Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 18-07-2017

  • Cập nhật : 18/07/2017

Trung Quốc phản đối dự luật củng cố quan hệ quân sự Mỹ - Đài Loan

Trung Quốc ngày 17.7 cho biết đã bày tỏ sự phản đối qua kênh ngoại giao với Washington sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu ngân sách quốc phòng với nội dung tăng cường trao đổi quân sự với Đài Loan.

Một phần nội dung của luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) 2018, được thông qua vào cuối tuần trước, có điều khoản mở rộng các hoạt động huấn luyện và tập trận chung với Đài Loan.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết “những nội dung tiêu cực” liên quan đến Đài Loan trong dự luật trên vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “một Trung Quốc” và là hành vi can thiệp nội bộ của Bắc Kinh, theo Reuters ngày 17.7.

Trung Quốc cực lực phản đối bất kỳ hình thức tiếp xúc chính thức nào giữa quân đội Mỹ và lực lượng Đài Loan, theo ông Lục.

mot cuoc tap tran cua dai loanreuters

Một cuộc tập trận của Đài LoanREUTERS

Hồi tháng trước, Bắc Kinh kêu gọi Washington rút lại quyết định bán số vũ khí trị giá 1,42 tỉ USD cho Đài Loan.

Trong NDAA-2018, Hạ viện Mỹ cũng thúc giục Lầu Năm Góc phân bổ lại lực lượng, bổ sung tài sản quân sự và gia tăng hoạt động đầu tư vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để duy trì cam kết của nước này tại đây.

Đặc biệt, Hạ viện Mỹ ủng hộ các sứ mệnh tuần tra bảo đảm tự do hàng hải (FONOP) của hải quân Mỹ tại Biển Đông và đề nghị Bộ Quốc phòng sớm trình kế hoạch triển khai FONOP với tần suất thường xuyên hơn trong tương lai. (Thanhnien)
-----------------------

Báo Nga: Người đứng đầu của Chechnya đe dọa thế giới bằng tên lửa hạt nhân

Người đứng đầu của Chechnya Ramzan Kadyrov nhấn mạnh rằng, ở Nga có "một chính quyền vững mạnh, chúng tôi là cường quốc hạt nhân".

 

nguoi dung dau cua chechnya ramzan kadyrov.

Người đứng đầu của Chechnya Ramzan Kadyrov.

 

Người đứng đầu của Chechnya Ramzan Kadyrov đã làm rõ tuyên bố của ông về các tên lửa hạt nhân Nga sẽ tự động phóng dù Liên bang Nga có phải hứng chịu đòn tấn công nặng nề, Kadyrov khẳng định đó không phải chỉ là lời nói suông.

Theo Sputnik, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ HBO được các phương tiện truyền thông hàng đầu của phương Tây trích dẫn, đáp lại câu hỏi ông có coi Hoa Kỳ là kẻ thù của Nga, Kadyrov tuyên bố rằng "Hoa Kỳ đối với chúng tôi không phải là một quốc gia hùng mạnh tới mức để coi họ như kẻ thù của Nga."

Ông nhấn mạnh rằng, ở Nga có "một chính quyền vững mạnh, chúng tôi là cường quốc hạt nhân", thậm chí nếu có đòn giáng nghiêm trọng vào đất nước thì "các tên lửa của chúng tôi sẽ được áp dụng tự động".

"Đó không chỉ đơn giản là lời nói. Chúng tôi sẽ làm như vậy. Sẵn sàng hy sinh vì quốc gia của mình," ông Kadyrov viết hôm thứ Bảy trên trang Telegram cá nhân.(Bizlive)
--------------------

Tề gia, trị quốc và ứng xử quân tử của ông Lý Hiển Long

Mâu thuẫn trong gia đình Thủ tướng Singapore tiếp tục nóng với việc phe đối lập biểu tình đòi điều tra, nhưng từ đầu đến cuối ông Lý Hiển Long đã hành xử theo cốt cách của một quân tử.

thu tuong ly hien long trong lan phat bieu truoc quoc hoi ngay 3-7 - anh: reuters

Thủ tướng Lý Hiển Long trong lần phát biểu trước quốc hội ngày 3-7 - Ảnh: Reuters

Ông Lý Hiển Long, trong vai trò người đứng đầu Chính phủ Singapore, đã có một hành động đúng đắn khi mang những cáo buộc chống lại mình ra trước quốc hội.

