Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 05-10-2017

  • Cập nhật : 05/10/2017

Nga sẵn sàng đón Thổ Nhĩ Kỳ vào sân sau chiến lược?

 Nếu tiếp nhận Thổ Nhĩ Kỳ và cả Ai Cập thì EAEU có tổng GDP lên đến gấn 3.100 tỷ USD, từ đó giúp Moscow hiện thực hoá ước vọng...

Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng muốn thâm nhập Liên minh kinh tế Á-Âu, dù gặp nhiều bất lợi

Ngày 27/02/2017, ông Ilnur Cevik, Cố vấn của cố Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Demirel nhận định, quan hệ song phương giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn việc đến việc nước này tham gia Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), theo Sputnik.

Nhà chính trị nổi tiếng này cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ nên tham gia liên minh kinh tế do Nga đóng vai trò là đầu tàu, bởi số phận của Liên minh châu Âu (EU) không chắc chắn, khiến cho số phận thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không rõ ràng.

"EU đang rạn nứt và hỗn loạn, tình hình thay đổi rất nhanh. Vì vậy, duy trì quan hệ hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, duy trì đối thoại Moscow - Ankara là cực kỳ quan trọng, tương lai có thể dẫn chúng ta tới Liên minh kinh tế Á-Âu”, ông Cevik nêu quan điểm.

su an y cua bo doi putin - erdogan khien cho viec tho nhi ky tham gia khong gian eaeu la rat kha thi

Sự ăn ý của bộ đôi Putin - Erdogan khiến cho việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia không gian EAEU là rất khả thi

Đến ngày 18/8, việc thâm nhập sâu hơn vào không gian EAEU đã trở thành quan điểm của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, khi Bộ trưởng Kinh tế nước này Nihat Zeybekci cho biết Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ ký một thỏa thuận hải quan với Liên minh Kinh tế Á-Âu (Thoả thuận về EEU).

"Chúng tôi đã đề xuất bắt đầu các cuộc đàm phán để tiến tới ký kết hiệp định về EEU, mà không vi phạm thỏa thuận liên quan tới EU. Thổ Nhĩ Kỳ muốn hợp tác về EEU dưới hình thức khác", Novosti dẫn lời ông Zeybekci.

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Erdogan và Tổng thống Putin tại Sochi hồi tháng 5 vừa qua, Ankara đã nhiều lần nêu quan điểm về khả năng tạo ra hình thức hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EAEU và quyết thúc đầy mọi việc có thể diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, ý định của Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp ngay sự phản đối của Armenia - một thành viên của EAEU, nhưng đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới quan điểm của Ankara về cuộc xung đột tại Nagorno - Karabakh.

Phản ứng của Yerevan khiến chuyến thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Armenia vào tháng 10/2017, để tham dự cuộc họp thường kỳ của Thủ tướng các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) trở thành "chuyến đi định mệnh".

"Cuộc họp này thật thú vị, chỉ vì ý định ​​của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia EAEU đã biến cuộc viếng thăm của ông Medvedev tới Armenia thành một hội chứng định mệnh cho ngài Thủ tướng", báo Hraparak của Armenia bình luận.

Thứ trưởng Ngoại giao Armenia Shavarsh Kocharyan cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia EAEU là vô lý và không khả thi.

Bởi lẽ Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thoả luận liên minh thuế quan với EU, vì vậy không thể gia nhập liên minh hải quan của EAEU.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế của Armenia, Điều 35 của Hiệp ước về Liên hiệp Kinh tế Á-Âu đã không tạo rào cản đối với một thực thể khi tham gia EEU mà đã ký kết hiệp định hải quan với một bên thứ ba khác.

tao dieu kien de ankara tham gia sau vao khong gian hau xo viet la mot nuoc co hay cua moscow

Tạo điều kiện để Ankara tham gia sâu vào không gian hậu Xô viết là một nước cờ hay của Moscow

Và trường hợp của Việt Nam được lấy làm minh chứng. Ngày 5/10/2016, Hiệp định thương mại tự do giữa EAEU và Việt Nam có hiệu lực, trong khi trước đó, ngày 2/12/2015, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định thương mai tự do với EU.

