Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 18-07-2017

  • Cập nhật : 18/07/2017

Đại sứ quán Nga tại Syria bị nã đạn pháo

Đại sứ quán Nga đặt tại thủ đô Damascus, Syria, hôm qua bị nã đạn pháo nhưng không có thiệt hại về người.

Đại sứ quán Nga tại Syria bị nã đạn pháo

Hiện trường vụ tấn công tại đại sứ quán Nga ngày 16/7. Ảnh: Reuters.

Một vụ pháo kích ngày 16/7 xảy ra tại thủ đô Damascus, Syria, khiến 7 người bị thương. Theo hãng thông tấn SANA, hai quả đạn pháo đã bắn vào khu vực đại sứ quán Nga, một quả bắn trúng tòa nhà sứ quán, quả còn lại rơi xuống khu vực gần đó, gây thiệt hại về vật chất.

Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh quân đội chính phủ nhiều ngày qua liên tục nã pháo vào những khu vực do quân nổi dậy chiếm đóng gần Damascus. Các lực lượng nổi dậy tại vùng ngoại ô thủ đô Syria từng tấn công đại sứ quán Nga trước đây.

Nga ủng hộ mạnh mẽ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad và bắt đầu can thiệp vào cuộc nội chiến ở nước này từ tháng 9/2015. Theo báo cáo từ tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, cuộc nội chiến đến nay đã khiến 475.000 người thiệt mạng, trong đó có 99.617 dân thường.(VNexpress)
---------------------------------------

Cựu cố vấn của ông Trump: Mỹ đã từng can thiệp bầu cử ở Nga

Cựu cố vấn của ông Trump - Caputo cho biết dự định can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 1994 của chính quyền Clinton đã không nhận được sự quan tâm từ các phe đối lập ở Nga.

Cựu cố vấn của ông Trump: Mỹ đã từng can thiệp bầu cử ở Nga

Tổng thống Nga Putin.

Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Fox News mới đây, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Michael Caputo đã tiết lộ, rằng vào năm 1994 chính quyền Clinton đã cử ông đến Nga và tìm cách để Tổng thống Nga lúc bấy giờ là ông Boris Yeltsin tái đắc cử.

Ông Caputo cho biết: "Chính bản thân chúng ta cũng từng can thiệp vào các cuộc bầu cử. Điều nực cười nhất là vào năm 1994, tôi đã được chính quyền Clinton cử đến Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử của họ".

Theo lời ông Caputo, việc can thiệp vào quá trình bầu cử đã không được coi trọng lắm. "Tất cả các đảng đối lập hàng đầu của Nga đều bày tỏ lo ngại về công việc của tôi, họ nói rằng tôi nên ngừng can thiệp vào cuộc bầu cử. Tôi cũng đã nhận biết được tình huống trớ trêu của mình ..", cựu cố vấn của ôngTrump kể lại.

Ông Caputo cũng lưu ý rằng đối với Moscow thì việc ông Trump ra ứng cử cũng chẳng được ưa thích hơn ứng cử viên đối thủ của ông - bà Hillary Clinton là mấy.

Ông giải thích: "Họ không thích bà ấy. Bà ấy là cả một vấn đề đối với họ. Nhưng bà ấy là người có thể dự đoán được, và hoàn toàn có thể dự đoán được. Họ nghĩ: có lẽ ông Donald Trump này tốt hơn, thế nhưng ông ấy lại là người hoàn toàn không thể đoán trước. Và truyền thống của người Nga là: mỗi lần như thế hãy chọn phương án nào có thể dự đoán trước được ...." .

Cựu cố vấn nói thêm rằng ông Trump đang cố gắng cải thiện quan hệ với tất cả các nước, trong đó có Nga.

"Cả ông Donald Trump và ông Vladimir Putin đều có cơ hội để thay đổi cách chúng ta xây dựng tương tác, tuy nhiên chúng ta đã hủy bỏ cơ hội đó bằng cách điều tra chuyện phù phiếm này của người Nga" – ông Caputo nhận định.

Ông Caputo đã từng làm cố vấn cho Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và tư vấn trong quá trình vận động bầu cử của người kế nhiệm ông, Tổng thống George HW Bush. Năm 1994, ông Caputo tới Nga. Trong thời gian ở Nga, ông làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) – một tổ chức đã từng hoạt động ở Nga trong khoảng thời gian 1992-2012. Như Bộ Ngoại giao Nga đã từng giải thích, cơ quan này đã ngừng hoạt động, bởi tính chất công việc của cơ quan ở Nga không phải luôn luôn đúng như các mục đích đã được tuyên bố - USAID đã cố gắng gây ảnh hưởng đến các quá trình chính trị, trong đó có các cuộc bầu cử các cấp và các tổ chức xã hội dân sự.

Nga đã nhiều lần bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Các nhà báo và các quan chức Mỹ tuyên bố, rằng "tin tặc Nga" bị cáo buộc đột nhập vào hòm thư từ máy chủ của đảng Dân chủ và cố gắng can thiệp vào hệ thống kiểm phiếu điện tử.

