Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 18-07-2017

  • Cập nhật : 18/07/2017

Ông Thaksin hết đường về Thái Lan

Hội đồng lập pháp quốc gia Thái Lan (NLA) vừa thông qua một dự luật được nhận định là nhằm mục tiêu triệt đường về của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.

ong thaksin shinawatra hien dang luu vong o nuoc ngoai minh quang

Ông Thaksin Shinawatra hiện đang lưu vong ở nước ngoài MINH QUANG

Theo đó, luật mới cho phép tòa tối cao xét xử các chính trị gia mà không cần xét xem bị cáo có mặt tại tòa hay không cũng như không cần tính đến vấn đề thời gian.

Nghị sĩ Somchai Swangkarn tuyên bố luật mới không nhằm vào bất kỳ cá nhân nào nhưng ông nhận định thêm là quyết định nói trên sẽ giúp giải quyết rốt ráo các vụ án liên quan đến cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. 

Ông Thaksin bị kết tội tham nhũng hồi năm 2006 nhưng đã trốn ra nước ngoài nhằm tránh bản án 2 năm tù giam cũng như nhiều cáo buộc khác hiện chưa thể mang ra xét xử vì vắng mặt đương sự. 

“Khi có hiệu lực, luật mới sẽ khôi phục những vụ án và không để chúng bị chôn vùi vào quên lãng”, ông Somchai phát biểu với các phóng viên.

Trong khi đó, phía đảng Pheu Thai, lực lượng chính trị của nhà Shinawatra, chỉ trích luật mới "nhắm vào cá nhân và đi ngược lại luật pháp quốc tế". 

Một số nguồn tin cho biết khi luật mới có hiệu lực, chính quyền Bangkok sẽ khởi động lại việc xét xử ông Thaksin về ít nhất 5 tội danh khác nhau và tòa có thể sẽ ra phán quyết mở đường cho quá trình tịch thu tài sản của cựu thủ tướng.

Ông Thaksin được cho là vẫn còn sở hữu khối tài sản trị giá hàng chục tỉ baht ở Thái Lan, thông qua các công ty thuộc tập đoàn gia đình Shinawatra. (thanhnien)
--------------------------------

Hơn 330.000 người đã chết, Syria vẫn chưa yên ổn

Cuộc nội chiến ở Syria kéo dài đã 6 năm với số người chết tăng dần theo thời gian. Các nỗ lực đàm phán hoà bình trong khi đó tiếp tục bế tắc.

tre em syria choi dua trong khu vuc do quan noi day kiem soat o douma, gan thu do damascus - anh: reuters

Trẻ em Syria chơi đùa trong khu vực do quân nổi dậy kiểm soát ở Douma, gần thủ đô Damascus - Ảnh: Reuters

Hãng tin AFP ngày 16-7 dẫn số liệu của Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR, trụ sở ở Anh) cho biết kể từ ngày 15-3-2011 tới 15-7-2017, số người thiệt mạng trên toàn Syria liên quan đến cuộc nội chiến là 331.765 người.

Ai cũng chết!

Về lý thuyết cuộc khủng hoảng Syria là mâu thuẫn giữa chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad với các phe phái nổi dậy. Nhưng cuộc chiến đã khiến 99.617 thường dân vô tội thiệt mạng, tức gần 1/3 tổng số người thiệt mạng trong cuộc chiến. Trong số thường dân đã chết có 18.243 trẻ em và 11.427 phụ nữ.

Tổ chức SOHR cho biết 116.774 thành viên thuộc lực lượng chính phủ Syria đã thiệt mạng kể từ khi xung đột nổ ra, bao gồm 61.808 binh sĩ, 1.408 thành viên phong trào Hezbollah của người Hồi giáo Shiite do Iran hỗ trợ.

Tình hình ở Syria bắt nguồn từ các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, nhưng nhanh chóng lan rộng thành một cuộc chiến đẫm máu, phức tạp với rất nhiều phe phái trong và ngoài nước đánh nhau.

