Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 05-06-2017

  • Cập nhật : 05/06/2017

Cảnh sát Kenya trả giá đắt vì thiết giáp kháng mìn Trung Quốc

Thiết giáp CS/VP3 được Kenya mua từ Trung Quốc liên tục hỏng hóc, thậm chí nổ tung khi trúng mìn của phiến quân khiến nhiều cảnh sát thiệt mạng.

chiec cs/vp3 bi pha huy sau khi trung min tu che cua phien quan. anh: livejournal.

Chiếc CS/VP3 bị phá hủy sau khi trúng mìn tự chế của phiến quân. Ảnh: Livejournal.

 

Trong một cuộc đấu súng gần đây với phiến quân Al-Shabab, 8 cảnh sát Kenya đã thiệt mạng sau khi xe thiết giáp kháng mìn (MRAP) CS/VP3 chở họ trúng mìn. Việc xe nổ tung thành nhiều mảnh ngay khi trúng mìn khiến lực lượng an ninh Kenya đặt nghi vấn nghiêm trọng với chất lượng thực sự của loại xe do Trung Quốc sản xuất này, Livejournal ngày 2/6 đưa tin.

Chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ (CAST) của Nga cho biết nhiệm vụ của MRAP là bảo vệ binh lính khỏi các vụ nổ mìn hoặc thiết bị nổ tự chế. Chúng thường được gia cố khung thân, bọc vật liệu chống đạn bên trong để ngăn mảnh văng, cũng như có sàn xe hình chữ V để làm lệch hướng vụ nổ. Việc chiếc CS/VP3 nổ tung thành nhiều mảnh chứng tỏ nó không thể thực hiện đúng chức năng của mình.

Kenya bí mật mua 30 xe CS/VP3 từ Trung Quốc vào đầu năm 2016 nhằm phục vụ cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi vận hành, những chiếc MRAP Trung Quốc đã xảy ra hàng loạt sự cố. Trường hợp đầu tiên là một chiếc xe bị vỡ kính chắn gió khi đang cơ động. Binh sĩ Kenya than phiền rằng nhiều xe bị rò rỉ nhiên liệu, trong khi hầu hết đều không có hệ thống thông gió phù hợp với khí hậu Kenya.

Lực lượng cảnh sát Kenya (GSU) yêu cầu nhà sản xuất Poly Technologies chứng minh khả năng bảo vệ của xe trong chiến đấu. Họ muốn người đại diện của hãng ngồi trong xe để cảnh sát sử dụng súng bộ binh bắn vào thân xe. "Người đại diện từ chối ngồi vào trong. Ông ấy không muốn mạo hiểm tính mạng, vì nó được cho là thiếu an toàn. Tất cả chúng tôi đều bị sốc", một sĩ quan GSU cho biết.

 Mẫu CS/VP3 biểu diễn tại hội chợ quân sự Trung Quốc

CS/VP3 được Trung Quốc ra mắt ở triển lãm quốc phòng tại Malaysia hồi năm 2012. Đây được cho là phiên bản sao chép từ mẫu Caprivi Mk 1 do tập đoàn Mobile Land Systems của Nam Phi thiết kế. Nhờ mức giá rẻ hơn MRAP Mỹ và Nga, loại phương tiện này đã được lực lượng an ninh của nhiều nước châu Phi lựa chọn.(Vnexpress)
-----------------------------

31 nhóm khủng bố ở Đông Nam Á đã theo IS

Các bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, Philippines, Indonesia và Malaysia trong Đối thoại an ninh tại Singapore đều nhắc đến đến sự trỗi dậy của khủng bố trong khu vực.

binh si philippines canh giu o duong chinh cua lang mapandi thuoc tp marawi trong qua trinh tieu diet khung bo. sau lung ho la bang chu ghi ten tat cua luc luong khung bo nha nuoc hoi giao - anh: reuters

Binh sĩ Philippines canh giữ ở đường chính của làng Mapandi thuộc TP Marawi trong quá trình tiêu diệt khủng bố. Sau lưng họ là bảng chữ ghi tên tắt của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo - Ảnh: Reuters

Thực tế cho thấy đây cũng là bốn quốc gia có mối quan tâm nhiều nhất trước những diễn biến mới từ Philippines.

