Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 08-07-2017

  • Cập nhật : 08/07/2017

Trung Quốc khoe tàu sân bay để đe thế lực ly khai Hồng Kông, Đài Loan

Trung Quốc dùng tàu sân bay để khoa sức mạnh quân sự, răn đe các lực lượng đòi độc lập ở Hồng Kông và Đài Loan. Hiện chưa rõ tàu sân bay này có tiếp tục khoe vũ lực ở Biển Đông vào thời điểm này hay không.

ngay 7/7/2017, tau san bay lieu ninh, hai quan trung quoc den hong kong. anh: bbc.

Ngày 7/7/2017, tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc đến Hồng Kông. Ảnh: BBC.

Khoe sức mạnh với dân Hồng Kông
Theo các nguồn tin, 8 giờ sáng ngày 7/7, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc đã đi vào vùng biển Hồng Kông, trên tàu đậu vài máy bay chiến đấu J-15 và nhiều máy bay trực thăng. Đây là lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh đến Hồng Kông.
Trong biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, ngoài tàu sân bay, còn có tàu khu trục tên lửa Tế Nam số hiệu 152 Type 052C, tàu khu trục tên lửa Ngân Xuyên số hiệu 175 Type 052D, tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài số hiệu 538 Type 054A cùng nhiều máy bay chiến đấu J-15 và máy bay trực thăng. 
Trong đó, tàu khu trục Tế Nam thuộc Hạm đội Đông Hải, tàu khu trục Ngân Xuyên thuộc Hạm đội Nam Hải, tàu hộ vệ Yên Đài thuộc Hạm đội Bắc Hải. Hiện nay Type 052C/D là tàu khu trục tiên tiến nhất của Trung Quốc, được phổ biến gọi là tàu Aegis Trung Hoa.
Chỉ huy biên đội tàu sân bay lần này là Trung tướng Đinh Nghị, Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc. Đinh Nghị là người Lỗi Dương, tỉnh Hồ Nam, xuất thân từ không quân hải quân, từng làm sư đoàn trưởng của một sư đoàn không quân hải quân thuộc Hạm đội Đông Hải, Phó Tham mưu trưởng Hạm đội Bắc Hải, Tư lệnh không quân Hải quân. 
Giữa năm 2013, Đinh Nghị được thăng chức Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, trở thành tướng cấp phó đại quân khu. Ngày 10/7/2014, Đinh Nghị được phong Trung tướng hải quân, hay còn gọi là Phó Đô đốc.
ngay 7/7/2017, tau san bay lieu ninh, hai quan trung quoc den hong kong. anh: sohu

Ngày 7/7/2017, tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc đến Hồng Kông. Ảnh: Sohu

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh thăm Hồng Kông trong thời gian 5 ngày, mở cửa cho người dân Hồng Kông tham quan trong các ngày 8 và 9/7/2017. Lực lượng quân đội Trung Quốc đóng tại Hồng Kông phát 2.000 vé cá nhân và 1.600 vé đoàn đặc biệt để tổ chức tham quan. 
Ngoài ra, lực lượng này không công khai sắp xếp cho các nhà báo lên tàu hoặc tham dự bất cứ hoạt động nào nói trên. Khi tham quan, người dân cũng không được chụp ảnh.
Răn đe thế lực ly khai
Mặc dù lấy lý do đến chúc mừng tròn 20 năm Hồng Kông quay trở về Trung Quốc, nhưng dư luận cho rằng tàu sân bay Liêu Ninh đến thăm Hồng Kông lần này chọn đúng ngày diễn ra sự kiện cầu Lư Câu, một sự kiện mở đầu cho Chiến tranh Trung - Nhật vào năm 1937, cho thấy Trung Quốc luôn nhớ kỹ “quốc nhục” bị Nhật Bản xâm lược. 
Hơn nữa, biên đội tàu sân bay đến chúc mừng kỷ niệm ngày Hồng Kông quay trở về Trung Quốc lại đi qua eo biển Đài Loan. Trong khi đó, Đài Loan hiện nay do chính quyền Đảng Dân Tiến lãnh đạo, có chủ trương “Đài Loan độc lập”. 
Tại Hồng Kông, có một bộ phận người dân cũng mong muốn Hồng Kông ly khai khỏi Trung Quốc, không muốn chính quyền Trung ương Trung Quốc can thiệp quá sâu vào công việc của khu vực này.
Chính vì vậy, chuyến thăm Hồng Kông lần này của biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đã phát đi nhiều tín hiệu quan trọng đối với các thế lực bên ngoài và các lực lượng đòi độc lập, ly khai ở Đài Loan và Hồng Kông. 
ngay 7/7/2017, tau san bay lieu ninh, hai quan trung quoc den hong kong. anh: sohu.

Ngày 7/7/2017, tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc đến Hồng Kông. Ảnh: Sohu.

