Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý tối 13-07-2017
- Cập nhật : 13/07/2017
Mỹ cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho Úc
Các hệ thống liên lạc vô tuyến và phòng thủ tên lửa sẽ được trang bị trên tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Úc.
Hãng Sputnik ngày 12.7 dẫn thông cáo của Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã thông qua việc bán cho Úc gói thiết bị dành cho các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet.
Gói thiết bị trị giá 101,4 triệu USD (2,3 ngàn tỉ đồng) bao gồm các thiết bị liên lạc vô tuyến và hệ thống đánh chặn tên lửa.
“Bộ Ngoại giao đã quyết định bán thiết bị quân sự cho Úc để nâng cấp các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet”, theo thông cáo.
Trước đó, phía Úc đã đề nghị mua 32 thiết bị vô tuyến MIDS JTRS và 39 hệ thống phòng thủ tên lử AN/ALQ-214A(V)4.
Theo thỏa thuận, phía Mỹ cũng sẽ tiến hành lắp đặt, thử nghiệm, cập nhật tài liệu kỹ thuật, huấn luyện nhân sự và hỗ trợ kỹ thuật. (Thanhnien)
--------------------------
Ấn Độ điều thêm 2.500 quân áp sát biên giới Trung Quốc
Theo tờ IB Times, Ấn Độ trong nhiều tuần qua vẫn duy trì báo động cao dọc đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 4.057 km từ Ladakj tới bang Arunachal Pradesh.
Theo First Post, quân đội Ấn Độ đang tập trung đóng quân tại khu vực biên giới, xây dựng lều trại và không có ý định rút quân khỏi khu vực tranh chấp ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển tại Sikkim. Nhiều nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết nước này sẽ không lui quân trước những áp lực tới từ Bắc Kinh, trừ phi quân đội Trung Quốc cũng giảm căng thẳng bằng cách rút quân.
Binh sĩ Ấn Độ được nhìn thấy tại con đường thương mại Ấn Độ-Trung Quốc Nathu La, Bắc Gangtok, thủ phủ Sikkim năm 2009. Ảnh: REUTERS
The Times of India cho biết quân đội Ấn Độ đã triển khai 2.500 binh sĩ dự bị động viên tới vùng biên giới căng thẳng. Trong khi đó, những lực lượng quân sự đóng dọc theo biên giới của Ấn Độ được lệnh sẵn sàng chiến đấu và trong tình trạng báo động cao nhất.
Các báo cáo cho biết Trung Quốc cũng đã điều một số quân tiếp viện tới Khamba Dzong và các khu vực khác gần thung lũng Chumbi nằm giữa Sikkim và Bhutan.
Xung đột gần ngã ba biên giới Bhutan - Ấn Độ - TQ đã kéo dài hơn ba tuần qua, châm ngòi khi TQ đơn phương cho xây một con đường ở khu vực còn tranh chấp với Bhutan. New Delhi cũng đã phát thông điệp tới Bắc Kinh rằng hành động đơn phương sẽ làm thay đổi đáng kể nguyên trạng và gây ra những hậu quả an ninh trầm trọng cho Ấn Độ.
Bất chấp căng thẳng biên giới leo thang, giới chức kinh tế hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đều khẳng định vụ việc lần này sẽ không ảnh hưởng đến thương mại giữa hai quốc gia.
“Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều có sự hợp tác lâu dài với nhau vì chúng ta là hàng xóm láng giềng” - ông Li Rongrong, Bí thư thứ hai của Văn phòng Tham tán Kinh tế và Thương mại của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, tuyên bố hôm 10-7 tại một hội chợ triển lãm quốc tế ở Trung Quốc.
Còn Mohammad Sadiq, Tổng thư ký Hội đồng Kinh tế và Văn hóa Ấn Độ-Trung Quốc, nói rằng xung đột biên giới hiện tại sẽ được giải quyết nhanh nhóng. Ông khẳng định rằng tất cả doanh nhân Trung Quốc ở Ấn Độ đều được an toàn. (PLO)
---------------------------
Thổ Nhĩ Kỳ điều gần 200 máy bay chở hàng hỗ trợ Qatar
Thổ Nhĩ Kỳ đã điều 197 phi cơ chở hàng, 16 xe tải và một tàu tới Qatar kể từ khi nước này bị các quốc gia Arab phong tỏa.
Thương mại đường biển và đường bộ của Qatar vẫn diễn ra bình thường, không gián đoạn dù bị trừng phạt, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Qatar Ahmed bin Jassim al-Thani nói trong cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci tại Ankara hôm nay.
Theo ông Zeybekci, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều 197 phi cơ chở hàng, 16 xe tải và một tàu tới Qatar, giúp đáp ứng nhu cầu hàng hóa hàng ngày của Doha.
Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập và một số nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar từ ngày 5/6 với lý do Doha ủng hộ khủng bố và Iran. Qatar bác bỏ cáo buộc. Đây là cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất những năm gần đây tại vùng Vịnh.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng ủng hộ Qatar và bác cáo buộc Doha hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, Ankara không chỉ trích trực tiếp hành động của Riyadh, chỉ kêu gọi Arab Saudi đi đầu trong giải quyết khủng hoảng.(Vnexpress)
---------------------
Mỹ đưa tên lửa Patriot áp sát, Nga phô diễn sức mạnh tổ hợp ‘Dấu chấm hết’
Không rõ động thái này có phải nhằm đáp trả việc Lầu Năm góc lần đầu tiên đưa hệ thống tên lửa phòng không Patriot tới gần biên giới Nga hay không, nhưng một lần nữa cho thấy sức mạnh đáng gờm của quân đội Nga.
Hôm 10/7 vừa qua, quân đội Nga đã tổ chức buổi luyện tập phóng tên lửa Tochka-U tại bãi phóng Kapustin Yar ở vùng Astrakhan. Video do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp sau đó cho thấy hơn 500 binh sĩ Nga đã góp mặt trong buổi luyện tập này và tên lửa Tochka-U được phóng đi từ xe tự hành 9P12.
Ngoài ra, theo Pravda, Nga sẵn sàng cho việc sản xuất hai vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp trong chiến tranh là: tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat và đoàn tàu Barguzin có thể mang 6 tên lửa hạt nhân thế hệ mới, được mệnh danh là "đoàn tàu tử thần" và như nguồn tin của tờ National Interest hồi tháng 3/2017, Nga có kế hoạch thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ đoàn tàu Barguzin vào năm 2019..
Trong một diễn biến khác, quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới Litva để tham gia tập trận “Tobruq Legacy 2017” với sự hiện diện của khoảng 500 binh sĩ gồm cả lực lượng thuộc quân đội Anh, Latvia và Ba Lan.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Reuters