Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý sáng 23-11-2017

  • Cập nhật : 23/11/2017

Việt Nam dự mua máy bay Su-35 Nga, báo Trung Quốc "bàn hươu tán vượn"

Báo Trung Quốc bàn tán về thực lực của không quân Việt Nam, nhất là việc Việt Nam quan tâm mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

may bay chien dau su-35 nga. anh: cankao.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga. Ảnh: Cankao.

Trang bị máy bay đều do Nga chế tạo
Trang tin Eastday Trung Quốc ngày 18/11 cho rằng Việt Nam sẽ mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 để thay thế cho máy bay chiến đấu MiG-21 đã nghỉ hưu. Nga và Việt Nam đang tiến hành đàm phán một loạt giao dịch vũ khí, trong đó có máy bay chiến đấu Su-35 và tên lửa phòng không S-400.
Su-35 là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất hiện có của Nga, có tính năng rất tiên tiến, radar của nó có thể dò tìm và theo dõi 30 mục tiêu trên không, đồng thời phát động tấn công đối với 8 mục tiêu trong số đó, khoảng cách dò tìm đối với mục tiêu có tiết diện phản xạ radar 3 m2 là 400 km.
Hành trình của máy bay chiến đấu Su-35 lên tới 3.600 km, bán kính tác chiến đạt 1.600 km. Hỏa lực cũng rất mạnh, hai cánh đều được bổ sung một điểm treo ngoài, tổng cộng có 12 điểm treo ngoài; sử dụng giá treo đa dụng thì có thể có 14 điểm treo ngoài. Lượng vũ khí mang theo tăng lên 8.000 kg, khi không chiến bình thường là 1.400 kg.
Hiện nay, Trung Quốc đã mua 24 máy bay chiến đấu Su-35, đồng thời sẽ bàn giao theo quy định của hợp đồng. Được biết, Algeria cũng đã mua sắm một lượng máy bay chiến đấu Su-35 nhất định. Triển vọng thị trường của Su-35 rộng lớn, trong đó có không ít quốc gia ở "thế giới thứ ba".
Mấy năm gần đây, Việt Nam đã gia tăng cường độ mua sắm vũ khí. Căn cứ vào số liệu tin cậy, báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, lượng nhập khẩu vũ khí hàng năm của Việt Nam đã vượt Hàn Quốc và Singapore, năm 2014 đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám thế giới.

may bay chien dau su-30 cua khong quan viet nam. anh: huanqiu

Máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Việt Nam. Ảnh: Huanqiu

Ngân sách quốc phòng do Việt Nam công bố từ 1,3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 4,6 tỷ USD năm 2015, đã tăng 258%. Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết năm 2015 chi tiêu quốc phòng của Việt Nam đứng thứ tư trong các nước Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore, Indonesia và Thái Lan. Những nước đứng trước Việt Nam này đều giàu hơn và hoặc có quy mô kinh tế lớn hơn so với Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên chi tiêu quốc phòng của Việt Nam vượt qua Malaysia. Có điều, con số này rõ ràng đã bị đánh giá quá thấp và chưa bao gồm ngân sách nghiên cứu phát triển.
Mấy năm gần đây, Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo có thể bắn tên lửa hành trình, 36 máy bay chiến đấu Su-30MK2, 6 tàu hộ vệ tàng hình và 6 tàu tấn công nhanh của Nga cùng với hệ thống phòng không mới nhất của Israel.
Không quân Việt Nam hoàn toàn có thể dùng toàn bộ vũ khí kiểu Nga, không có bất cứ "tạp chất" nào. Căn cứ vào tư liệu, thực lực tác chiến của không quân Việt Nam như sau:
Không quân Việt Nam trang bị khoảng 480 máy bay các loại, trong đó có 240 máy bay tác chiến. Máy bay thực hiện nhiệm vụ không chiến bao gồm 124 máy bay MiG-21, 40 máy bay MiG-23M, 12 máy bay Su-27, 24 máy bay Su-30MK2 (ngoài ra còn 12 chiếc đặt mua còn chờ bàn giao); máy bay thực hiện nhiệm vụ tấn công đối đất gồm có 53 máy bay Su-22.
Các máy bay trực thăng vũ trang, máy bay vận tải, thậm chí tên lửa của không quân Việt Nam đều do Liên Xô trước đây hoặc Nga ngày nay cung cấp. Trên thế giới không có bất cứ một nước nào trang bị vũ khí đạn dược mà hoàn toàn lệ thuộc vào hệ thống công nghiệp quân sự của một nước như vậy - báo Trung Quốc bình luận.