Mặc dù khi đến Hồng Kông, hơn 700 binh sĩ trên tàu sân bay Liêu Ninh đã xếp thành thành dòng chữ “Xin chào Hồng Kông” thể hiện rất thiện chí, nhưng Trung Quốc điều biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đến Hồng Kông lần này, nhìn vào hành trình và thời điểm, thì rõ ràng đây là một hình thức phô trương sức mạnh quân sự, khẳng định “chủ quyền” của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ Đài Loan và Hồng Kông.
Chỉ huy biên đội, Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Trung tướng Đinh Nghị cho biết biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đến Hồng Kông “đã thể hiện sự coi trọng đặc biệt của chính phủ Trung Quốc đối với Đặc khu hành chính Hồng Kông”.
Khi chủ trì buổi lễ nhậm chức của tân chính quyền Hồng Kông vào tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh cáo cứng rắn rằng sẽ không khoan nhượng đối với các thế lực đòi độc lập cho Hồng Kông. Báo chí nhà nước Trung Quốc cũng nhấn mạnh, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đến Hồng Kông để răn đe các thế lực đòi độc lập cho Hồng Kông và Đài Loan.
Nhà nghiên cứu Trần Lệ Quân, Viện nghiên cứu phát triển Quảng Châu - Hồng Kông - Ma Cao, Đại học Trung Sơn, Trung Quốc cho rằng tàu sân bay Liêu Ninh đến Hồng Kông sẽ răn đe có hiệu quả đối với các thế lực đòi độc lập cho Hồng Kông và Đài Loan cũng như đối với chủ nghĩa khủng bố.
Trong quá trình biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan, phía Đài Loan đã tiến hành cảnh giác cao độ. Máy bay chiến đấu Đài Loan đã cất cánh giám sát và tiến hành thao diễn liên hợp hải, không quân. 
Đến nay, vẫn chưa rõ biên đội tàu sân bay Liêu Ninh lần này có nhân tiện đến Biển Đông tiến hành huấn luyện hay không như vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017 hay không. Phía Trung Quốc cũng không thông báo gì về việc này. 

Máy bay B-1B Mỹ bay tự do trên Biển Đông

Trong khi đó, vào tối ngày 6/7/2017, Mỹ đã điều 1 máy bay ném bom chiến lược B-1B tiến hành huấn luyện liên hợp ban đêm với 2 máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trên bầu trời biển Hoa Đông. Sau đó B-1B đã bay qua Biển Đông, thực hiện hành động “tự do hàng không” trên Biển Đông. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đã xác nhận việc này.
Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ, tướng Ryan Simpson cho biết: “Huấn luyện tác chiến liên hợp với đồng minh Nhật Bản là khoa mục quan trọng của chúng tôi. Hành động lần này hoàn hảo cho thấy sự ăn ý của hợp tác giữa quân đội hai nước Mỹ - Nhật”.
Tuyên bố của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ còn chỉ ra, hành động lần này là một bộ phận quan trọng của hành động tự bay trên Biển Đông, cho thấy quyết tâm và ý chí bảo vệ quyền đi lại tự do của Mỹ. Nhưng tuyên bố không cho biết máy bay B-1B lần này có mang theo đạn dược hay không, có đi vào vùng trời mà Trung Quốc đưa ra yêu sách vô lý hay không. 
Cuối tháng 12/2016, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh cũng đã đi qua eo biển Miyako, vòng ra vùng biển phía đông Đài Loan, chạy xuyên qua eo biển Bashi, rồi đi vào Biển Đông, sau đó tiến hành huấn luyện. Đầu tháng 1/2017, biên đội tàu sân bay này đi qua eo biển Đài Loan, quay trở về cảng chính Thanh Đảo. 
Theo báo chí Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh được biên chế 24 máy bay chiến đấu J-15, 4 máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-18J, 8 máy bay trực thăng săn ngầm Z-18F và 4 máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn Z-9C. 
ngay 7/7/2017, tau khu truc ten lua ngan xuyen so hieu 175 type 052d cua ham doi nam hai da cung den hong kong voi tau san bay lieu ninh, hai quan trung quoc. anh: sohu

Ngày 7/7/2017, tàu khu trục tên lửa Ngân Xuyên số hiệu 175 Type 052D của Hạm đội Nam Hải đã cùng đến Hồng Kông với tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Hiện nay, ngoài tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc cũng đã hạ thủy chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên Type 001. Nó đang được lắp ráp thiết bị và chờ đợi chạy thử trên biển. Trung Quốc có khả năng sẽ bố trí tàu Type 001 tại cảng chính ở Tam Á, đảo Hải Nam, phía bắc Biển Đông.(Viettimes)
------------------

Eurozone thông qua gói cứu trợ cho Hy Lạp

Ngày 7/7, Eurozone đã thông qua gói cứu trợ 8,5 tỷ euro cho Hy Lạp, kịp thời điểm để nước này có thể thanh toán khoản nợ gần 7 tỉ euro đáo hạn vào giữa tháng này.