Cuộc chiến đã phá hủy rất nhiều cơ sở hạ tầng ở Syria và khiến hàng triệu người mất chỗ ở.

Hoà đàm chưa lối thoát

Hôm nay (17-7), Ngoại trưởng Anh Boris Johnson kêu gọi áp đặt các lệnh trừng phạt lên các quan chức quân đội cấp cao Syria cũng như các nhà nghiên cứu ở Syria, với cáo buộc dính dáng đến việc sử dụng vũ khí hoá học, theo báo Irish Times.

Phía chính quyền Syria do Nga hậu thuẫn đến nay vẫn bác bỏ việc sử dụng chất độc thần kinh sarin, cũng như bất cứ loại chất nào cấm trong danh sách của Liên Hiệp Quốc. Chính vì vậy, động thái từ Anh và Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ tiếp tục đào sâu khác biệt cho các bên ở Syria.

Các diễn biến gần đây cho thấy có ít nhất bốn vấn đề chính tại Syria vẫn tồn đọng.

Thứ nhất, bế tắc trong các cuộc đàm phán hoà bình cho Syria chủ yếu xuất phát từ số phận của tổng thống Bashar al-Assad. Trước đây Mỹ, châu Âu và các phe nổi dậy Syria khẳng định ông al-Assad phải rời ghế tổng thống thì nơi này mới thôi xung đột. Trong khi đó Nga kiên quyết bảo vệ ông al-Assad.

Thứ hai, dù tất cả đang có chung một kẻ thù là khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), bên đồng minh cũng có xung đột riêng dựa theo lợi ích. Chẳng hạn, Mỹ hỗ trợ lực lượng người Kurd để đánh IS nhưng Thổ Nhĩ Kỳ - dù đồng ý với Mỹ trong nhiều vấn đề, lại xem người Kurd là khủng bố.

Thứ ba, các nỗ lực tìm giải pháp của Liên Hiệp Quốc chưa cho thấy tiến triển. Kết thúc vòng đàm phán hoà bình thứ 7 cho Syria tuần trước, Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura khẳng định ưu tiên trước hết vẫn là chống khủng bố. Trong khi đó, cơ hội hòa bình cho Syria thì hoàn toàn không có bước đột phá nào, theo hãng tin Reuters.

Thứ tư, kể cả khi đã xong xuôi các điểm trên, câu hỏi đặt ra là Syria sẽ trông như thế nào sau khi hoà bình, ai được, ai mất, các nước xung quanh sẽ chịu ảnh hưởng gì...

Gần đây, hai thế lực có ảnh hưởng nhiều nhất là Mỹ và Nga đã đạt được thoả thuận ngưng bắn ở một khu vực và hợp tác ngăn xảy ra xung đột không mong muốn. Tuy nhiên ví dụ đơn cử là nhìn từ phía Israel, thì mọi thứ không tốt đẹp như vậy.

tong thong phap emmanuel macron va thu tuong israel benjamin netanyahu ngay 16-7 - anh: reuters

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 16-7 - Ảnh: Reuters

Hôm 16-7, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đến Pháp trong chuyến thăm và làm việc cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ông khẳng định phản đối lệnh ngưng bắn của Nga và Mỹ nêu trên.

Báo Haaretz của Israel dẫn lời một quan chức tiết lộ rằng Israel không đồng ý việc Iran và phong trào Hezbollah không tham gia thoả thuận. Chính quyền Tel Aviv lo ngại thoả thuận trên vì thế sẽ duy trì sự hiện diện của Iran trong khu vực.