Vụ tấn công của nhóm khủng bố Maute có liên hệ với khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở thành phố Marawi (Philippines) đã đẩy điểm nóng Biển Đông thành mối quan tâm thứ hai của một số nước ASEAN tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 (SLD) ở Singapore.

Philippines, Indonesia và Malaysia gần đây đã quyết định nâng cấp thỏa thuận tuần tra chung ở biển Sulu từ chống cướp biển thành chống khủng bố cực đoan IS và các chân rết của chúng.

Phát biểu trong phiên toàn thể cuối cùng ngày hôm nay (4-6), Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen khẳng định: "Chủ nghĩa khủng bố là nỗi lo an ninh lớn nhất ở Đông Nam Á. Ít nhất 31 nhóm khủng bố trong khu vực Đông Nam Á đã tuyên thệ trung thành với IS".

Theo bộ trưởng Ng Eng Hen, bọn khủng bố ở Đông Nam Á đang tận dụng các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia để buôn người và vận chuyển vũ khí.

"Chúng ta có bằng chứng về việc các mạng lưới khủng bố trong khu vực đang đẩy mạnh các hoạt động xuyên quốc gia. Địa hình phức tạp và rừng rậm ở các khu vực biên giới là điều kiện lý tưởng cho bọn chúng ẩn náu và tổ chức các trại huấn luyện khủng bố. Nếu bọn chúng tiếp tục có chổ ẩn nấp trong khu vực, sẽ còn xảy ra nhiều vụ tấn công vào nhiều thành phố ở ASEAN. Chúng ta phải ngăn chặn điều này", người đứng đầu Bộ Quốc phòng Singapore nhấn mạnh.

Theo quan điểm của Singapore, tình báo là chìa khóa quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố ở Đông Nam Á.

Ông Ng Eng Hen khẳng định trong nhiều năm qua Singapore đã tăng cường chia sẻ và hợp tác tình báo với các nước khác trong khu vực.

Trong khuôn khổ ASEAN, kết quả từ các hội nghị Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) ngày càng hướng tới thực chất.

Tháng 5-2016, ADMM+ đã tổ chức cuộc tập trận An ninh hàng hải và chống khủng bố lớn nhất từ trước đến nay, tái khẳng định nỗ lực chống tai họa khủng bố của các nước trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia trong bài phát biểu sáng nay cũng đã kêu gọi Singapore, Việt Nam và các quốc gia còn lại trong khối tham gia vào các nỗ lực tuần tra chung chống khủng bố ở khu vực.(Tuoitre)
-------------------------------

Nhật Bản, Malaysia nhất trí hợp tác chặt chẽ về Triều Tiên, Biển Đông

Ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada và người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Hussein đã nhất trí rằng hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ để làm giảm căng thẳng liên quan đến Triều Tiên và các vùng biển trong khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế.

 

trieu tien phong thu ten lua dan dao dat doi dat kieu moi hwasong-12 ngay 14/5. anh: epa/ttxvn

Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo đất đối đất kiểu mới Hwasong-12 ngày 14/5. Ảnh: EPA/TTXVN

 

Một quan chức tháp tùng bà Inada tham dự Hội nghị cấp cao an ninh châu Á lần thứ 16, còn gọi là Đối thoại Shangri-La lần thứ 16, diễn ra ở Singapore, cho biết bà và ông Hishammuddin nhất trí về tầm quan trọng của việc cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép đối với Triều Tiên nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng đe dọa an ninh khu vực. 

