Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 02-08-2017

  • Cập nhật : 02/08/2017

Nếu Mỹ leo thang xung đột, Nga quyết không lùi bước

Nước Nga cần phải chứng tỏ rằng, trước hết, chúng ta đã sẵn sàng đáp trả. Thứ hai, nếu Mỹ gây ra viễn cảnh leo thang xung đột, Nga sẽ có thể tồn tại vượt qua tình huống căng thẳng này và không chấp nhận từ bỏ vị trí của mình, chuyên gia Nga khẳng định.

tong thong putin da co phan ung quyet liet truoc don trung phat moi cua my

Tổng thống Putin đã có phản ứng quyết liệt trước đòn trừng phạt mới của Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang nghĩ đến phản ứng đáp trả với quyết định của Matxcơva giảm số lượng các nhà ngoại giao Mỹ tại Nga. Chuyên gia Dmitry Ofitserov- Belsky cho rằng hành động của Matxcơva là hoàn toàn xứng đáng.

Washington lấy làm tiếc về quyết định của Matxcơva giảm số lượng nhân viên cơ quan ngoại giao Mỹ tại Nga và đang suy nghĩ về phương cách đáp trả, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời Sputnik.

"Biện pháp phi lý này thật là đáng tiếc. Chúng tôi đang đánh giá tác động ảnh hưởng của việc giảm nhân viên như vậy và làm thế nào để đáp trả lại. Trong thời điểm này, chúng tôi không đưa ra ý kiến bình luận nào khác", đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố số lượng nhân viên cơ quan ngoại giao Mỹ ở Nga sẽ giảm 755 người, còn đúng bằng số nhân viên ngoại giao Nga tại Mỹ là 455 người. Tổng thống nhấn mạnh rằng hiện tại ông không ủng hộ việc hạn chế các hoạt động chung có tính chất "nhạy cảm" đối với Mỹ.

Vladimir Putin lý giải tại sao Nga đã phản ứng với dự luật trừng phạt của Mỹ. Ông lưu ý rằng phía Mỹ đã có một động thái vô cớ tiếp theo để làm suy thoái mối quan hệ với Matxcơva. Trong khi áp đặt những chế tài bất hợp pháp lên LB Nga, Mỹ đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới, kể cả với các đồng minh của mình, những nước quan tâm đến việc phát triển quan hệ với Nga, Tổng thống Nga nói.

"Chúng tôi đã chờ đợi  khá lâu, có lẽ sẽ có một điều gì đó sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, với niềm hy vọng tình hình bằng cách nào đó sẽ thay đổi. Nhưng, thể theo mọi điều thì nếu có thay đổi, thì cũng sẽ không sớm", nhà lãnh đạo Nga nói.

"Tôi hiện giờ không nói về tất cả các lý do mang tính chính trị nội bộ tại chính trường Mỹ. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta không để yên sự việc như vậy mà không có phản ứng đáp trả", Tổng thống Nga bổ sung.

Dmitry Ofitserov- Belsky, Phó Giáo sư Đại học tổng hợp Nghiên cứu Quốc gia thuộc Học viện Kinh tế cao cấp, đã đánh giá phản ứng của Matxcơva là hoàn toàn hợp lý.

"Nước Nga cần phải chứng tỏ rằng, trước hết chúng ta đã sẵn sàng đáp trả. Thứ hai, nếu Mỹ gây ra viễn cảnh leo thang xung đột, Nga sẽ có thể tồn tại vượt qua tình huống căng thẳng này và không chấp nhận từ bỏ vị trí của mình. Cuối cùng, tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao và nhân viên của đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva, về bản chất có nghĩa là Nga có thể làm mọi việc mà không cần tới quan hệ với Mỹ trên nhiều vấn đề. Bởi vì biện pháp này không phải là phân biệt đối xử, nó không phá vỡ bất kỳ khía cạnh nào trong mối quan hệ của chúng ta. Nó chỉ đơn giản là biện pháp đóng băng quan hệ. Đây là ý nghĩa chính  yếu của nó, ngoài tính biểu tượng", ông Dmitry Ofitserov- Belsky cho biết.