Hai người em ông Lý - bà Lý Vĩ Linh và ông Lý Hiển Dương - cáo buộc anh cả lạm dụng quyền lực để áp đặt ý muốn của mình trong việc thực hiện di 
chúc của ông Lý Quang Diệu.

Câu chuyện về bản di chúc chủ yếu mang tính gia đình, nhưng thủ tướng Singapore do quốc hội bổ nhiệm và trước một cáo buộc nghiêm trọng như thế, ông không thể không giải trình trước quốc hội.

Phát ngôn trong Quốc hội Singapore cần phải theo trình tự, nhưng lần này ông Lý Hiển Long đã chỉ thị gác lại quy định đó và để mọi người phát ngôn tự do.

Ông Lý cũng công bố ra công chúng văn bản ghi chép lời phát biểu của mình trong quốc hội, có nghĩa lời nói của ông sẽ không được hưởng quy chế miễn truy cứu trách nhiệm phát ngôn trong quốc hội - một đặc quyền tất cả các nghị sĩ đều được hưởng.

Một số thành viên đảng cầm quyền thậm chí còn đưa ra các câu hỏi hóc búa hơn cả đảng đối lập, ví dụ như: Tại sao lúc đầu ông định bán nhà giá 1 đôla cho em gái, nhưng về sau lại bán nhà theo giá thị trường? Liệu vấn đề của gia đình ông đã thể hiện cách xử lý của chính phủ là không thấu đáo?...

Cuộc biểu tình nhỏ cuối tuần qua đòi điều tra các cáo buộc đối với Thủ tướng Lý Hiển Long chỉ đơn thuần mang tính đối lập chính trị.

Trên thực tế, đa số người dân Singapore đồng tình với kết luận do quốc hội đưa ra trước đó: Đây là việc gia đình riêng của gia đình ông Lý, nhưng nhà nước có quyền xem xét bảo tồn căn nhà số 38 đường Oxley.

Tầng hầm của ngôi nhà này đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước Singapore. Do đó, nhà nước có quyền cân nhắc bảo tồn ngôi nhà theo luật bảo tồn 
di sản lịch sử.

Bản thân ông Lý Quang Diệu đã vài lần thay đổi quyết định của mình trong di chúc về tương lai của ngôi nhà; đến di chúc thứ 6 thì ông đã công nhận có khả năng chính phủ sẽ yêu cầu không phá ngôi nhà, đồng thời dặn dò nếu ngôi nhà cần bảo tồn thì phải sửa lại.

Chính ông ấy đã ký quyết định cho kiến trúc sư sửa nhà, nhưng không rõ vì sao khi đến di chúc cuối cùng thì lại đổi ý. Bên trong bản di chúc cuối có một số khúc mắc...

Người ta có câu nói “nước lặng thì đáy sâu”, các vấn đề giữa anh em gia đình họ Lý đã tồn tại trong một thời gian rất dài. Nếu nghĩ một cách sâu xa hơn thì đó không chỉ là về ngôi nhà.

Trong đó còn có những vấn đề khác mang bản chất triết học, chẳng hạn như đâu là quyền nhà nước, quyền công dân; quy trình pháp lý nào đúng đắn để lập di chúc, trách nhiệm chính trị của nhà nước; mạng xã hội và những 
tin tức sai lệch...(Tuoitre)
----------------------------

Tàu ngầm Kilo Ấn Độ an nghỉ dưới 3.000 m nước biển

Cuối cùng số phận chiếc tàu ngầm INS Sindhurakshak lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ bị cháy nổ năm 2013 đã được giải quyết khi được nhận chìm xuống độ sâu 3.000 m của biển Ả Rập vào cuối tháng 6 qua.

Theo Hindustan Times, vụ cháy nổ tàu ngầm INS Sindhurakshak làm 18 thủy thủ, sĩ quan thiệt mạng vào tháng 8.2013 là thảm họa tồi tệ nhất của hải quân Ấn Độ sau vụ tàu chiến INS Khukri bị đánh đắm trong cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan vào năm 1971 làm gần 200 người thiệt mạng.