Do đó, theo logic, nếu đạt được thoả thuận tương ứng, bất kỳ quốc gia nào khác cũng có thể tham gia EAEU, trong đó có Ai Cập và cả Thổ Nhĩ Kỳ. Vấn đề còn lại là Nghị viện của các nước thành viên thông qua.

Như vậy, rào cản với việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EAEU có thể được gỡ bỏ, trong khi đó lực đẩy Ankara về phía liên minh kinh tế này càng mạnh mẽ hơn khi mới đây Tổng thống Erdogan cho biết "chúng ta không còn cần tư cách thành viên EU nữa".

Nga sẵn sàng mạo hiểm đón nhận Ankara vào không gian kinh tế Á-Âu?

Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, từng cho rằng Liên minh Kinh tế Á-Âu là nỗ lực của Nga nhằm khôi phục không gian Xô viết.

Song cho đến nay, liên minh này mới chỉ có 5 thành viên là: Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga.

Vậy nhưng ngay từ đầu năm 2017, đã phát sinh nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng giữa các thành viên của EAEU liên quan đến ý tưởng của Moscow nhằm thống nhất các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ thành một không gian kinh tế và chính trị duy nhất.

Điều đó thể hiện qua việc các thành viên đều dựa vào cơ chế của EAEU để thực hiện các mục tiêu quốc gia hẹp của riêng mình. Kazakhstan đã tham gia Hiệp hội Thổ Nhĩ Kỳ, gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan.

Astana được cho là đang tích cực vận động cho các lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ và ủng hộ Azerbaijan trong khuôn khổ của EAEU, hạn chế khả năng của Moscow trong việc hỗ trợ một chiều cho Yerevan.

Belarus thì đã đưa ra chế độ miễn thị thực cho công dân của tám mươi quốc gia, bao gồm 39 nước châu Âu cùng Brazil, Indonesia, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số quốc gia khác mà được cho là không thân thiện với Nga.

tho nhi ky tham gia eaeu giup cho dot pha khau "dong chay tho nhi ky" de dang khoi thong

Thổ Nhĩ Kỳ tham gia EAEU giúp cho đột phá khẩu "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" đễ dàng khơi thông

Hành động của Minsk bị giới chính trị Nga xem là hành động nguy hiểm và cho rằng bằng hành động của mình, Tổng thống Lukashenko đã thuyết phục phương Tây rằng Belarus không phải là một quốc gia đối nghịch của phương Tây.

Tình hình căng thẳng đến mức có nhiều thông tin là Belarus có thể rút khỏi Liên minh Kinh tế Á-Âu, nếu tiếp tục gặp bất lợi từ Nga cũng như các đối tác trong liên minh kinh tế này.

Nguyên nhân khiến Astana và Minsk có những động thái "lệch với chuẩn Nga", được nhìn nhận là do sự hỗ trợ của Moscow cho các đối tác, đồng minh ngày càng giảm sút khi kinh tế nước Nga gặp quá nhiều khó khăn trong thời cấm vận.

Như vậy, việc Moscow thể chế hóa ảnh hưởng của mình trong không gian Âu-Á, thu thập các mảnh vỡ của Liên Xô khi sụp đổ, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của Moscow trong việc hỗ trợ tài chính cho các đối tác, đồng minh.

Mang tiếng là một liên minh kinh tế, nhưng thực ra EAEU chỉ như một "nền kinh tế Nga mở rộng", khi GDP năm 2016 của Armenia chỉ là 10.8 tỷ USD, Belarus: 55 tỷ USD, Kazakhstan: 225,6 tỷ USD, Kyrgyzstan: 6,8 tỷ USD, Nga: 1.561 tỷ USD.

