọc Việt - Baodatviet.vn)
--------------------------------------

Ấn Độ đặt tiêm kích trong tầm tấn công Trung Quốc

Các tiêm kích Rafale của Ấn Độ được bố trí tại hai căn cứ không quân khác nhau nằm ở khoảng cách mà từ đó có thể đưa Trung Quốc và Pakistan vào tầm tấn công.

Theo hãng tin Sputnik ngày 3-10, Ấn Độ đang trong quá trình bố trí hậu cần cho tiêm kích Rafale dùng trang bị cho các phi đội không quân. Theo đó, các tiêm kích này được bố trí tại hai căn cứ không quân khác nhau nằm ở khoảng cách mà từ đó Không quân Ấn Độ có thể tấn công hai nước láng giềng là Trung Quốc và Pakistan chưa đầy 180 giây.

Bằng việc nhận ra mối đe dọa hạt nhân từ các nước đối thủ Trung Quốc và Pakistan, Không quân Ấn Độ đang bước vào giai đoạn cuối cùng bố trí các tiêm kích Rafale mua từ Pháp tại hai căn cứ không quân. Đến năm 2019, các tiêm kích này dự kiến được đưa vào sử dụng.

Ấn Độ đặt tiêm kích trong tầm tấn công Trung Quốc - ảnh 1
Tiêm kích Rafale. Ảnh: AFP

Hai căn cứ được chọn để bố trí tiêm kích nằm trong tầm tấn công cả hai nước Trung Quốc và Pakistan. Các nguồn tin quốc phòng tiết lộ với Sputnik rằng phi đội Rafale đầu tiên sẽ đóng tại căn cứ Ambala ở phía Tây bang Punjab, trong khi phi đội Rafale thứ hai sẽ được điều tới căn cứ Hasimara phía Đông bang Tây Bengal. Một phi đội Rafale sẽ gồm 18 chiếc.

Được biết, huyện Á Đông của Trung Quốc cách căn cứ Hasimara chưa tới 100 km trong khi Không quân Ấn Độ có thể tấn công các khu vực khác của Nam Tây Tạng (Trung Quốc) xuyên qua không phận Bhutan chỉ trong vòng bốn phút.

Ấn Độ hồi năm ngoái đã ký hợp đồng mua 36 tiêm kích Rafale từ Pháp do hãng Dassault Aviation sản xuất, trị giá 7,8 tỉ euro.

“Nhà sản xuất Pháp và giới chức Ấn Độ đã đến thăm hai căn cứ không quân trên trong vài ngày và đang hoàn thành việc sắp xếp hậu cần cho tiêm kích Rafale, trong đó có cả nhà chứa máy bay. Tất cả cơ sở vật chất cho phi đội Rafale sẽ sẵn sàng vào cuối năm nay” - nguồn tin quốc phòng cho biết.

Dassault Aviation sẽ sớm bắt đầu cung cấp huấn luyện cho phi công Không quân Ấn Độ và đội ngũ nhân viên kỹ thuật. Chính phủ Ấn Độ đã phân bổ khoảng 35 triệu USD để xây dựng nhà chứa máy bay, cơ sở bảo dưỡng và các yêu cầu khác cho tiêm kích Rafale tại hai căn cứ.

Không quân Ấn Độ đang cần thêm nhiều tiêm kích khi các phi đội MiG 21 và MiG 27 đang lỗi thời. Điều này gây khó khăn cho việc phân bổ các khí tài cần thiết tại hai mặt trận khác nhau với Trung Quốc và Pakistan. Không quân Ấn Độ hiện giờ chỉ có 33 phi đội (mỗi phi đội có từ 18-20 tiêm kích), trong đó 2/3 là do Nga sản xuất.(PLO)
------------------------

Ngoại trưởng Nga thẳng thừng nói Mỹ giúp IS phản công

Ông Lavrov nói rằng, Washington đang thực hiện tiêu chuẩn kép ở Syria, chỉ trích Mỹ bất lực khi không thể phân biệt được phần tử khủng bố xấu và tốt.

Tiêu chuẩn kép

Theo RT ngày 4/10, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Asharq Al-Awsat có trụ sở tại Anh trước thềm diễn ra chuyến thăm Moscow của Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh:

Liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu và lực lượng nổi dậy Syria mà Mỹ chống lưng không ngừng có các hành động theo cách giúp đỡ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các nhóm khủng bố khác.

"Trong một số trường hợp, những lực lượng này đã tiến hành những cuộc tấn công bất ngờ vào Lực lượng vũ trang Syria, sau đó thì tới lượt IS phản công.

Có khi họ xúi giục các phần tử khủng bố khác tấn công các vị trí chiến lược mà giới chức Damascus vừa khôi phục quyền thế hợp pháp, hoặc thực hiện các hành động khiêu khích tai hại nhằm vào lực lượng quân đội của chúng tôi", ông Lavrov cáo buộc.

ngoai truong nga sergey lavrov

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov

Ngoại trưởng Nga nói rằng Washington đang thực hiện tiêu chuẩn kép ở Syria, chỉ trích Mỹ bất lực khi không thể phân biệt được phần tử khủng bố xấu và tốt.