Theo ý kiến của chuyên gia, Mỹ trong mọi hành động của họ, trước hết đều vì quyền lợi kinh tế của mình và dự luật về biện pháp trừng phạt mới cũng không phải là ngoại lệ.

"Không phụ thuộc vào việc thế lực nào đang nắm quyền ở Mỹ, vẫn có rất ít sự thay đổi. Do đó, không  cần thiết  phải tức giận với người Mỹ vì chính sách mà họ đang theo đuổi, và cũng không nên nuôi dưỡng bất kỳ ảo tưởng nào… Bộ luật mới dự kiến sẽ nhằm đến, trong đó có các công ty năng lượng của Nga,  để ngăn chặn việc tăng cường vị thế của Nga trên thị trường năng lượng châu Âu.

Ý tôi là, trước hết, đó là dự án "Dòng chảy phương Bắc-2". Và theo đó Mỹ trong trường hợp này xuất phát từ quyền lợi kinh tế của mình, trong khi làm tổn hại tới lợi ích kinh tế châu Âu. Vì vậy, trong việc này, "không có gì cá nhân cả  chỉ thuần túy là lợi ích kinh doanh",chuyên gia Dmitry Ofitserov- Belsky suy luận.(Viettimes)
---------------------------------

Nhà Trắng "chấn động" vì Giám đốc truyền thông mới bị sa thải sau 10 ngày

Trong một thông tin mới được công bố từ Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci vào hôm 31/7 (giờ địa phương), chỉ chưa đầy hai tuần sau khi ông nhận chức vụ này.

Đây là biến động nhân sự mới nhất gây sốc của chính quyền mới 6 tháng tuổi của vị Tổng thống đảng Cộng hòa. Theo Reuters, việc sa thải ông Scaramucci được thực hiện sau một tuần đầy sóng gió của chính quyền Trump khi nỗ lực thay thế Obamacare của các thành viên đảng Cộng hòa thất bại; phát ngôn viên và chánh văn phòng Nhà Trắng cùng lúc từ chức hé lộ một cuộc chiến ngầm trong tòa Bạch Ốc.

Ông Scaramucci bị sa thải bởi những bình luận “báng bổ” trên tạp chí The New Yorker tuần trước nhằm vào cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus và chiến lược gia trưởng Steve Bannon.

giam doc truyen thong anthony scaramucci moi nhan chuc duoc 10 ngay. nguon: reuters

Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci mới nhận chức được 10 ngày. Nguồn: Reuters

Trong buổi họp báo tại Nhà Trắng tối 31/7, phát ngôn viên Sarah Sander cho biết: “Tổng thống thấy rằng những lời bình luận của ông Anthony là không phù hợp đối với người đảm nhận vị trí giám đốc truyền thông”.

Một quan chức khác cho hay chính chánh văn phòng Nhà Trắng mới John Kelly, vị tướng Hải quân nghỉ hưu, đã yêu cầu Tổng thống sa thải ông Scaramucci.

Trước sự thay đổi đột ngột này, bà Sanders cũng cho hay tất cả các nhân viên Nhà Trắng giờ sẽ báo cáo cho ông Kelly, cùng với con gái của Tổng thống Ivanka Trump và con rể Jared Kushner.

Ông Scaramucci, một nhà tài chính New York, được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc truyền thông 10 ngày trước. Ông là người sáng lập quỹ đầu cơ SkyBridge năm 2005.

Bộ máy nhân sự rắc rối của Nhà Trắng

Căng thẳng trong nội bộ nhân sự Nhà Trắng nổ ra tuần trước khi ông Scaramucci “tấn công” ông Priebus và Bannon, hai nhân vật cấp cao của khu vực Cánh Tây. Cựu giám đốc truyền thông cáo buộc chánh văn phòng Nhà Trắng làm rò rỉ thông tin cho giới truyền thông. Ông Priebus sau đó đã từ chức.

Hôm 31/7, Tổng thống Trump xuất hiện cùng chánh văn phòng Nhà trắng mới tại phòng Bầu dục để tham gia cuộc họp nội các. Ông Trump đã ca ngợi ông Kelly vì đã ngăn chặn được những tranh cãi xung quanh vấn đề an ninh biên giới tại Bộ an ninh nội địa và dự đoán ông Kelly sẽ làm rất tốt công việc mới của mình.