Hiện tại Quốc hội đã điều tra "sự can thiệp của Nga" trong cuộc bầu cử, bên cạnh đó cũng có sự vào cuộc của FBI, tuy nhiên các bằng chứng cụ thể vẫn chưa được đưa ra. Đề cập đến vấn đề này, ông Trump cho rằng các nước khác có thể gây trở ngại đối với tiến trình bầu cử. Phía Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc trên, và phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho rằng đó là cáo buộc "hoàn toàn vô căn cứ."(infonet)
----------------------

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng hiện diện quân sự ở phía bắc Syria?

Chủ tịch Hội đồng Dân chủ Syria cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng một số căn cứ quân sự ở vùng Afrin.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng hiện diện quân sự ở phía bắc Syria?

Ảnh: Bertramz

Theo thông tin Sputnik nhận được, Thổ Nhĩ Kỳ, trong khuôn khổ kết hợp với các đơn vị của Quân đội Syria tự do (FSA)  trong chiến dịch "Lá chắn Euphrates" đã triển khai ở phía bắc Aleppo 8000 binh sĩ, xây dựng căn cứ quân sự gần các đơn vị dân phòng tự vệ YPG dưới sự kiểm soát của người Kurd ở thị trấn Afrin.

Rezan Hiddo,Chủ tịch Hội đồng Dân chủ Syria, thành viên trong đó bao gồm Đảng Dân chủ Liên minh Kurd(PDS), trong cuộc phỏng vấn của Sputnik đã nói về căn cứ quân sự  do Thổ Nhĩ Kỳ  thành lập trong khu vực.

"Để chuẩn bị cho các chiến dịch ở Afrin, Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra căn cứ quân sự của họ trong khu vực. Theo thông tin mà chúng tôi có, trong vòng 2 tuần qua, các căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã được thiết lập gần với khu vực Afrin trong các vùng  Marais, Azaz và Tel Cibrin. Ở đây, đã triển khai binh lính Thổ Nhĩ Kỳ, vũ khí hạng nặng và thiết bị quân sự. Trước đó, lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt căn cứ ở  Al-Bab, Jarabulus, Sorana và Aktarina. Tất cả điều này chứng tỏ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang dần gia tăng hiện diện quân sự ở phía bắc của Syria", ông Hiddo nói.

Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ có ý định bao vây Afrin, và do đó đang tiến hành các cuộc tấn công bắn súng cối thường xuyên trên lãnh thổ tiếp giáp với Afrin.(Bizlive)
---------------------------

Tỷ lệ ủng hộ ông Trump thấp kỷ lục sau 6 tháng nhậm chức

Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ sau 6 tháng đầu nhiệm kỳ hiện dừng ở 36%, mức thấp nhất trong 70 năm qua.

 

tong thong my donald trump. anh: politico.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Politico.

 

Kết quả thăm dò do ABC News/Washington Post thực hiện cho thấy chỉ 36% số người được hỏi thỏa mãn với những gì ông Donald Trump thể hiện trên cương vị tổng thống Mỹ nửa năm đầu nhiệm kỳ, trong khi 58% tỏ ý không hài lòng, theo Politico.

Đề cập đến lần gặp mặt giữa Donald Trump Jr, con trai Tổng thống Mỹ, với luật sư ngươi Nga Natalia Veselnitskaya nhằm tìm kiếm thông tin về đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton trong thời gian diễn ra cuộc đua vào Nhà Trắng hồi năm ngoái, 63% người tham gia khảo sát nói hành động của ông này là không phù hợp.

Mặt khác, 66% số người được hỏi cũng tin Nga thông đồng với chiến dịch tranh cử của ông Trump can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Bên cạnh đó, 38% người khảo sát cho rằng Tổng thống Trump đã không đạt được những bước tiến đáng kể để hoàn thành các mục tiêu đề ra. 2/3 số người được hỏi nói họ không tin tưởng ông Trump khi đại diện nước Mỹ đàm phàn với các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chỉ 27% nói khả năng lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đã trở nên mạnh mẽ hơn dưới thời Tổng thống Trump.

Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua điện thoại di động và điện thoại cố định từ ngày 10/7 đến 13/7 đối với 1.001 người thưởng thành, sai số 3,5 điểm phần trăm.(Vnexpress)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 18-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 18-07-2017

    Tình báo Mỹ tố UAE dựng chuyện chống Qatar; Trung Quốc thử nghiệm UAV bay được 10.000 km; Mật vụ và luật sư đấu khẩu về cuộc gặp của con trai Tổng thống Trump; Israel phản đối thỏa thuận ngừng bắn ở Syria của Nga và Mỹ

  • Tin thế giới đáng chú ý  tối 17-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 17-07-2017

    Cựu bí thư Trùng Khánh bị điều tra sau khi mất chức; Indonesia chặn Telegram vì lo ngại khủng bố; Thổ Nhĩ Kỳ có thể chi 2,5 tỷ USD mua tên lửa S-400 Nga; Thành lập Trung tâm Quân đội và Luật nhân đạo quốc tế châu Á-​TBD

Bài cùng chuyên mục