 

chu tich nhom bo truong tai chinh cac nuoc thuoc eurozone (eurogroup) jeroen dijsselbloem (giua) va bo truong tai chinh hy lap euclid tsakalotos (phai) tai cuoc hop o brussels, bi ngay 22/5. anh: afp/ttxvn

Chủ tịch Nhóm Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc Eurozone (Eurogroup) Jeroen Dijsselbloem (giữa) và Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos (phải) tại cuộc họp ở Brussels, Bỉ ngày 22/5. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Giám đốc điều hành Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) Klaus Regling cho biết quyết định của ESM cho thấy Hy Lạp đã hoàn thành các cải cách theo đòi hỏi ở giai đoạn này. Theo ông Regling, Chính phủ Hy Lạp cần tiếp tục cải cách để xây dựng lại một nền kinh tế cạnh tranh và lấy lại sự tin tưởng của các nhà đầu tư. 

Ủy viên EU phụ trách kinh tế Pierre Moscovici đánh giá cao sự hợp tác của các bên, đồng thời nhận định gói viện trợ này sẽ mở ra một chương mới cho Hy Lạp với nhiều việc làm hơn, tăng đầu tư và khôi phục kinh tế mang lại lợi ích cho toàn thể người dân. 
 
Tháng trước, 19 bộ trưởng tài chính của Eurozone đã đạt được thỏa thuận cho phép khởi động giai đoạn ba của chương trình cứu trợ Hy Lạp với số tiền lên đến 86 tỉ euro, vốn được ký kết từ năm 2015 nhưng bị đình trệ nhiều tháng qua vì những bất đồng giữa các nước thành viên Eurozone với Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Để đạt được thỏa thuận này, nhiều năm qua, Chính phủ Hy Lạp đã phải thực hiện một loạt biện pháp cải cách khắc khổ nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ nợ.(TTXVN)
---------------------------

BRICS kêu gọi ủng hộ Hiệp định Paris và thương mại tự do

Ngày 7/7, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã kêu gọi các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thúc đẩy việc thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và duy trì hệ thống thương mại mở toàn cầu.

Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng BRICS ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 19/6. Ảnh: EPA/TTXVN

Lời kêu gọi trên được các nhà lãnh đạo BRICS đưa ra trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng định G20 đang diễn ra tại thành phố Hamburg của Đức. 

Trong một thông cáo báo chí chung sau cuộc gặp không chính thức, các nhà lãnh đạo BRICS đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hợp tác hướng tới việc thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. 

BRICS còn bày tỏ sự ủng hộ đối với một hệ thống thương mại mở, đa phương, minh bạch, bình đẳng, dựa trên các quy định; thực hiện các quy định và cam kết hiện hành của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và phản đối chủ nghĩa bảo hộ. Các nhà lãnh đạo BRICS nhấn mạnh cần tăng "tiếng nói và đại diện của các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển" trong nền kinh tế toàn cầu cũng như trong các thể chế tài chính. 

Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản đối những rào cản thương mại toàn cầu, cho rằng các lệnh trừng phạt về tài chính dưới danh nghĩa chính trị khiến lòng tin lẫn nhau bị tổn hại, đồng thời gây phương hại tới nền kinh tế toàn cầu. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moskva coi Hiệp định Paris là một thỏa thuận cơ bản để các nước hợp tác lâu dài trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

Tại cuộc gặp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng thúc giục các nước BRICS xây dựng một nền kinh tế thế giới mở, ủng hộ chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy sự phát triển chung. 

Các nhà lãnh đạo BRICS đưa ra lời kêu gọi trên trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh G20 cần tìm kiếm quan điểm chung đối với một loạt vấn đề toàn cầu đang gây chia rẽ, nhất là trong vấn đề biến đổi khí hậu và thương mại tự do kể từ khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris và tuyên bố theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch với chính sách "Nước Mỹ trên hết". 

BRICS gồm 5 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Chiếm 26% diện tích toàn cầu, BRICS có dân số bằng 42% dân số thế giới và GDP chiếm 27% GDP thế giới.(TTXVN)
------------------------

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 08-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 08-07-2017

    Những chủ đề trong cuộc gặp 'định hình thế giới' Trump-Putin; Việt Nam xác nhận 7 công dân thiệt mạng ở Trung Quốc; Trung Quốc công bố ảnh trực thăng quân sự phóng tên lửa; Trung Quốc bực tức vì oanh tạc cơ Mỹ bay qua Biển Đông

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 08-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 08-07-2017

    Đài Loan xử nghi can gián điệp đại lục; Tổng thống Trump: Quan hệ Mỹ - châu Âu 'đang phát triển mạnh mẽ'; Trung-Ấn căng thẳng, báo TQ đổ thêm dầu vào lửa; Pháp điều tra bữa tiệc 456.000 USD liên quan đến Tổng thống Macron

Bài cùng chuyên mục