Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 14-08-2017

  • Cập nhật : 14/08/2017

Nguy cơ chiến tranh toàn diện Trung - Ấn

Ấn Độ hôm 11-8 bổ sung binh sĩ dọc biên giới phía Đông với Trung Quốc trong bối cảnh hai nước tiếp tục căng thẳng liên quan đến vùng Doklam tranh chấp. Hãng tin PTI cho biết Ấn Độ củng cố lực lượng tại các khu vực Sikkim và Arunachal, đồng thời nâng mức độ đề phòng.

 Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley nói với quốc hội rằng lực lượng vũ trang đất nước sẵn sàng đương đầu với bất kỳ tình huống nào.

Trong khi đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bố ngày càng nhận thức về khả năng xảy ra chiến tranh với Ấn Độ nhưng sẽ nỗ lực hạn chế quy mô xung đột. 

Báo South China Morning Post dẫn một nguồn tin nội bộ trong PLA cho biết quân đội Trung Quốc sẽ không đối đầu trực tiếp với lực lượng Ấn Độ trên mặt đất. Thay vào đó, họ triển khai máy bay và tên lửa chiến lược nhằm làm tê liệt các lực lượng Ấn Độ đóng tại dãy Himalaya nằm ở biên giới với Trung Quốc. 

Bắc Kinh cũng tin rằng bất kỳ cuộc xung đột nào với New Delhi cũng có thể kiểm soát được và không lây lan sang các khu vực tranh chấp khác. Hai nước hiện còn bất đồng về chủ quyền 3 khu vực dọc đường biên giới dài 2.000 km.

nguy co xung dot trung - an van chua giam anh: dna india

Nguy cơ xung đột Trung - Ấn vẫn chưa giảm Ảnh: DNA INDIA

 

Tranh cãi bắt nguồn từ tháng 6 vừa qua sau khi Trung Quốc xây dựng một con đường ở Doklam. Cả Trung Quốc lẫn Bhutan, đồng minh của Ấn Độ, đều tuyên bố chủ quyền khu vực này. 

New Delhi sau đó triển khai quân đến khu vực nói trên, lấy lý do hành động của Bắc Kinh đe dọa an ninh Ấn Độ. Không chịu thua, Bắc Kinh tập trung binh sĩ, xe tăng và pháo binh tại Quân khu Tây Tạng gần đó. 

Theo Reuters, các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc đối đầu vẫn chưa mang lại kết quả. Trung Quốc cảnh báo về những biện pháp đáp trả nếu Ấn Độ không đáp ứng các đòi hỏi của họ. Không chịu xuống thang, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley nhấn mạnh sau cuộc chiến với Trung Quốc năm 1962, Ấn Độ đã chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc giao tranh tương tự.

Các chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cảnh báo một khi tiếng súng đầu tiên vang lên, xung đột có thể leo thang thành cuộc chiến toàn diện. Điều đó có thể dẫn tới việc New Delhi chặn Bắc Kinh sử dụng tuyến hàng hải qua Ấn Độ Dương. 

Trung Quốc hiện phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu và theo số liệu của truyền thông nhà nước Trung Quốc, hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của nước này được vận chuyển thông qua Ấn Độ Dương hoặc eo biển Malacca.(NLĐ)
-----------------------------

Chương trình của CIA thất bại tại Syria là hậu quả tất yếu?

Việc Mỹ ngày 19/7 tuyên bố ngừng chương trình của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hỗ trợ nhóm nổi dậy ôn hòa tại Syria được coi là sự hoàn tất cho cuộc phiêu lưu thất bại ở hải ngoại đã tiêu tốn gần 1 tỉ USD tiền đóng thuế của người dân Mỹ.

