Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 05-10-2017
- Cập nhật : 05/10/2017
Điểm nóng khiến Nga dễ gây hấn với NATO
Quân đội Nga đã lập kịch bản xấu nhất với NATO khi cả hai cùng có các động thái rất dễ đẫn đến kích hoạt một cuộc chiến.
Báo Pravda của Nga mới đây dẫn báo cáo từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đánh giá tình hình an ninh quốc gia trong lĩnh vực hoạt động hàng hải cho rằng, Nga xem xét khả năng xảy ra xung đột quân sự với các nước thuộc liên minh quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Báo cáo theo đó đã dẫn chứng một số thách thức địa chính trị mà Nga phải đối mặt ngày nay, bao gồm: một "cuộc xung đột quân sự tiềm ẩn" với các nước NATO, tình hình phức tạp ở khu vực Azov-Biển Đen, yêu sách lãnh thổ của Nhật Bản đối với quần đảo Kuril, và kế hoạch của Nauy về Spitsbergen.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng "vai trò của yếu tố vũ lực" đang gia tăng trong quan hệ quốc tế.
"Do đó, Nga đang xây dựng tiềm năng hải quân của mình" cho chiến lược ngăn chặn "đối thủ tiềm ẩn và như là một" yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo ổn định quốc tế", tờ báo Nga thông tin.
Nga sẽ không để tất cả các mối đe doạ có thể xảy ra mà không có sự phản hồi lại.
Song, các tác giả của bản báo cáo tóm tắt thêm rằng xác suất "hành động quân sự quy mô lớn" chống lại Nga từ hướng biển không phải là quá cao.
Báo cáo này được đưa ra giữa lúc căng thẳng của Nga và NATO đang dâng cao sau khi cả hai cùng tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở phía Đông Âu.
Điểm nóng châu Âu khiến Nga không thể lơ là
Tháng 9 vừa qua, châu Âu đã ở trong một tình trạng đặc biệt căng thẳng khi cuộc tậ trận quân sự ở Thụy Điển diễn ra suốt 3 tuần, cuộc tập trận được đánh giá là lớn nhất kể từ hồi Chiến tranh Lạnh.
Sau đó là cuộc tập trận của Nga và Belarus tại biên giới hai nước mang tên Zapad-2017 cũng có quy mô lớn.
Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu - Trung tướng Ben Hodges cho biết hồi cuối tuần trước rằng, các trò chơi chiến tranh giả định của Zapad-2017 là "sự chuẩn bị nghiêm trọng cho một cuộc chiến lớn" và đã phá vỡ các quy tắc của bài tập quân sự.
Tướng Hodges tuyên bố rằng, Nga đã vi phạm các quy tắc quân sự trong Zapad-2017 bằng cách chia nhỏ cuộc tập trận bằng các bài tập nhỏ, che giấu con số thực, được cho là chỉ 40.000 lính.
Tướng Mỹ cho rằng, đây không phải là lần đầu tiên Nga làm điều này. Cuộc tập trận Zapad-13 vào năm 2013 cũng đã được tuyên bố chính thức là 12.000 quân nhưng con số thực được ước tính là đến 90.000- 100.000 quân.
Ông Ben Hodges cũng cho biết thêm rằng, "không có gì tồi tệ" đối với các bài tập trong Zapad-2017 nhưng các quy tắc chung này làm suy yếu sự tin tưởng và cởi mở trong hoạt động của các thành viên NATO.
Rõ ràng, Mỹ và châu Âu đã phải đặt sự tập trung ở mức cao hơn khi chứng kiến cách phản ứng của Nga trong cuộc tập trận này.
Nó đồng nghĩa với việc Mỹ, Nga và châu Âu cần phải lo lắng về một tình huống có nhiều rủi ro hơn.
Một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra từ ít nhất ba loại sự kiện khác nhau: các cuộc tấn công không đáng có, các hành động đơn phương của các đồng minh, và các vụ tai nạn quân sự.
Những tình huống nguy hiểm như vậy có thể nhanh chóng tạo ra những hậu quả không mong đợi đẩy Nga và phương Tây vào cuộc chạm trán vũ trang.
Trung sĩ Không quân Hoa Kỳ Clinton Guenther chỉ huy hoạt động đơn vị không quân tăng cường của NATO ở vùng Baltic phân tích với Washington Post cho hay: Cuộc tập trận Zapad-2017, theo tiếng Nga có nghĩa là Phía Tây, tập trung vào quốc gia tưởng tượng có tư tưởng thù nghịch được gọi là Veishnoria.
Veishnoria cùng với hai đồng minh tưởng tượng- được cho là người đứng đầu các nước Baltic đang cố gắng thay đổi chế độ ở Thủ đô Minsk của Belarus, sau đó tạo lập các vùng ly khai ở quốc gia này.