Các thành viên đảng Cộng hòa lo ngại sự hỗn loạn về nhân sự tại Nhà Trắng có thể khiến nỗ lực thay thế Obamacare cũng như kế hoạch đại tu hệ thống thuế của Hoa Kỳ bị lu mờ.

Tỷ giá đồng USD so với đồng euro cũng đạt mức thấp kỷ lục trong 2,5 năm qua trong ngày cuối cùng của tháng 7 trước viễn cảnh chính trị không tươi sáng sau khi ông Scaramucci ra đi.

Bên cạnh những thách thức nội đia, Tổng thống Trump còn phải cân nhắc biện pháp đáp trả đối với vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, “một điểm đen” trong mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Ông chủ Nhà Trắng nhiều lần chỉ trích Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, chưa gây nhiều sức ép lên Bình Nhưỡng.

Tổng thống Mỹ còn phải giải quyết một loạt cáo buộc việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 cũng như việc Moscow “bắt tay” với chiến dịch tranh cử của ông Trump.(Infonet)
---------------------------

Mỹ quan ngại trước kế hoạch Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga

Bộ Quốc phòng Mỹ đã chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ vì kế hoạch mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất, thay vì đầu tư vào những hệ thống vũ khí của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

 

he thong ten lua phong khong s-400.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400.

 

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Đại úy Jeff Davis cho hay Mỹ quan ngại trước việc Thổ Nhĩ Kỳ mua sắm công nghệ của Nga, bởi những công nghệ này có thể không tương thích với các thiết bị của liên minh gồm 29 nước thành viên này. Ông Davis khẳng định Mỹ mong muốn các nước đồng minh mua sắm và đầu tư vào những gì có lợi cho công cuộc phát triển của NATO.

Phản ứng của Mỹ được đưa ra sau khi ngày 25/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo nước này đã ký thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Phát biểu trước các nghị sỹ thuộc đảng Công lý và Phát triển cầm quyền tại Quốc hội, Tổng thống Erdogan cho biết thỏa thuận đã được ký kết và chính phủ đang tiến hành các bước đi cần thiết. Ông cho biết thêm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xúc tiến hoạt động triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tại nước này thông qua việc hợp tác chế tạo.

S-400 là hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới của Nga và được trang bị cho các lực lượng vũ trang nước này trong năm 2007. Hệ thống sử dụng 3 loại tên lửa khác nhau có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên không, trong đó có tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.(TTXVN)
------------------------

Ông Tập nói quân đội Trung Quốc hiện đại “tầm cỡ thế giới”

Tuyên bố Bắc Kinh "không bao giờ gây hấn hay bành trướng" được nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

ong tap can binh mac quan phuc, di xe jeep duyet binh hom 30-7 - anh: afp

Ông Tập Cận Bình mặc quân phục, đi xe jeep duyệt binh hôm 30-7 - Ảnh: AFP

Theo hãng tin AFP, buổi lễ kỷ niệm được tổ chức long trọng sáng nay (1-8) tại Đại lễ đường nhân dân nhìn ra quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

“Nhân dân Trung Hoa mong muốn hòa bình. Chúng ta không bao giờ gây hấn hoặc bành trướng nhưng chúng ta tự tin có thể chiến thắng mọi hành động xâm lược”, vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc giải thích trong bối cảnh mà các nhà phân tích cho rằng ám chỉ đến tình hình căng thẳng đang xảy ra ở biên giới với Ấn Độ cũng như ở Biển Đông.

Nhưng thực tế những sự việc kéo dài nhiều năm qua ở vùng biên giới với Ấn Độ và trên biển Đông với các quốc gia trong khu vực không cho thấy Trung Quốc "mong muốn hòa bình" và "không bao giờ gây hấn hoặc bành trướng"!

