Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý sáng 05-10-2017
- Cập nhật : 05/10/2017
Người Kurd Iraq lập quốc: Kiên nhẫn 'giấu mình chờ thời'?
Mặc dù 93% dân số ủng hộ lập quốc nhưng trong thời điểm hiện nay, người Kurd khó có thể tuyên bố tách khỏi Iraq, lập quốc gia riêng.
Vừa qua, cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của cộng đồng người Kurd Iraq đã được tổ chức với tỷ lệ lên tới hơn 90% số người tham gia ủng hộ quyết định thành lập một quốc gia độc lập của người Kurd. Mặc dù giới lãnh đạo Khu tự trị người Kurd Iraq chưa tuyên bố ly khai khỏi Iraq để thành lập quốc gia mới nhưng rõ ràng là điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.
Hơn thế nữa, việc người Kurd Iraq (ước tính khoảng gần 5,5 triệu người, chiếm khoảng 15-20% dân số) lập quốc có thể sẽ kích động tâm lý ly khai của cộng đồng người Kurd ở các quốc gia láng giềng như Iran (khoảng 6-8 triệu người), Syria (2,5 triệu người) và Thổ Nhĩ Kỳ (15-20 triệu người).
Do đó, trong khi người Kurd tại Iraq vui mừng trước cơ hội tách riêng khỏi Iraq, chính quyền Baghdad cùng hai láng giềng Tehran và Ankara phản đối gay gắt kết quả cuộc trưng cầu dân ý này, làm dấy lên nguy cơ về một cuộc chiến mới tiềm ẩn trong lòng Trung Đông.
Có thể nhận thấy rằng, ngòi nổ xung đột quân sự Trung Đông đã được lắp, “thùng thuốc súng” người Kurd lại tiếp tục đe dọa hòa bình và an ninh Iraq và cả khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, ngòi nổ này liệu có được kích hoạt hay không? Trung Đông liệu có sa vào vòng xoáy chiến tranh mới hay không?
Nguy cơ chiến tranh là khó xảy ra
Giới phân tích cho rằng, điều này rất khó xảy ra bởi người Kurd Iraq cũng chưa tuyên bố chính thức lập quốc mới chỉ “trình bày nguyện vọng”, mà từ đó đến giai đoạn thành lập một quốc gia mới là một giai đoạn rất dài; đồng thời có rất nhiều nguyên nhân khiến các bên đều phải dè chừng nhau.
Theo các nhà phân tích, việc de dọa sử dụng các biện pháp quân sự sẽ đạt được hiệ quả rất thấp, bởi người Kurd không sợ điều đó. Và ngay cả đối với một cuộc phong tỏa kinh tế toàn diện, Baghdad sẽ phải phụ thuộc vào sự hợp tác quân sự và kinh tế từ Ankara và Tehran.Nếu al-Abadi quyết định lựa chọn biện pháp quân sự, ông sẽ khiến quân đội Iraq vướng vào một cuộc xung đột toàn diện, trong đó quân đội mà người Shiite chiếm đa số của ông sẽ buộc phải tiến hành một cuộc chiến chống lực lượng Sunni Peshmerga của người Kurd.
Ngay cả nếu Thổ Nhĩ Kỳ, Iran ủng hộ Iraq tấn công người Kurd thì nó sẽ mang lại một hệ lụy cực xấu là lực lượng Đơn vị Dân quân người Kurd Syria (YPG) có thể sẽ tham gia vào cuộc chiến với số lượng lớn. Quân đội Iraq không thể hy vọng chiến thắng được lực lượng tổng hợp của họ.
Ngoài ra, rõ ràng là cả 2 ông lớn Nga, Mỹ và Israel đều sẽ ra tay ngăn chặn việc chính quyền Baghdad mở cuộc tấn công quân sự đối với KGR, bởi mỗi nước đều có lí do riêng của nó.
Đối với Mỹ, nếu điều này xảy ra thì nó sẽ có ảnh hưởng xất xấu đến cuộc chiến chống IS ở cả Syria và Iraq mà liên quân Mỹ đang lãnh đạo. Do đó, Washington sẽ ngăn chặn khả năng xảy ra một cuộc chiến giữa Iraq và người Kurd. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là nguyên nhân thứ yếu, còn một nguyên nhân lớn hơn nữa chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
Về phía Nga, Moscow chưa bao giờ phản đối ý định lập quốc của người Kurd Iraq, đồng thời nước này, đồng thời nước này cũng có lợi ích kinh tế khá lớn ở khu vực của người Kurd.