may bay chien dau su-30 cua khong quan viet nam. anh: huanqiu

Máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Việt Nam. Ảnh: Huanqiu

Báo Trung Quốc dị nghị
Trang tin Sohu Trung Quốc tháng 3/2017 rất quan tâm đến máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Đồng thời bài báo dị nghị cho rằng Trung Quốc mua sắm loại vũ khí trang bị gì thì Việt Nam cũng mua loại đó của Nga.
Bài viết đã kể lại quá trình mua sắm máy bay chiến đấu Su-27, Su-30 của Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, bài báo nhấn mạnh, ngoài việc mua sắm máy bay của Nga, Trung Quốc đã có ưu thế hơn nhiều nhờ vào sao chép, tự chế được các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba như J-10, J-11, điều này tạo ra sức ép rất lớn cho láng giềng.
Bài báo cho biết chỉ riêng lực lượng đường không hải quân thuộc Chiến khu miền Nam, quân đội Trung Quốc đã trang bị 3 trung đoàn máy bay chiến đấu với 72 máy bay chiến đấu dòng J-11, trong khi đó thực lực của lực lượng không quân Chiến khu miền Nam lớn hơn gấp đôi. Điều đáng chú ý là, các máy bay chiến đấu J-10B/C và Su-35 mới nhất cũng đã phục vụ ở Chiến khu miền Nam.
Liên quan đến vấn đề này, báo chí Mỹ và Đài Loan trong năm qua cho biết máy bay chiến đấu Su-35 Trung Quốc mua của Nga đã được triển khai ở Chiến khu miền Nam, cụ thể là triển khai ở căn cứ không quân Toại Khê, Trạm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc. Như vậy, máy bay chiến đấu Su-35 Trung Quốc có thể tác chiến ở khu vực Biển Đông và eo biển Đài Loan.

may bay chien dau j-11 trung quoc. anh: sohu.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc. Ảnh: Sohu.

Sohu cho rằng Việt Nam quan tâm mua sắm Su-35 của Nga là do bị “kích thích rất lớn” và muốn đạt được sự “thăng bằng” về tâm lý. Theo Sohu đánh giá, hệ thống trang bị của quân đội Trung Quốc tương đối đầy đủ, có thể thực hiện nhiệm vụ đa dạng.(Viettimes)
----------------------------------

Triều Tiên tố Mỹ ‘khiêu khích nghiêm trọng và vi phạm bạo lực’

Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 22-11 dẫn phản ứng của chính quyền nước này sau khi bị Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt vào danh sách bảo trợ khủng bố, theo Reuters.

 

tong thong my donald trump - anh: reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Reuters

 

Việc đưa Triều Tiên vào danh sách trên đồng nghĩa Mỹ sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt và đào sâu căng thẳng với quốc gia Đông Á này.

Câu chuyện vẫn xoay quanh quan điểm phản đối của Washington đối với chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Trong động thái phản ứng đầu tiên với quyết định của ông Trump, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng đất nước này dính dáng tới khủng bố.

Vị phát ngôn viên khẳng định "cái gọi là danh sách khủng bố ấy chẳng qua chỉ là một công cụ theo phong cách độc tài của Mỹ, vốn có thể đưa ra rồi xóa bỏ bất kỳ lúc nào miễn là phù hợp với lợi ích của chúng". Và nói thêm rằng quyết định trên chỉ khiến Triều Tiên càng quyết tâm giữ lại vũ khí hạt nhân.

"Nếu Mỹ tiếp tục chính sách thù địch chống lại Triều Tiên thì quyết tâm ngăn chặn của chúng tôi càng mạnh mẽ hơn. Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả những hậu quả kéo theo sự khiêu khích trơ trẽn đối với Triều Tiên", quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói với Hãng thông tấn KCNA.