Trong khi đó, GDP năm 2016 của Thổ Nhĩ Kỳ là 861 tỷ USD, còn Ai Cập là 330,7 tỷ USD.

Nghĩa là GDP của Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập lớn gấp gần 4 lần của 4 thành viên còn lại trong EAEU, trừ Nga.

Do vậy, nếu tiếp nhận Thổ Nhĩ Kỳ và cả Ai Cập thì EAEU trở thành một thực thể kinh tế có tổng GDP lên đến gấn 3.100 tỷ USD, từ đó mới có thể giúp cho Moscow hiện thực hoá ước vọng của mình.

 Tổng thống Putin có thể sử dụng kết nối với Ankara để tạo ra cơ chế kiểm tra đối tác, hiệu chỉnh đồng minh

Không những vậy, Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đang được xem là đột phá khẩu trong kinh tế đối ngoại của Nga, vì vậy đưa Ankara vào tầm kiểm toả với nhiều mối quan hệ, kết nối đan xen là một cách ràng buộc tốt nhất với Ankara.

Việc đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào EAEU cũng giúp cho Tổng thống Putin hoá giải được nguy hại từ các nước đi của Tổng thống Erdogan trong vùng Nam Caucasus cũng như hoá giải được ý đồ của Astana xoay quanh quân cờ chiến lược Azerbaijan.

Ngoài ra, việc đưa Thổ Nhĩ Kỳ và cả Ai Cập tham gia vào EAEU cũng là cách hiệu chỉnh Armenia sau khi Yerevan cho quân đội tham gia cuộc tập trận Noble Partner 2017 tại Gruzia, tạo ra mối nguy hại với Moscow.

Giới phân tích cho rằng, khả năng Moscow chấp nhận mạo hiểm, tận dụng sự hiềm khích giữa Thổ Nhĩ kỳ với cả EU và NATO, mở ra cơ chế đón nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào EAEU - không gian kinh tế tại sân sau chiến lược của Nga. (Ngọc Việt - Baodatviet.vn)
------------------------------------

Ông Tillerson bắt tay Hạ viện cứu thỏa thuận hạt nhân

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Hạ viện chỉnh sửa quy định ba tháng một lần chính phủ báo cáo với Hạ viện tình trạng thực thi thỏa thuận của Iran.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Hạ viện nhằm cứu lấy thỏa thuận hạt nhân Iran trước sự theo đuổi hủy bỏ của Tổng thống Donald Trump, một số quan chức Mỹ và một số nhà ngoại giao phương Tây nói với CNN.

Theo quy định của Hạ viện Mỹ, cứ ba tháng một lần chính phủ sẽ báo cáo với Hạ viện tình trạng thực thi thỏa thuận của Iran. Lịch báo cáo tiếp theo là vào ngày 15-10. Tổng thống Trump muốn nhân cơ hội này để tuyên bố Iran không thực thi đúng thỏa thuận. Một khi như thế, Hạ viện Mỹ sẽ có 60 ngày để quyết định có khôi phục trừng phạt Iran hay không. Nếu có, thỏa thuận hạt nhân sẽ bị phá vỡ. Nếu không, thỏa thuận vẫn sẽ được giữ nguyên.

Chính phủ Trump đã hai lần chứng nhận Iran tuân thủ đúng thỏa thuận, tuy nhiên cũng cáo buộc Iran vi phạm “tinh thần” thỏa thuận khi vẫn tiếp tục thử tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Thời gian qua Mỹ đã nhiều lần trừng phạt Iran vì thử tên lửa. Tại Bắc Kinh tuần trước, trong cuộc gặp với đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Tillerson nói đang hối thúc ông Trump chứng nhận Iran tuân thủ thỏa thuận trong lần báo cáo ngày 15-10 trước Quốc hội.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Quốc hội cứu thỏa thuận hạt nhân Iran trước đe dọa hủy bỏ của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: GETTY IMAGES
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Hạ viện cứu thỏa thuận hạt nhân Iran trước đe dọa hủy bỏ của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: GETTY 

