Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý tối 04-06-2017
- Cập nhật : 04/06/2017
Brazil tiếp tục mở rộng điều tra nghi án Tổng thống Temer tham nhũng
Một người phát ngôn cảnh sát Brazil cho biết cựu nghị sỹ Rocha Loures, một cố vấn thân cận của Tổng thống Michel Temer, đã bị bắt ngày 3/6 do tình nghi dính líu tới vụ bê bối tham nhũng làm rúng động chính trường Brazil.
Trong một video được công bố hồi tháng Năm vừa qua, ông Loures được cho là đã ra khỏi một nhà hàng ở Sao Paulo với một vali đựng 500.000 real (tương đương 154.000 USD) tiền mặt.
Các công tố viên cáo buộc đây là khoản hối lộ từ các lãnh đạo của một trong những tập đoàn chế biến thực phẩm lớn nhất thế giới JBS.
Trước đó, cựu Chủ tịch JBS Joesley Batista đã giao nộp cho cơ quan điều tra cuốn băng ghi âm chứng minh việc ông Temer đã thông đồng với doanh nhân này trả tiền để “mua sự im lặng” của nhân chứng trong vụ Petrobras.
Việc công bố đoạn băng trên đã làm rung chuyển chính trường Brazil và có thể khiến ông Temer mất chức.
Tòa án Tối cao đã ra lệnh điều tra người đứng đầu nhà nước.
Một năm sau khi kế nhiệm bà Dilma Rousseff, người đã bị phế truất vì tham nhũng, ông Temer hiện đang phải đối mặt với nguy cơ tương tự.
Tuy nhiên, chính khách này nhiều lần khẳng định sẽ không từ bỏ chức vụ và sẽ chứng minh sự trong sạch của mình trước tòa.
Tổng thống Temer tuyên bố không lùi bước trước bất cứ trở ngại nào và sẽ tiếp tục cầm quyền tới khi kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 1/1/2019.
Trong trường hợp Tổng thống Temer bị tòa án phế truất hoặc tự tuyên bố từ chức, Quốc hội sẽ bổ nhiệm một người thay thế tạm thời điều hành đất nước cho tới cuộc tổng tuyển cử theo luật định vào tháng 10/2018. Tuy nhiên, đang ngày càng có nhiều người dân kêu gọi tiến hành bầu cử trước thời hạn, việc sẽ đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp hiện hành.(Vietnam+)
-----------------------------------------------
Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc, Nga đề cao quan hệ hợp tác quân sự
Ngày 3/6, trong cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 được tổ chức tại Singapore, các quan chức Trung Quốc và Nga đã đề cao quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước.
Trong cuộc gặp với Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin, Phó Giám đốc Viện Khoa học quân sự thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Trung tướng Hà Lôi, cho rằng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Nga đang ở mức cao nhất từ trước tới nay.
Theo ông, lãnh đạo hai nước luôn dành sự quan tâm tới hợp tác quân sự song phương, đề ra một nền tảng chính trị vững chắc cho sự phát triển lành mạnh và vững vàng của mối quan hệ quân sự giữa hai bên.
Trong những năm gần đây, quân đội hai nước đã phối hợp thực thi sự đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, đồng thời thúc đẩy trao đổi và hợp tác thực chất giữa hai quân đội với những thành tựu mới.
Về phần mình, Thứ trưởng Fomin nhận định rằng sự phát triển lành mạnh và vững vàng của quan hệ quân sự song phương bắt nguồn từ mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo hai nước, các chính sách đối ngoại độc lập mà hai nước theo đuổi, cũng như quan điểm được cả hai bên chia sẻ về thế giới đa cực, bên cạnh những vấn đề quan trọng khác (VietnamPlus)
---------------------
Philippines bắt hàng chục người Indonesia dính líu bạo động ở Mindanao
Binh sỹ Philippines trong chiến dịch truy quét phiến quân ở Lanao Del Sur ngày 25/5. (Nguồn: THX/TTXVN)
Người phát ngôn cảnh sát quốc gia Indonesia Setyo Wasisto cho biết 38 công dân nước này đã bị cáo buộc tham gia vào một mạng lưới khủng bố dính líu đến những bạo động ở thành phố Marawi trên đảo Mindanao, miền Nam Philippines.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta ngày 3/6, trong số các đối tượng trên có 37 nam giới và 1 phụ nữ. Bốn tên trong số này được cho là đã chết, 12 đối tượng bị trục xuất về Indonesia và 22 tên khác vẫn còn đang ở Philippines.