Đây là nhận định của cây bút John Wight tại hãng tin Sputnik (Nga). Theo đó, chưa từng có đề cập nào cho rằng hành động của CIA vi phạm pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp tương tự, giả sử Nga công bố Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) dừng chương trình hỗ trợ trị giá 1 tỉ USD cho nhóm nổi dậy nào đó thì phản ứng từ phương Tây sẽ vô cùng khác biệt, mang tính phẫn nộ cao.

ben trong tru so cua cia tai bang virginia, my. anh: reuters

Bên trong trụ sở của CIA tại bang Virginia, Mỹ. Ảnh: Reuters

 

Với những ý kiến cho rằng Mỹ chỉ chống lưng cho những nhóm nổi dậy ôn hòa tại Syria, ông Wight đã phản bác lại. Trong một bài viết đăng trên tờ New York Times (Mỹ) ngày 2/8, thông tin được đưa ra là một khi phiến quân được CIA đào tạo bước vào lãnh thổ Syria, cơ quan tình báo này sẽ gặp rất nhiều khó khăn để kiểm soát “học trò” của mình. 

Trên thực tế, một số vũ khí của CIA đã rơi vào tay chiến binh thuộc Mặt trận Nusra và điều này đã gây ra lo ngại với nhiều thành viên thuộc chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama khi chương trình của CIA bắt đầu. Mặc dù Mặt trận Nusra được coi là lực lượng chiến đấu hữu hiệu chống lại quân đội Syria trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad nhưng chính quyền cựu Tổng thống Obama lại không thể trực tiếp hỗ trợ vũ khí cho nhóm này bởi sự liên quan tới Al-Qaeda.

Theo ông Wight, ngay từ đầu Washington và các đồng minh đã hoàn toàn hiểu sai các sự kiện không chỉ ở Syria mà cả trên toàn khu vực Trung Đông. Mùa xuân Arab đã gây nhiều bất ngờ đối với Mỹ và về phương diện quy mô và tốc độ khi làn sóng này lan rộng trong năm 2011. Kết quả gây hoảng sợ với Washington về dự báo trước cho ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực chiến lược quan trọng này, tạo sụp đổ trong trách nhiệm phân tích về sự can dự quân sự vào Libya.

Theo ông Wight, CIA đã bắt đầu chương trình sai lầm của mình khi cố tạo và nuôi dưỡng lực lượng thứ 3 ở Syria mặc dù không có quyền hạn đúng đắn về mặt luật pháp và đạo đức để thực hiện điều này. (Baotintuc)
-----------------------------

Peru trục xuất đại sứ Venezuela, kêu gọi ông Maduro từ chức

Peru hôm 11-8 cho biết đã trục xuất đại sứ Venezuela tại Peru để phản đối việc Caracas thành lập hội đồng lập hiến – một hành động bị chỉ trích là thâu tóm quyền lực.

Đây là lần đầu tiên Peru trục xuất đại sứ Venezuela kể từ khi Caracas tiến hành bầu cử thành lập hội đồng lập hiến vào ngày 30-7.

Trong một động thái đáp trả, Venezuela yêu cầu đại biện lâm thời Peru tại Caracas rời khỏi quốc gia này trong vòng 5 ngày. Trước đó, vào tháng 3, Peru đã rút đại sứ khỏi Venezuela.

Tuyên bố của Peru được đưa ra vào hôm 11-8, không lâu sau khi Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski mô tả ông Nicolas Maduro là "kẻ độc tài", đồng thời kêu gọi người đồng cấp từ chức.

tong thong peru, ong pedro pablo kuczynski. anh: reuters

Tổng thống Peru, ông Pedro Pablo Kuczynski. Ảnh: Reuters

 

Tổng thống Kuczynski cũng từ chối lời thách thức tham dự cuộc họp bàn về tình hình Venezuela với những nhà lãnh đạo khác trong khu vực một ngày trước đó của ông Maduro.

Theo ông Kuczynski, Tổng thống Maduro đã đánh mất toàn bộ uy tín khi thành lập hội đồng lập hiến mới có quyền viết lại hiến pháp. "Ông ta đã tiến hành một cuộc đảo chính thông qua một cuộc bầu cử gian lận để loại bỏ Quốc hội" – Tổng thống Peru Kuczynski chỉ trích.