Theo vị Trung sĩ Mỹ, Nga và Belarus cho rằng, cuộc tập trận trên chỉ là trên danh nghĩa về chủ nghĩa ly khai và chủ yếu dựng lên để ngăn ngừa điều đó xảy ra.
Trên thực tế, các quốc gia Baltic có thể là những tuyến đầu của bất kỳ cuộc xung đột tiềm năng nào giữa phương Tây và Nga.
Tại Tirana, Albania, Tướng Lục quân 4 sao của Mỹ Curtis M. Scaparrotti - Tư lệnh tối cao của NATO đã nhận định như vậy.
Tướng Scaparrotti nói rằng: "Nó phù hợp với những gì chúng ta đã thấy với những bài tập hàng năm này trong quá khứ. Chúng thường rất lớn. Chúng thường có tính phòng thủ trong tự nhiên nhưng cũng có một phần gây khó chịu là trông như một cuộc tập dượt để tấn công. Điều đó đáng lo hơn nếu bạn là một quốc gia NATO ở biên giới".
Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite cho rằng: "Nga vẫn đang cố gắng thể hiện sức mạnh và sự hiếu chiến trong quan hệ với các nước láng giềng".
Nhưng việc Nga triển khai binh lính đi xa hơn ở Baltic với Ba Lan đã khiến khả năng bành trướng của họ bằng các cuộc đối đầu quân sự trực tiếp là dễ dàng xảy ra hơn.
"Chúng tôi chuẩn bị như chưa bao giờ làm thế. Không thể so sánh tình trạng hiện nay với năm 2009 hay 2013, những năm tháng phương Tây phải đối mặt gần nhất về sự bành trướng của Nga"- Tổng thống Litva nói.
Song, theo báo cáo của Viện Chatham (Viện nghiên cứu tập hợp các chuyên viên ở mọi lĩnh vực, bao gồm cả quân sự nhằm đề ra các sách lược có tính thiết kế cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia) được tờ Independent trích dẫn, cuộc tập trận của Nga và Belarus bị cho là thông báo số liệu giả, thực tế là bài tập được thiết kế để kiểm tra về cấu hình mới, nhỏ gọn và linh hoạt hơn của lực lượng Nga và Belarus.
Cuộc tập trận của Nga, nói theo đúng khái niệm và mục đích, cũng giống như các bài tập mà lực lượng phương Tây đang thực hiện mà thôi.(baodatviet)
-------------------------------------
Trung Quốc tiến gần Guam, bảo Mỹ "tập làm quen"
Trong gần 1 tháng hoạt động gần căn cứ quân sự lớn nhất của Washington tại vùng biển châu Á - Thái Bình Dương, tàu nghiên cứu của Trung Quốc thường xuyên bị máy bay do thám Mỹ theo dõi.
Tàu tuần dương Kexue, tàu nghiên cứu hiện đại nhất của Trung Quốc, thường xuyên hoạt động "dưới mũi" máy bay do thám P3-Orion của Hải quân Mỹ trong lúc khảo sát ngọn núi ngầm (núi dưới biển) Caroline ở phía Đông Nam căn cứ Guam, trong quãng thời gian từ ngày 5-8 đến 5-9, theo thông tin độc quyền của báo China South Morning Post (SCMP).
Ông Xu Kuidong, nhà khoa học dẫn đầu sứ mệnh khảo sát nêu trên, nói rằng ông và các đồng nghiệp trên tàu Kexue "hiểu rõ" được mức độ nhạy cảm tại khu vực hoạt động.
Máy bay do thám P3-Orion của Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters
"Tất cả là do Chuỗi đảo thứ hai" – ông Xu khẳng định, ám chỉ các quần đảo trải dài từ bờ Đông của Nhật Bản đến quần đảo Bonin (Nhật Bản), quần đảo Mariana, Guam và quốc đảo Palau.
Các hòn đảo do Mỹ kiểm soát trước đây được sử dụng như một hệ thống phòng vệ chiến lược trong suốt thời chiến tranh lạnh. Ngày nay, chúng bị xem là một trở ngại lớn đối với tham vọng gia tăng sức mạnh hàng hải và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình Dương.
Theo ông Xu, sứ mệnh khảo sát núi ngầm Caroline nằm trong sứ mệnh lớn hơn liên quan đến Chuỗi đảo thứ hai nêu trên.
Nói về sứ mệnh núi ngầm Caroline, ông Xu khẳng định đã phát hiện nhiều "khám phá thú vị". Cũng theo ông Xu, những khám phá này sẽ được chia sẻ với quân đội Trung Quốc và những nhóm chính phủ liên quan khác.