[Tổng thống Philippines thông báo cuộc nổi loạn ở Mindanao do IS gây ra]
Trước đó, cảnh sát Indonesia công bố một báo cáo của cảnh sát Philippines tiết lộ 7 người Indonesia đã bị truy nã với cáo buộc liên quan đến phiến quân Maute có quan hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại thành phố Marawi.
Lực lượng này đã lên kế hoạch xây dựng căn cứ tại thành phố Marawi để kiểm soát Đông Nam Á.
Ngoài ra, 17 người Indonesia khác bị bắt trong thành phố khi xảy ra xung đột. Những đối tượng này được xác định là làm việc cho một phong trào truyền giáo đạo Hồi và không tham gia vào bất kỳ mạng lưới khủng bố nào.
Họ đã được di tản đến Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại thành phố Davao an toàn trước khi được đưa về nước.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ban bố lệnh giới nghiêm tại đảo Mindanao đến giữa tháng Bảy tới, sau khi lực lượng phiến quân tiến hành các hoạt động bạo lực ở Marawi từ ngày 23/5 sau chiến dịch bắt giữ không thành đối tượng Isnilon Hapilon, thủ lĩnh nhóm phiến quân Abu Sayyaf, đồng thời là phần tử phụ trách IS tại Philippines.
Tên này cũng bị Mỹ liệt vào danh sách những phần tử khủng bố nguy hiểm nhất thế giới và treo thưởng 5 triệu USD để bắt giữ.
Cuộc chiến giữa lực lượng chính phủ và nhóm Maute vẫn đang diễn ra tại Marawi. Đến nay, hơn 100 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh tại thành phố này, trong đó có 16 thường dân.(Vietnam+)
------------------------------
George Soros: Liên minh châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng về sự tồn tại
Trong ngày thứ Năm, nhà đầu tư huyền thoại George Soros cho biết rằng Liên minh châu Âu (EU) đang trong cuộc khủng hoảng về sự tồn tại và EU cần phải được tái tạo để đối mặt với các rủi ro ngày càng gia tăng, CNBC cho hay
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Brussels, ông Soros cho biết: “Sự tái tạo sẽ khôi phục lại sự hỗ trợ mà EU từng có”.
Sự tái tạo như thế cần phải xem lại quá khứ, cho người dân châu Âu biết về những sai lầm và đưa ra những giải pháp để làm mọi thứ trở nên đúng đắn.
Ông Soros đồng tình với ý tưởng của Đức là cắt bớt quỹ châu Âu để giảm tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở cấp độ khu vực đối với những quốc gia không tôn trọng luật pháp.
Các thế lực thù địch
Ông Soros cho biết châu Âu cần phải vượt qua cuộc khủng hoảng về sự tồn tại bằng cách cùng nhau đấu tranh chống lại quan điểm “phản đối châu Âu”, các cảm xúc bài ngoại và việc bị bao quanh bởi các thế lực thù địch.
Đừng bị phân tán bởi Brexit
Các chính trị gia châu Âu không nên bị phân tán bởi các quá trình đàm phán sắp tới về Brexit và tiếp tục công việc của mình để giành lại sự tin tưởng của các công dân châu Âu, ông Soros cho biết.
“Brexit sẽ là một quá trình gây tổn hại rất lớn đến cả 2 bên. Phần lớn thiệt hại đã xảy ra ngay lúc này, khi EU rơi vào tình trạng khủng hoảng về sự tồn tại, nhưng sự tập trung của EU hiện đang bị phân tán bởi các cuộc đàm phán sắp tới với Anh”, ông nói thêm.
“EU phải từ bỏ các cám dỗ trừng phạt Anh và nên tiếp cận các cuộc đàm phán trên tinh thần xây dựng và hợp tác. Tổ chức này nên sử dụng Brexit như là một chất kích thích để đưa ra các cuộc cải cách vươn xa hơn”.
Nhà đầu tư huyền thoại tin rằng quá trình “chia cắt” có thể mất tới 5 năm mới hoàn tất, nhưng trong suốt khoảng thời gian đó, EU có cơ hội để chuyển mình thành một tổ chức mà các quốc gia khác như Anh muốn tham gia (Vietstock)