Phát biểu với phóng viên sau cuộc gặp Bộ trưởng Hishammuddin bên lề Đối thoại Shangri-La, bà Inada cho hay đã bày tỏ quan ngại về các chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và tình hình ở Biển Hoa Nam (Biển Đông). Theo bà, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng. (TTXVN)
---------------------------

Các quan chức quốc phòng Đông Nam Á cảnh báo về đe dọa khủng bố

Quan chức quốc phòng các nước Đông Nam Á đang hối thúc thực hiện hợp tác an ninh lớn hơn trong khu vực để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của các phần tử cực đoan có quan hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tại Hội nghị cấp cao an ninh châu Á lần thứ 16, còn gọi là Đối thoại Shangri-La lần thứ 16, diễn ra ở Singapore, Bộ trưởng quốc phòng và quan chức cấp cao của các nước đều bày tỏ mối quan tâm chung là cần phải ngăn chặn hoạt động khủng bố trong khu vực. 

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã cảnh báo rằng chủ nghĩa khủng bố là "mối quan ngại an ninh lớn nhất" của khu vực. Theo ông, nguy cơ các tay súng IS tại Syria và Iraq trở về đang gia tăng do chúng bị mất vùng lãnh thổ kiểm soát ở khu vực Trung Đông. Ông nói: "Sự tàn bạo của các vụ tấn công ở Anh mới xảy ra hôm qua và ở các nước châu Âu, dù do các cá nhân đơn lẻ hay một nhóm nhỏ gây ra, đều nhắc nhở đến sự tổn hại mà các công dân của chúng ta có thể bị hứng chịu nếu các vụ tấn công liên quan IS hoặc lấy cảm hứng từ IS xảy ra tại đây". Ông nhấn mạnh ít nhất 31 nhóm trong khu vực cam kết liên minh với IS và đã có bằng chứng cho thấy sự hợp tác xuyên quốc gia ngày càng gia tăng giữa chúng.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết theo thông tin tình báo, hiện có khoảng 1.200 phần tử thuộc tổ chức IS tự xưng đang hoạt động ở Philippines, đồng thời hối thúc sự hợp tác quy mô khu vực nhằm trấn áp những phiến quân nguy hiểm này.
 
Bộ trưởng Ryacudu đã gọi các phiến quân IS này là những cỗ máy giết người, đồng thời cho biết trong số 1.200 tay súng IS có mặt tại Philippines, có khoảng 40 phần tử đến từ Indonesia. Ông kêu gọi các nước trong khu vực cùng bắt tay tìm ra các biện pháp toàn diện nhằm đối phó với nguy cơ từ IS. 

Về phần mình, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Ricardo David ước tính hiện tại Philippines  có từ 250-400 tay súng Hồi giáo cực đoan đi theo IS. 

Trong những năm gần đây, các nhóm phiến quân nhỏ ở Philippines, Indonesia và Malaysia đã bắt đầu nổi dậy dưới "ngọn cờ" IS. Các chuyên gia cảnh báo sau khi IS thất bại ở Syria và Iraq do các cuộc tấn công của Mỹ và liên quân, khu vực Mindanao ở Philippines có thể trở thành tâm điểm trong cuộc chiến của IS ở khu vực. IS và các nhóm phiến quân đang hợp sức bành trướng tại Philippines giống như ở Trung Đông(Baotintuc)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 05-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 05-06-2017

    Báo Nga nói về việc Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát ngầm ở Biển Đông; Lời trấn an chưa trọn vẹn của Mỹ với châu Á tại Đối thoại Shangri-La; Mỹ phát triển biệt đội tác chiến hỗn hợp người và robot

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 04-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 04-06-2017

    Brazil tiếp tục mở rộng điều tra nghi án Tổng thống Temer tham nhũng; Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc, Nga đề cao quan hệ hợp tác quân sự; Philippines bắt hàng chục người Indonesia dính líu bạo động ở Mindanao; George Soros: Liên minh châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng về sự tồn tại

Bài cùng chuyên mục