Trước đó ngày 20-11, ông Trump tuyên bố Triều Tiên đã liên tục ủng hộ các hành động khủng bố quốc tế, bao gồm hành động ám sát ở lãnh thổ nước ngoài.

Năm 2008, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã xóa tên Triều Tiên khỏi danh sách khủng bố. Trong tuyên bố của mình về vấn đề này, ông Trump khẳng định đáng ra đã phải hành động từ "nhiều năm trước".(Tuoitre)
-------------------------------

Tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam rời Hawaii về nước

Lúc 3 giờ sáng nay 21.11 (giờ VN, 10 giờ sáng ngày 20.11 giờ Hawaii), tàu CSB 8020 của Cảnh sát biển VN đã rời cảng Oahu - Honolulu (Hawaii, Mỹ) thực hiện hành trình về Việt Nam, theo Cảng vụ Hawaii.

CSB 8020 nguyên là tàu tuần tra Morgenthau (WHEC 722) của Tuần duyên Mỹ, hết hạn hoạt động từ tháng 4.2017 và chuyển giao cho Cảnh sát biển VN vào ngày 25.5 tại Honolulu (bang Hawaii, Mỹ). Khi Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận, tàu Morgenthau được đổi tên là CSB 8020.

Theo cảng vụ Hawaii, trước đó tàu CSB 8020 neo ở cầu tàu 3B thuộc bến đỗ của Tuần duyên Mỹ (CG Wharf 3B). Trong thời gian sau khi nhận bàn giao, các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đã được huấn luyện đào tạo sử dụng tàu tại đây. Tàu cũng đã được sơn lại và mang số hiệu 8020 cùng chữ Cảnh sát biển Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Anh trong 2 ngày 3 - 4.10.

Tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam rời Hawaii về nước - ảnh 1

Tàu CSB 8020 rời khu vực neo đậu ở đảo Sand (Oahu, Hawaii) tiến ra biển luyện tập, ngày 6.11TÀI KHOẢN KAKAAKO

Sau khi được sơn lại thân và có số hiệu mới, tàu CSB 8020 với thủy thủ đoàn Việt Nam đã thực hiện 3 cuộc hải hành trên vùng biển quanh đảo Oahu thuộc Hawaii trong các ngày 6 - 9.11, 13 - 15.11. Một số cư dân mạng đã đăng tải ảnh tàu CSB 8020 di chuyển ra biển để luyện tập trong thời gian này.

Đích đến dự kiến của tàu CSB 8020 có thể là Đà Nẵng, theo thông tin trước đó của Maritime Hawaii. Khoảng cách từ cảng Honolulu đến Đà Nẵng là gần 10.000 km. Dự kiến tàu CSB 8020 sẽ về đến Việt Nam vào ngày 1.1.2018, theo MarineTraffic.

Với chiều dài 115 m, ngang rộng nhất 13 m, mớn nước 4,6 m, lượng choán nước 3.250 tấn, tầm hoạt động 22.530 km, tốc độ tối đa 29 knot (53,7 km/giờ), CSB 8020 là chiếc tàu lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam tính đến hiện tại.

Tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam rời Hawaii về nước - ảnh 2

Tàu CSB 8020 đang được lai dắt ra biển tập luyệnẢNH TỪ TÀI KHOẢN FACEBOOK ĐẠI SỨ MỸ TẠI VN DANIEL KRITENBRINK

CSB 8020 là chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ 8 mà Tuần duyên Mỹ chuyển giao cho nước ngoài thông qua chương trình bán vũ khí dư thừa của Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho các nước. Đây cũng là tàu tuần tra đầu tiên Tuần duyên Mỹ chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát biển của nước ngoài (các lần trước là giao cho hải quân các nước, như Nigeria, Bangladesh, Philippines).

Tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam rời Hawaii về nước - ảnh 3

Tàu CSB 8020 tại bến đỗ của Tuần duyên Mỹ (CG Wharf 3B) ở Oahu - Honolulu, tháng 9.2017TÀI KHOẢN JOSIAH VOEGTLY

Tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam rời Hawaii về nước - ảnh 4

Tàu CSB 8020 neo đậu tại cầu tàu 3B thuộc bến đỗ của Tuần duyên Mỹ (CG Wharf 3B) trên đảo Sand, Oahu. Ảnh: Google Maps

Tàu tuần duyên lớp Hamilton được đóng vào những năm 1960 với tiêu chuẩn tương đương tàu chiến nên rất bền chắc, chịu được sóng to gió lớn, vì thế lớp tàu này được gọi là tàu tuần duyên có độ bền cao (high endurance cutter).

Tàu có 160 sĩ quan và thủy thủ, hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Tàu còn mang theo 1 trực thăng, và có nhà chứa trực thăng dạng mái vòm có thể kéo ra thu vào được. Ngoài chức năng tuần tra lãnh hải, cứu hộ cứu nạn, khảo sát đại dương, tàu tuần duyên lớp Hamilton còn hoạt động như tàu chiến (khi cần thiết có thể tham gia vào biên đội tác chiến của tàu sân bay) và có thể hoạt động ở mọi vùng biển trên thế giới.(Thanhnien)
-----------------------------

Sina: Việt Nam có ý định mua chiến đấu cơ F-16 Mỹ, F-15J và P-3C Nhật Bản

Quan hệ quốc phòng Việt - Nhật, Việt - Mỹ ngày càng tốt, vì vậy cơ hội mua sắm vũ khí từ Nhật Bản và Mỹ của Việt Nam ngày càng cao hơn trong tương lai. Điều quan trọng là có sự cân nhắc kỹ càng.

doan dai bieu quan doi viet nam sang tham nhat ban va chup anh truoc may bay chien dau f-15j nhat ban. anh: sohu.

Đoàn đại biểu quân đội Việt Nam sang thăm Nhật Bản và chụp ảnh trước máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản. Ảnh: Sohu.

Mua vũ khí của Nhật Bản có triển vọng lớn
Những năm gần đây, Nhật Bản trở thành đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Trong tương lai, Việt Nam có khả năng nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J từ Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản – Sina Trung Quốc ngày 14/11 dẫn các nguồn tin khẳng định.
Một dấu hiệu chứng minh cho khả năng trên sẽ xảy ra chính là trong một chuyến thăm Nhật Bản, đoàn đại biểu quân đội Việt Nam đã đến tham quan, khảo sát tình hình máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản. Hai bên còn chụp ảnh lưu niệm chung trước loại máy bay chiến đấu này.
Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên đều đặc biệt quan tâm đến tình hình khu vực, thường xuyên tiến hành trao đổi về các vấn đề quan trọng cùng quan tâm.
Ngoài tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, hợp tác quân sự Việt - Nhật cũng có sự phát triển tương ứng. Chẳng hạn, từ năm 2015 trở đi, Nhật Bản đã cung cấp 6 tàu tuần tra cũ cho lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.
Trong thăm Việt Nam hồi tháng 1/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn cho biết sẽ thông qua sử dụng "khoản vay viện trợ phát triển chính thức" (ODA) để tiếp tục cung cấp 6 tàu tuần tra cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam. 
Nhật Bản còn có kế hoạch giúp Việt Nam đào tạo sĩ quan kỹ thuật, quân y và hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có ý định cung cấp máy bay tuần tra P-3C cũ, máy bay vận tải C-2 và thủy phi cơ US-2 cho Việt Nam. 
may bay tuan tra san ngam p-3c o can cu atsugi, nhat ban. anh: ifeng.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C ở căn cứ Atsugi, Nhật Bản. Ảnh: Ifeng.