Mới hồi tháng trước hãng năng lượng lớn của Nga là Rosneft đã tuyên bố cam kết đầu tư trị giá 4 tỷ USD cho việc phát triển các mỏ dầu khí ở Kurdistan, từ khâu sản xuất cho đến xuất khẩu. Đây là mối lợi lớn trong thời gian trước mắt nhưng cũng là tiền đề để Nga xâm nhập Iraq, và tất nhiên là Moscow sẽ không muốn bỏ lỡ.
Với Israel, mặc dù có ít ảnh hưởng đối với người Kurd và cũng không có cách để giúp đỡ quân sự hoặc kinh tế trực tiếp, tuy nhiên chính quyền Tel Avip với tư tưởng của một “người đồng cảnh ngộ” sẽ hết sức giúp đỡ và hậu thuẫn người Kurd giành được vị thế chính trị lớn hơn, không phải chỉ trong lãnh thổ Iraq và còn cả trên phương diện quốc tế.
Khó khăn trong cuộc chiến kinh tế
Không có khả năng tiến hành một cuộc chiến với người Kurd, nếu Baghdad muốn sử dụng công cụ kinh tế để tung ra một cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện thì Iraq sẽ phải phụ thuộc vào việc Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý phong tỏa biên giới của họ với Kurdistan Iraq; đồng thời đình chỉ hoạt động xuất - nhập khẩu với khu tự trị người Kurd.
Đầu tiên là Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng cửa tuyến ống dẫn dầu Kirkuk do người Kurd xây dựng tới bờ biển Địa Trung Hải. Biện pháp này nếu được thực hiện sẽ có hiệu quả cao nhất, bởi nó sẽ làm mất đi doanh thu khổng lồ hàng năm của KRG lên tới 17 tỷ USD.
Thế nhưng, ngược lại, Ankara cũng sẽ phải trả giá vì mất đi hợp đồng béo bở 50 năm ký kết với Irbil vào năm 2014 (bất chấp bị Baghdad phản đối); hơn nữa việc hủy hợp đồng này sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với uy tín quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ như một đối tác thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Do đó, rất khó để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan chấp nhận rủi ro đó.
Hơn nữa, thị phần của Ankara trong ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác của người Kurd là rất lớn. Hiện có hơn 4.000 công ty Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động trong KRG, bao gồm nhiều nhà máy xây dựng, xi măng và sắt thép, với doanh thu hàng năm khoảng 9 tỷ USD. Đó là những lợi ích mà chính quyền Ankara không thể hy sinh.Sự phụ thuộc của Tehran vào Kurdistan Iraq cũng rất đáng kể, bởi nhiều công ty ở miền tây Iran dựa chủ yếu vào các thị trường của Sulaymaniyeh ở phía đông Kurdistan để xuất khẩu, trong khi khu vực này mua nhiều sản phẩm từ các nhà cung cấp người Kurd.
Vì tất cả những lý do này, mặt trận tấn công kinh tế vào Kurdistan Iraq được thành lập bởi Baghdad, Ankara và Tehran để buộc giới lãnh đạo người Kurd từ bỏ kế hoạch thành lập một quốc gia độc lập ở Iraq và Trung Đông cũng đứng trước những khó khăn rất lớn.
Mặc dù nguy cơ bị tấn công và khả năng bị phong tỏa về kinh tế là không cao nhưng điều đó cũng phụ thuộc phần lớn vào “thái độ” của người Kurd. Nếu họ tiếp tục tuyên bố ly khai khỏi Iraq, KRG có thể bị trừng trị nặng nề từ ba người hàng xóm phẫn nộ và người Kurd hiểu điều đó.
Đã đến lúc nhà lãnh đạo Barzani quyết định làm thế nào để giành được lợi thế từ sự hưởng ứng của người dân đối với con bài “độc lập”. Ông có thể giành được kết quả tuyệt vời nếu ngồi xuống bàn đàm phán với Baghdad, Tehran và Ankara để thương lượng về tương lai.
Mặc dù kết quả có lợi từ cuộc trưng cầu dân ý, nhưng các nhà lãnh đạo người Kurd của Iraq vẫn không vội vàng, bởi họ hiểu rằng, đây mới chỉ là bước đầu trên con đường chông gai để thành lập một nhà nước của mình và biết kiên nhẫn để đạt được mục đích cuối cùng.
Trong thời điểm hiện nay, vấn đề “dân ý” giúp họ có một con bài vô cùng quan trọng trong những cuộc đàm phán kéo dài với chính phủ Baghdad về Quy chế Tự trị, nhằm trước mắt gia tăng các quyền đối với cộng đồng của họ, chứ không vội vã tuyên bố ly khai. (Thiên Nam - Baodatviet.vn)
----------------------------------
Chính trường Nhật: Cơ hội gây sốc
Tại cuộc họp báo giới thiệu Đảng Hy vọng mới thành lập hôm 27-9, bà Yuriko Koike, Thị trưởng Tokyo, nhấn mạnh sự cần thiết phải "khởi động lại" chính trường Nhật Bản.