Còn về phía các phe nổi dậy chống chính quyền Syria, ai cũng sợ mất phần (sau hoà đàm), và lo ngại Syria sẽ bị chia tách dưới ba thế lực ảnh hưởng chính gồm Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.(Tuoitre)
-------------------------

Philippines đề xuất lập khu tự trị Hồi giáo nhằm diệt Maute

Tổng thống Philippines đề xuất lập khu tự trị Hồi giáo, hy vọng động thái này sẽ giúp diệt phiến quân Maute ở quốc đảo.

tong thong philippines rodrigo duterte (giua) cung cac lanh dao milf cam du luat "luat co ban bangsamoro" tai cung malacanang ngay 17/7. anh: reuters.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (giữa) cùng các lãnh đạo MILF cầm dự luật "Luật Cơ bản Bangsamoro" tại cung Malacanang ngày 17/7. Ảnh: Reuters.

 

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay tuyên bố sẽ đưa dự luật "Luật Cơ bản Bangsamoro" vượt qua quốc hội. Dự luật nhằm đưa các khu vực, nơi người Hồi giáo chiếm đa số, ở miền nam đảo Mindanao thành khu tự trị với chế độ hành pháp, lập pháp và tài chính riêng.

Dự luật do các quan chức chính phủ Philippines và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF), nhóm du kích Hồi giáo lớn nhất quốc đảo, cùng soạn thảo và trình lên ông Duterte.

"Khoảnh khắc này là bước tiến đáng kể hướng tới chấm dứt hàng thế kỷ thù hận, mất lòng tin, bất công đã ảnh hưởng đến hàng triệu sinh mạng người Philippines", AFP dẫn lời ông Duterte phát biểu trước các thủ lĩnh MILF và quan chức chính phủ.

Irene Santiago, trưởng đoàn đàm phán hòa bình chính phủ, cho biết Manila ước tính dự luật sẽ được thông qua trong vòng một năm.

"12 tháng tới chứa đầy cơ hội cũng như rủi ro. Mối nguy hiểm chúng ta đang đối mặt: chủ nghĩa bạo lực cực đoan, nguồn gốc cuộc khủng hoảng ở Marawi", theo Santiago.

Ông Duterte hy vọng việc lập khu tự trị sẽ thúc đẩy người Hồi giáo ở Philippines bài trừ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhóm phiến quân Maute, thề trung thành với IS, đang kiểm soát một số khu vực tại thành phố Marawi. Giao tranh giữa quân đội Philippines và Maute trong gần hai tháng qua đã làm hơn 500 người chết.

Người Hồi giáo ở Philippines bắt đầu nổi dậy từ những năm 1970. Hơn 100.000 người ở Mindanao đã thiệt mạng từ khi phong trào nổ ra.

MILF ký hiệp ước hòa bình với ông Benigno Aquino, người tiền nhiệm của ông Duterte, năm 2014 nhưng quốc hội Philippines từ chối thông qua dự luật tự trị, một điểm quan trọng trong thỏa thuận.

Các nhóm nổi dậy nhỏ sau đó thề trung thành với IS. Việc Maute tấn công Marawi ngày 23/5 là hành động lớn đầu tiên của chúng, buộc ông Duterte phải ban thiết quân luật trên đảo Mindanao.

Quân đội Philippines ước tính còn khoảng 60 đến 80 tay súng, nấp trong 500 ngôi nhà, tòa nhà ở Marawi. Khoảng 300 dân thường vẫn mắc kẹt trong thành phố, một số đã bị bắt làm con tin.(Vnexpress)
 

 

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 18-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 18-07-2017

    Trung Quốc phản đối dự luật củng cố quan hệ quân sự Mỹ - Đài Loan; Báo Nga: Người đứng đầu của Chechnya đe dọa thế giới bằng tên lửa hạt nhân; Tề gia, trị quốc và ứng xử quân tử của ông Lý Hiển Long; Tàu ngầm Kilo Ấn Độ an nghỉ dưới 3.000 m nước biển

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 18-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 18-07-2017

    Đại sứ quán Nga tại Syria bị nã đạn pháo; Cựu cố vấn của ông Trump: Mỹ đã từng can thiệp bầu cử ở Nga; Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng hiện diện quân sự ở phía bắc Syria?; Tỷ lệ ủng hộ ông Trump thấp kỷ lục sau 6 tháng nhậm chức

Bài cùng chuyên mục