Bộ Ngoại giao Venezuela trong một tuyên bố sau đó chỉ trích ông Kuczynski "là kẻ thù của quốc gia, luôn can thiệp vào vấn đề nội bộ Venezuela" nhưng vẫn khẳng định "chính phủ Venezuela sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người dân Peru anh hùng bất chấp những hành động của chính phủ Peru".

ong nicolas maduro. anh: reuters

Ông Nicolas Maduro. Ảnh: Reuters

 

Ở khu vực châu Mỹ Latin, Peru là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất với ông Maduro trong bối cảnh ông bị chỉ trích là đàn áp các cuộc biểu tình phản đối chính phủ. Kể từ tháng 4 vừa qua, đã có 120 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Venezuela.

Hồi đầu tuần này, Peru triệu tập các quan chức ngoại giao cấp cao trong khu vực tại thủ đô Lima – Peru để bàn về tình hình Venezuela. Tại đây, 12 quốc gia châu Mỹ Latin tuyên bố không công nhận bất cứ hành động nào của hội đồng lập hiến Venezuela, đồng thời chỉ trích điều mà họ gọi là "phá vỡ trật tự dân chủ" ở Caracas.

Tổng thống Maduro tuyên bố hội đồng lập hiến là cơ hội duy nhất để Venezuela đạt được hòa bình và thịnh vượng. 

Trước đó, Venezuela đã gọi lời đe dọa can thiệp quân sự của Tổng thống Donald Trump là "một hành động điên rồ".(NLĐ)
-------------------------

Iran tăng đầu tư cho chương trình tên lửa

Ngày 13/8, Quốc hội Iran đã sơ bộ thông qua dự luật tăng ngân sách cho chương trình tên lửa của Tehran và cho Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt mới của Mỹ áp đặt đối với nước này hồi tháng trước.

 

chu tich quoc hoi iran ali larijani khang dinh ban kien nghi phat di mot thong diep ro rang doi voi my rang quoc hoi nuoc nay "se van dung moi kha nang de chong lai my". anh: afp/ttxvn

Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani khẳng định bản kiến nghị phát đi một thông điệp rõ ràng đối với Mỹ rằng Quốc hội nước này "sẽ vận dụng mọi khả năng để chống lại Mỹ". Ảnh: AFP/TTXVN

 

Theo Đài phát thanh nhà nước IRIB, đa số các nghị sĩ trong quốc hội đã tán thành việc phân bổ 520 triệu USD dành cho phát triển chương trình tên lửa cũng như tăng cường các hoạt động của Lực lượng Quds, nhánh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran  ở nước ngoài. Quds đã được triển khai ra chiến trường ở Iran và Syria. 

 Theo Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani, đại đa số nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ một gói biện pháp "đương đầu với các hành động khủng bố và phiêu lưu của Mỹ" tại khu vực. Ông cũng nói rằng đây là hành động đầu tiên của Iran. Trong khi đó, theo hãng thông tấn IRNA, phát biểu tại quốc hội, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi cho biết dự luật này đkhông vi phạt Thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức) hồi năm 2015. 

Quốc hội Iran sẽ nhóm họp lại vào tuần tới để thảo luận chi tiết dự luật và bỏ phiếu thông qua lần thứ hai trước khi trình lên một cơ quan tôn giáo quyền lực để thông qua lần cuối và ban hành thành luật.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 14-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 14-08-2017

    Cảnh sát Mỹ gốc Việt bị bắn nhiều phát khi đang làm nhiệm vụ; Tổng thống Philippines tuyên bố không thể kiểm soát ma túy; Vũ khí hạt nhân "ám" thế giới

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 14-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 14-08-2017

    Nga tuyển chân dài làm phi công chiến đấu; Các nước Mỹ Latin phản đối Tổng thống Trump đe dọa Venezuela; Chiếc đấu cơ Mỹ hạ cánh khẩn cấp, phi công lao ra ngoài

Bài cùng chuyên mục