"Nếu phía các bạn áp dụng tiêu chuẩn kép, phân chia những kẻ khủng bố thành hai nhóm xấu và rất xấu, ép buộc những lực lượng khác gia nhập liên quân vì động cơ chính trị, bỏ qua sự cần thiết của lệnh trừng phạt Liên Hiệp Quốc để phê chuẩn những hành động này, thì thật khó có thể nói về tính hiệu quả của chiến dịch chống khủng bố này được", Ngoại trưởng Nga nói.

Nhà ngoại giao hàng đầu Nga cho hay, việc Moscow tham gia chiến dịch xóa sổ IS ở Syria không chỉ là vì an ninh quốc gia Nga mà còn vì sự ổn định trong khu vực.

Ông Lavrov nhấn mạnh, Lực lượng vũ trang Syria và Không quân Nga đã có đóng góp rất lớn vào công cuộc đánh bại IS ở Syria. Ngoài ra, sự phối hợp giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng đóng một vai trò mang tính quyết định giúp đem lại sự ổn định cho khu vực.

Những cuộc 'đi đêm'

Trước đó, ngày 26/9, Al-Masdar News công bố một video ghi lại cuộc phỏng vấn một chiến binh IS đến từ Deir Ezzor. Trong cuộc trò chuyện,  tên này thừa nhận rằng, nhóm khủng bố trong khu vực bị các chỉ huy của họ cấm tấn công lực lượng do Mỹ hậu thuẫn.

Người được phỏng vấn, Mohammed Moussa al-Shawwakh nói rằng, nhóm của hắn có nhiệm vụ bảo vệ khu vực xung quanh mỏ khí Conoco.

Thời gian gần đây, al-Shawwakh đã được lệnh cho phép lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tiến vào khu vực chiến lược. Mệnh lệnh mà nhóm nhận được đến từ một vị thủ lĩnh cấp cao nhất của khu vực, gọi là Abu Zaid .

Chiến binh IS trong video cũng đề cập đến việc, lực lượng lãnh đạo của người Kurd cũng được phép vào bất cứ mỏ dầu hay khí đốt nào trong khu vực bờ đông Euphrates để thực hiện các video tuyên truyền.

Al-Shawwakh kết thúc cuộc phỏng vấn sau khi tiết lộ rằng, thực tế Mỹ đang cố gắng thiết lập một liên minh giữa lực lượng người Kurd và ISIS ở tỉnh Deir Ezzor nhằm phá vỡ mọi nỗ lực của quân đội Syria trong việc giải phóng khu vực.

Đây không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và khủng bố IS. Trước đó trên mạng cũng đã xuất hiện một video, trong đó một trong những nhân viên an ninh của tổ chức khủng bố IS Abu Zayda, người bị bắt ở tỉnh Deir Ezzor cũng tiết lộ nhiều thông tin bất ngờ.

Tên khủng bố này nói rằng, nhóm của hắn đã nhận được lệnh cho phép lực lượng người Kurd đến nhà máy lọc dầu Konoko ở Tabia. Đổi lại, các đơn vị người Kurd đã hứa sẽ không tấn công các chiến binh IS trong khu vực này.

Abu Zayda còn cho biết thêm rằng, các kế hoạch tương tự cũng đã được thực hiện ở các mỏ dầu Esba và Jafra.

Kể từ sau khi lực lượng chính phủ dưới sự trợ giúp của lực lượng Nga vượt sang bờ đông sông Euphrates, họ đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của IS. Trong khi đó, lực lượng được Mỹ hậu thuẫn lại giành được nhiều căn cứ chiến lược mà "không tốn một viên đạn".

Tại những khu vực do IS kiểm soát ở bờ đông Euphrates, Nga còn phát hiện lực lượng Mỹ hoạt động một cách tự do mà không vấp phải sự kháng cự nào từ lực lượng khủng bố.

Thậm chí, Lực lượng Dân chủ Syria còn nhiều lần tấn công vào quân đội Syria nhằm cản bước tiến của lực lượng này ở Deir Ezzor. Thế nhưng, lực lượng do Mỹ hậu thuẫn liên tục phủ nhận hành động của mình.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 05-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 05-10-2017

    Người Kurd Iraq lập quốc: Kiên nhẫn 'giấu mình chờ thời'?; Chính trường Nhật: Cơ hội gây sốc; Tàu chở dầu Việt Nam va chạm khu trục hạm Đài Loan

  • Tin thế giới đáng chú ý 05-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 05-10-2017

    Điểm nóng khiến Nga dễ gây hấn với NATO; Trung Quốc tiến gần Guam, bảo Mỹ "tập làm quen"; Ông Putin và thông điệp 'nắn gân' tân đại sứ Mỹ

Bài cùng chuyên mục