Theo các nguồn tin của CNN, ông Tillerson và các nghị sĩ Mỹ đang nỗ lực chỉnh sửa quy định này. “Ông Tillerson nói vấn đề không nằm ở thỏa thuận hạt nhân, mà là ở quy định. Mỗi 90 ngày tổng thống phải chứng nhận và nó tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị. Nếu chính phủ có thể để yên thỏa thuận hạt nhân này, mọi người có thể vui vẻ, chuyên tâm xử lý các vấn đề khác liên quan đến Iran” - một quan chức cấp cao Mỹ nói với CNN.

“Ông Tillerson cho rằng thỏa thuận không có khả năng chống đỡ về mặt chính trị, vì chính phủ Obama - chính phủ thương lượng và ký thỏa thuận - đã bị gạt ra khỏi Nhà Trắng. Vì thế ông ấy đang nỗ lực với hy vọng có thể thay đổi tình trạng đối kháng chính trị này, bằng cách chỉnh sửa quy định trong Hạ viện” - theo một quan chức Mỹ.

Chủ ý của ông Tillerson là thay vì báo cáo tập trung vào việc Iran thực thi thỏa thuận thì giờ báo cáo của chính phủ Trump với Hạ viện sẽ rộng hơn: Về thái độ với khủng bố, về chương trình tên lửa đạn đạo và các vấn đề Mỹ lo ngại về Iran. Điều này có thể cho phép Mỹ giữ lại thỏa thuận hạt nhân và chính phủ Trump không phải cứ mỗi ba tháng lại thực hiện động tác báo cáo về việc Iran thực thi thỏa thuận.

Bên lề kỳ họp Đại hội đồng LHQ tháng trước, Ngoại trưởng Tillerson đã bàn về thỏa thuận Iran với ngoại trưởng Iran và ngoại trưởng các nước trong nhóm P5+1 cùng ký thỏa thuận năm 2015. Tất cả ngoại trưởng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Iran đều thống nhất thỏa thuận này được thiết kế giải quyết chỉ riêng chương trình hạt nhân Iran. Các ngoại trưởng đều công nhận Iran thời gian qua đã tuân thủ đúng thỏa thuận.

Trong khi đó, điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 3-10, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói rằng ông tin duy trì thỏa thuận hạt nhân có lợi cho an ninh quốc gia Mỹ. “Nếu chúng ta xác định thỏa thuận này có lợi cho chúng ta và có thể khẳng định Iran tuân thủ đúng thỏa thuận, rõ ràng chúng ta nên duy trì nó. Tôi nghĩ tổng thống nên cân nhắc ở lại với thỏa thuận” - theo ông Mattis.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford đến cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 3-10. Ảnh: GETTY IMAGES
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford đến cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 3-10. Ảnh: GETTY IMAGES

Điều trần trước Ủy ban Quân vụ Tháng trước, tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cũng cảnh báo hủy bỏ thỏa thuận Iran sẽ làm phức tạp hơn nỗ lực của Mỹ trong tìm kiếm thỏa thuận với các nước khác.

Ông Trump lâu nay vẫn phản đối mạnh thỏa thuận quá nhượng bộ Iran. Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ cuối tháng 9, ông Trump còn nói đây là “một trong những giao dịch tồi tệ và đơn phương nhất Mỹ từng có”. Quan điểm của ông Trump là thương lượng lại thỏa thuận theo hướng có lợi hơn cho Mỹ hoặc hủy bỏ thỏa thuận, bất kể lo ngại từ nhiều nghị sĩ, Ngoại trưởng Tillerson, Bộ trưởng Mattis. Hiện chính phủ Trump đang chuẩn bị hoàn tất quá trình xem xét chính sách với Iran đã kéo dài nhiều tháng qua.(PLO)
------------------------------------