Tàu tuần dương Kexue. Ảnh: Xinhua
Núi ngầm Caroline nằm giữa căn cứ quân sự Guam và Liên bang Micronesia, quốc đảo nằm đối diện Chuỗi đảo thứ hai.
Ông Tom Matelski, đến từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Hawaii), khẳng định Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một căn cứ quân sự ở Micronesia. Quốc đảo với dân số khoảng 110.000 người này đã nhận một khoản viện trợ và đầu tư lớn từ Trung Quốc từ năm 2003.
Do không đủ năng lực quốc phòng, Micronesia nhận sự trợ giúp của Mỹ kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Micronesia vào năm 2015 đề xuất một nghị quyết với nội dung chấm dứt quan hệ đối tác độc quyền với Mỹ vào năm 2018.
Căn cứ Guam của Mỹ. Ảnh: Reuters
Nếu quân đội Trung Quốc đặt chân được vào quốc đảo này, "Mỹ có nguy cơ mất đi lợi ích chiến lược" - ông Matelski khẳng định vào tháng 2-2016.
Ông Xu khẳng định những mối lo của Mỹ là "có thể dự đoán được" nhưng chúng sẽ không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động tại khu vực này.
"Họ (Mỹ) nên làm quen với sự hiện diện của Trung Quốc. Vùng lãnh hải này thuộc về thế giới chứ không phải của Mỹ" – ông Xu tuyên bố.(NLĐ)
-------------------------
Ông Putin và thông điệp 'nắn gân' tân đại sứ Mỹ
Đại sứ Mỹ tại Nga có lẽ là vị trí khó khăn nhất trong chính phủ Trump, vừa giữ hòa khí giữa lãnh đạo hai nước, vừa tránh tỏ ra yếu thế trước Nga.
Trong buổi tiếp tân Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman đến trình ủy nhiệm thư ngày 3-10, Tổng thống Nga Vladimir Putin thẳng thừng cảnh cáo ông Huntsman không can thiệp vào chuyện nội bộ của Nga.
Nói với Đại sứ Huntsman, ông Putin cho rằng quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Nga đang ở “dưới mức hài lòng”, hy vọng hai nước có thể cải thiện quan hệ dựa trên nền tảng “công bằng, tôn trọng các quyền lợi quốc gia và không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau”.
Về phần mình, Đại sứ Huntsman ra tuyên bố sau cuộc gặp với Tổng thống Putin rằng: “Tôi mong chờ xây dựng lại niềm tin giữa hai nước, củng cố quan hệ song phương dựa trên hợp tác về các mối quan tâm chung”.
Tân Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman đến trình ủy nhiệm thư với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3-10. Ảnh: TWITTER
Ông Huntsman nhậm chức đại sứ ở Nga trong thời điểm quan hệ giữa Mỹ và Nga đang ở mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh. Mấy tháng gần đây, hai nước liên tục có các hành động trả đũa ngoại giao lẫn nhau, như đóng cửa các cơ sở ngoại giao và trục xuất nhân viên ngoại giao.
Trước đó nữa, cộng đồng tình báo Mỹ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016, không chỉ thế còn khẳng định ông Putin liên quan trực tiếp đến việc này. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thừa nhận cáo buộc này.
Bản thân ông Huntsman trong cuộc điều trần trước Quốc hội ngày 19-9 cũng nói rằng ông tin Nga can thiệp bầu cử và “Nga vẫn tiếp tục can thiệp tiến trình dân chủ của bạn bè và đồng minh chúng ta”. Ông Huntsman còn thề sẽ buộc các nhân vật liên quan ở Nga chịu trách nhiệm. Trong cuộc gặp ông Huntsman, ông Putin không đề cập gì đến điều này.
Tân Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3-10. Ảnh: EPA
Vị trí đại sứ Mỹ tại Nga của ông Huntsman có lẽ là vị trí khó khăn nhất trong chính phủ ông Trump. Ở vị trí này, ông Huntsman vừa phải cố gắng giữ hòa khí trong quan hệ giữa vị tổng thống bốc đồng của Mỹ là ông Trump với ông Putin, vừa phải chú ý tránh không tỏ ra yếu thế trước Nga.
Ông Trump có những lời thân thiện về ông Putin trong giai đoạn tranh cử. Tuy nhiên sau khi nhậm chức, thái độ ông Trump với ông Putin lại đảo ngược. Tháng 8 vừa rồi, ông Putin ký ban hành lệnh trừng phạt Nga.
Ông Huntsman là cựu thống đốc bang Utah, trước khi sang Nga làm đại sứ ông từng làm đại sứ ở Singapore và Trung Quốc. Có thông tin ông Huntsman từng được cân nhắc vào ghế ngoại trưởng của chính phủ Trump.(PLO)