Cương lĩnh tranh cử của đảng cho thấy bà Koike muốn thu hút sự ủng hộ từ 2 nhóm cử tri.
Nhóm đầu tiên là những người cảm thấy thất vọng với liên minh Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Đảng Komeito do Thủ tướng Shinzo Abe đứng đầu nhưng phải bỏ phiếu cho liên minh cầm quyền này do không có lựa chọn thay thế nào thu hút.
Nhóm thứ hai là những cử tri tin rằng một đảng đối lập có năng lực là điều tốt và cần thiết cho chính trường Nhật Bản nhưng lại hoàn toàn thất vọng với Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ).
Bà Yuriko Koike tại một cuộc họp báo ở Tokyo hôm 28-9 Ảnh: REUTERS
Dù vậy, vẫn còn vài thách thức chờ bà Koike khi bà đang trong quá trình củng cố đảng. Thách thức lớn nhất là thời gian. Cuộc tổng tuyển cử sớm sẽ diễn ra vào ngày 22-10, khiến Đảng Hy vọng không có nhiều thời gian soạn thảo chiến lược bầu cử, trong đó có chuyện lựa chọn ứng cử viên và ưu tiên nguồn tài nguyên ra sao. Với một đảng mới như Hy vọng, những vấn đề này còn khó khăn hơn nhiều.
Ngoài ra, ngay cả khi đảng này thu hút một số chính khách kỳ cựu nhưng vẫn chưa rõ liệu họ có duy trì một mặt trận thống nhất trong những vấn đề chính sách khác nhau. Cuối cùng, bà Koike phải cẩn thận trong việc cân bằng giữa trách nhiệm của một thị trưởng và lãnh đạo Đảng Hy vọng.
Bà Koike chỉ mới hoàn thành 1/3 nhiệm kỳ 3 năm làm thị trưởng Tokyo. Cho dù cuộc bầu cử có khiến bà sao nhãng công việc này hoặc bà sẽ từ chức để ra tranh cử hạ viện hay không, bà Koike vẫn đối mặt nguy cơ bị sụt giảm uy tín, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của công chúng về đảng mới của mình.
Có điều chắc chắn là sự ra đời của Hy vọng đã thay đổi đột ngột quang cảnh chính trị, nơi ông Abe và liên minh cầm quyền sẽ phải vận động tranh cử. Dù vẫn còn quá sớm để biết Hy vọng có thể thật sự thay đổi cuộc chơi trong chính trường Nhật Bản hay không nhưng đảng này chắc chắn có cơ hội gây ra cú sốc đối với ông Abe và liên minh cầm quyền.(NLĐ)
------------------------
Tàu chở dầu Việt Nam va chạm khu trục hạm Đài Loan
Tàu chở dầu Everrich 3 của Việt Nam ngày 3-10 đã va chạm với một tàu khu trục ROCS Tso Ying của Lực lượng bảo vệ biển Đài Loan tại cảng Cao Hùng.
Theo trang tin FleetMon, sự việc xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng 3-10 khi tàu chở dầu Everrich 3 được cho là đang nạp dầu và bắt đầu di chuyển giữa các bến tàu trong cảng.
Tàu dầu đâm vào mạn trái của đà ngang đuôi tàu khu trục ROCS Tso Ying, gây ra một vết mẻ sâu và một lỗ thủng. Mũi tàu cũng bị lõm và có thể cũng bị thủng. Không ai bị thương cũng như gây ra bất kỳ ô nhiễm sau vụ va chạm.
Hai tàu bị hư hỏng nhẹ sau vụ va chạm giữa tàu chở dầu Việt Nam Everrich 3 (cam) và tàu khu trục Đài Loan ROCS Tso Ying. Ảnh: FleetMon
Hải quân Đài Loan đã yêu cầu giới chức hàng hải dân sự điều tra vụ va chạm này, đồng thời đặt tất cả tàu thuyền của hòn đảo này vào báo động cao như biện pháp phòng ngừa, theo Maritime Executive.
Tàu Everrich 3 đã bị thu giữ để phục vụ điều tra. Theo Maritime Bulletin, tàu Everrich 3 là của Việt Nam, dưới tên Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải biển Trường Phát Lộc (TPL Shipping JSC).
Khu trục hạm ROCS Tso Ying của Đài Loan. Ảnh: MarEx
Khu trục hạm ROCS Tso Ying của Đài Loan là lớp tàu Kidd trước đây của Mỹ, đóng vào năm 1979. Đài Loan tiếp nhận ROCS Tso Ying từ Hải quân Mỹ vào năm 2003. Khu trục hạm này được trang bị tên lửa, súng, ngư lôi và trực thăng.(PLO)