Nay con tàu đã được nhận chìm dưới độ sâu 3.000 m nước ở biển Ả Rập, gần Mumbai cuối tháng 6.2017. Một nguồn tin hải quân Ấn Độ cho Hindustan Times biết, sau khi trục vớt hồi tháng 6.2014, con tàu được sử dụng vài lần làm nơi huấn luyện cho lực lượng đặc nhiệm hải quân. Tuy nhiên “Khi một con tàu được loại biên, từng cái đinh ốc trên tàu sẽ được tính toán để sử dụng cho các tàu khác. Nhưng sau khi đánh giá, người ta quyết định rằng tàu Sindhurakshak không thể sử dụng được nữa và nên để nó yên nghỉ”, nguồn tin trên cho hay.

Tàu ngầm INS Sindhurakshak lớp Kilo (Đề án 877) do Nhà máy Admiralty (St. Petersburg, Nga) đóng năm 1995, Hải quân Ấn Độ tiếp nhận từ năm 1997. Vào năm 2010, sau khi bị cháy ở khoang pin nhiên liệu do rò rỉ khí hydro (làm chết 1 thủy thủ), tàu này được đưa sang Nga tân trang sửa chữa với chi phí đến 80 triệu USD. Đầu năm 2013, tàu trở về Ấn Độ.

Đêm 14.8.2013 khi đang neo đậu trong quân cảng Mumbai, một vụ cháy nổ dữ dội xảy ra ở khoang ngư lôi khiến con tàu chìm cùng 18 thủy thủ và sĩ quan.

Một ủy ban điều tra sau đó đã kết luận rằng vụ cháy nổ là do vi phạm quy tắc an toàn về vũ khi trong khi tàu đang nạp 18 quả ngư lôi và tên lửa vào thời điểm đó. Vì vụ tai nạn này cùng những sự cố tàu ngầm khác mà tư lệnh hải quân DK Joshi phải từ chức vào năm 2014.

Tàu ngầm Kilo Ấn Độ an nghỉ dưới 3.000 m nước biển - ảnh 1

Tàu ngầm INS Sindhurakshak sau khi được trục vớt vào tháng 6.2014RESOLVE MARINE

Với việc cho tàu Sindhurakshak yên nghỉ dưới lòng biển, hải quân Ấn Độ hiện chỉ còn 13 tàu ngầm điện - diesel với tuổi đời từ 17 - 31 năm, trong đó có 9 tàu ngầm lớp Kilo do Nga đóng (lượng choán nước 2.300 tấn) và 4 tàu ngầm lớp Shishumar (loại Type 209 của Đức, do Ấn Độ đóng, lượng choán nước 1.500 tấn). Tuy nhiên chỉ phân nửa số tàu ngầm này là có thể hoạt động. Ấn Độ còn có 1 tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga (INS Chakra) và 1 tàu ngầm hạt nhân INS Arihant tự đóng (đang chạy thử). Gần đây Ấn Độ đã hạ thủy 2 tàu ngầm lớp Scorpene đóng theo giấy phép của Pháp trong tổng số 6 chiếc. Những tàu ngầm mới này dự kiến dần thay thế các tàu ngầm Kilo và Type 209 đã cũ.(Thanhnien)
----------------------------

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 18-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 18-07-2017

    Đại sứ quán Nga tại Syria bị nã đạn pháo; Cựu cố vấn của ông Trump: Mỹ đã từng can thiệp bầu cử ở Nga; Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng hiện diện quân sự ở phía bắc Syria?; Tỷ lệ ủng hộ ông Trump thấp kỷ lục sau 6 tháng nhậm chức

  • Tin thế giới đáng chú ý 18-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 18-07-2017

    Tình báo Mỹ tố UAE dựng chuyện chống Qatar; Trung Quốc thử nghiệm UAV bay được 10.000 km; Mật vụ và luật sư đấu khẩu về cuộc gặp của con trai Tổng thống Trump; Israel phản đối thỏa thuận ngừng bắn ở Syria của Nga và Mỹ

Bài cùng chuyên mục