“Chúng ta không cho phép bất kỳ dân tộc nào, tổ chức nào, đảng phái chính trị nào lấy đi dẫu là một phần nhỏ của lãnh thổ Trung Hoa vào bất kỳ thời điểm nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Hãy thôi hi vọng rằng chúng ta sẽ ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’ trong một vấn đề nào đó gây tổn hại đến chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của đất nước chúng ta”, vị Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh.

Các nhà phân tích cho rằng việc ông Tập đặc biệt nhấn mạnh về việc xây dựng quân đội Trung Quốc hiện đại “tầm cỡ thế giới” và trung thành với Đảng trong mấy ngày qua là thông điệp không chỉ gửi đến bên ngoài mà còn nhắm cả vào bên trong.

Trong cuộc duyệt binh rầm rộ sáng 30-7 ở Nội Mông, ông Tập từng đề cập đến môi trường thế giới “không yên ổn” nên quân đội Trung Quốc phải “luôn sẵn sàng” để đập tan mọi kẻ thù.

Trong cuộc duyệt binh này, quân đội Trung Quốc cũng chủ động phô trương năng lực quân sự với nhiều khí tài tự đóng và lần đầu được trình diện như một cách khẳng định với thế giới rằng mình cũng hùng mạnh chẳng kém ai.

“Cuộc duyệt binh này giống như một màn kịch chính trị đã được trình bày hoàn hảo để khiến cả thế giới phải há hốc mồm trước năng lực quân sự của Trung Quốc cũng như trước uy quyền cá nhân của ông Tập”, ông June Teufel Dreyer - giáo sư khoa học Chính trị của ĐH Miami (Mỹ) đồng thời cũng là chuyên gia nghiên cứu về quân sự Trung Quốc, bình luận.

Ông Tập cũng kêu gọi quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc và đi theo mọi chỉ đạo của Đảng. Thông điệp này được nhìn nhận như cách ông khẳng định “đã nắm được” quân đội để thực thi các ý định điều hành của mình.

Những phát biểu liên quan chủ quyền và giữ toàn vẹn lãnh thổ cũng là một cách nhấn mạnh quan điểm thu hút tinh thần dân tộc của người dân Trung Quốc.

Một mặt giữ chủ trương hiện đại hóa quân đội để xứng tầm với sức mạnh kinh tế ở qui mô toàn cầu, ông Tập Cận Bình cũng đưa ra phương thức phát triển quốc phòng phải gắn liền với mục đích dân sự, nhằm xây dựng một quân đội vững mạnh. 

Theo ông Tập, việc tăng cường phát triển mối liên kết giữa quốc phòng và dân sự là một chiến lược quốc gia, đồng thời là thành tựu quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Ông cũng kêu gọi các cơ quan trung ương và nhà nước, các ban ngành chính phủ ở tất cả các cấp tạo môi trường thuận lợi, cũng như hỗ trợ mạnh mẽ cho việc xây dựng quân đội.  

Quyết định cắt giảm nhân sự để tạo đội ngũ tinh binh còn chưa ráo mực, ông Tập lại có vẻ suy tôn vai trò của quân đội cùng những lời hứa đầu tư.

Về việc này, chuyên gia Dreyer của Mỹ nhận định: “Nhìn có vẻ quân đội Trung Quốc đoàn kết một lòng trong cuộc duyệt binh vừa qua nhưng tinh thần quân đội Trung Quốc chưa hẳn đã tốt. Vì thế ông Tập phải lớn tiếng kêu gọi quân đội tận trung với đảng, hành động theo đúng chỉ đạo hòa quyện như trong một cơ thể - đây là hai việc mà về nguyên tắc không nên nói trong quân đội”.(Tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 02-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 02-08-2017

    ASEAN hợp tác chống khủng bố; Hơn 10 người thiệt mạng trong ngày bỏ phiếu ở Venezuela; òa án Anh bác đơn kiện cựu Thủ tướng Blair về tội ác chiến tranh

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 01-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 01-08-2017

    Nga – Mỹ trả đũa qua lại, căng thẳng còn hơn thời Chiến tranh Lạnh; Lực lượng 'cận vệ vô hình' bảo vệ tàu chiến, căn cứ hải quân Nga; Thổ Nhĩ Kỳ bắt hơn 1.000 nghi phạm khủng bố

Bài cùng chuyên mục