Việt Nam chế tạo thành công radar cảnh giới mới

Hình ảnh một loại radar cảnh giới vừa xuất hiện trong phóng sự của Kênh truyền hình quốc phòng có ngoại hình giống nguyên mẫu Saber M60 của Brazil.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng với Thượng tướng Phan Văn Giang - Tổng tham mưu trưởng và Thượng tướng Bế Xuân Trường - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa qua đã có chuyến thăm và làm việc tại Tập đoàn viễn thông quân đội - Viettel.

Tại trung tâm công nghệ cao Viettel, đoàn công tác đã nghe giới thiệu về việc hiện nay nghiên cứu chế tạo thiết bị được coi là trụ cột thứ ba trong chiến lược phát triển của tập đoàn. 

Ngay trong đoạn đầu của video công bố, một loại radar cảnh giới khá lạ mắt đã được quay cận cảnh. 

Đáng chú ý, loại radar này có hình dáng bên ngoài rất giống với nguyên mẫu Saber M60 của Brazil.

radar canh gioi do tap doan vien thong quan doi viettel che tao. anh: truyen hinh quoc phong viet nam.

Radar cảnh giới do Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel chế tạo. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Radar Saber là một dự án của Quân đội Brazil, với mục tiêu phát triển một loại radar phòng không sử dụng 100% công nghệ trong nước.

Đây là sản phẩm của Trung tâm công nghệ quân sự CTEx, được sản xuất bởi BRADAR - một công ty nhà nước trực thuộc Tập đoàn An ninh và Quốc phòng Embraer, dưới sự tài trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ quốc gia Nam Mỹ này.

Khí tài trên có thể theo dõi mục tiêu cả trên không lẫn mặt đất, có tầm hoạt động lên đến 75 km, độ cao 5.000 m. Hệ thống này được coi là độc nhất vô nhị khi có thể tích hợp dễ dàng vào tổ hợp pháo - tên lửa phòng không hay một nền tảng vũ khí nào đó.

radar canh gioi saber m60 cua brazil

Radar cảnh giới Saber M60 của Brazil

Ngoài phục vụ trong quân sự, radar Saber M60 còn có thể ứng dụng trong hoạt động dân sự. Loại radar mảng pha 3 chiều này theo dõi được đồng thời 40 mục tiêu, phân biệt địch - ta, xác định rõ được đối tượng là máy bay cánh cố định hay trực thăng...

Nó phát hiện các mục tiêu đường không, cung cấp tham số để những tổ hợp vũ khí đánh chặn đưa ra biện pháp đối phó phù hợp, thực hiện hai chức năng chính là giám sát không phận lẫn truyền dữ liệu theo thời gian thực về các mối đe dọa cho các hệ thống tác chiến.

Trọng lượng nhẹ chỉ 200 kg cùng kích thước nhỏ gọn khiến cho Saber M60 có tính di động rất cao, có thể triển khai làm việc ngay trong điều kiện rừng rậm. Nếu thực sự Viettel chế tạo được loại radar nội địa có chức năng tương đương Saber M60 thì đây là một thành tựu mới của nền công nghiệp quốc phòng nước nhà.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 05-10-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 05-10-2017

    Người Palestine sẵn sàng chung sống hoà bình với người Do Thái?; Ấn Độ đặt tiêm kích trong tầm tấn công Trung Quốc; Ngoại trưởng Nga thẳng thừng nói Mỹ giúp IS phản công

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 05-10-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 05-10-2017

    Người Kurd Iraq lập quốc: Kiên nhẫn 'giấu mình chờ thời'?; Chính trường Nhật: Cơ hội gây sốc; Tàu chở dầu Việt Nam va chạm khu trục hạm Đài Loan

Bài cùng chuyên mục