Sina (Trung Quốc) cho rằng Việt Nam luôn rất muốn có được máy bay tuần tra P-3C của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ toàn diện lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam khi thăm Việt Nam vào hạ tuần tháng 5/2016, nhưng rất nhiều cam kết hoàn toàn chưa được thực hiện. 
Vì vậy, Việt Nam đã chuyển mục tiêu hướng vào Nhật Bản cũng là hợp tình hợp lý. Việt Nam hy vọng Nhật Bản cung cấp máy bay tuần tra P-3C và Nhật Bản cũng có thể đáp ứng. Vì vậy, thông tin Việt Nam có thể nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản hoàn toàn không phải không có căn cứ.
Hiện nay, trên phương diện chi viện tác chiến trên biển, trong không quân Việt Nam, ngoài máy bay chiến đấu Su-30MK2V có khả năng tác chiến đa năng, còn Su-22 và Su-27 lần lượt chỉ có khả năng tấn công đối hải và khả năng không chiến. Hơn nữa, khả năng không chiến của Su-27/30 chỉ có thể được coi là tốt, chứ không phải xuất sắc.
Trong tình hình chưa trang bị các máy bay chiến đấu đa dụng như Su-30SM, Su-35S hiện nay, nhập khẩu F-15J có thể tạm thời khắc phục được "điểm yếu" về khả năng không chiến của không quân Việt Nam.
Trong tương lai, Nhật Bản có thể cung cấp một lô máy bay chiến đấu F-15J đã được đại tu và nâng cấp cùng với hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật và thông tin liên quan cho Việt Nam. F-15J sẽ cùng với Su-22/27/30 hiện có của Việt Nam tạo thành lá chắn phòng không mạnh.
Vậy tính năng của máy bay chiến đấu F-15J như thế nào? Khi chiến đấu trên không ở cự ly gần, F-15J sẽ có ưu thế. 
may bay van tai co lon c-2 do tap doan cong nghiep nang kawasaki nhat ban che tao. anh: ifeng.

Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 do Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki Nhật Bản chế tạo. Ảnh: Ifeng.

Ngay từ năm 1981, Nhật Bản đã nhập lô máy bay chiến đấu F-15J đầu tiên, sau đó tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã trở thành tổng thầu, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ sản xuất một bộ phận linh kiện theo giấy phép của Mỹ, sản phẩm có được chính là máy bay chiến đấu F-15J một chỗ ngồi và máy bay chiến đấu - huấn luyện F-15DJ hai chỗ ngồi.
Có tài liệu cho biết, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị tổng cộng 213 máy bay chiến đấu F-15J, là quốc gia trang bị F-15 nhiều nhất ngoài Mỹ, cho đến nay vẫn có 201 chiếc đang hoạt động.
Do thời gian thiết kế, chế tạo đã lâu, thiết bị điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-15J đã lạc hậu. Vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải tiến hiện đại hóa quy mô lớn đối với loại máy bay này, đến cuối năm 2014 đã hoàn thành cải tạo hiện đại hóa khoảng 100 chiếc.
Nhưng theo Sina Trung Quốc, do thời gian sử dụng đã quá lâu, hiện tượng lão hóa thân máy bay đã dần dần xuất hiện. Có tài liệu cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, máy bay F-15J Nhật Bản đã xảy ra hơn 70 vụ sự cố nghiêm trọng như rơi máy bay, rơi linh kiện.
Vì vậy, theo Sina Trung Quốc, Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-15J cũ của Nhật Bản là "không sáng suốt". Nhưng nếu Nhật Bản chuyển nhượng cho Việt Nam bằng viện trợ ODA thì cũng có thể "tạm hài lòng", bởi vì Việt Nam hiện còn khó khăn về ngân sách quốc phòng.
thuy phi co us-2 nhat ban. anh: sina.

Thủy phi cơ US-2 Nhật Bản. Ảnh: Sina.

Máy bay chiến đấu F-16 cũ của Mỹ còn tốt
Cũng liên quan đến không quân Việt Nam, trang tin Eastday tiếng Trung ngày 15/11 cho rằng chủ lực của không quân Việt Nam hiện nay là các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 mua của Nga. Các máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam còn được không ngừng nâng cấp, việc trao đổi kinh nghiệm sử dụng Su-30 với Ấn Độ cũng diễn ra thường xuyên.
Không quân Việt Nam còn đang từng bước cho nghỉ hưu các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23 cũ, nhưng hiện còn chưa rõ Việt Nam sẽ mua sắm loại máy bay chiến đấu mới nào để thay thế.
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Mỹ cho biết Việt Nam có thể nhập khẩu vũ khí của họ. Việt Nam đã bày tỏ rất quan tâm đến máy bay chiến đấu F-16 và máy bay tuần tra P-3C cũ của quân đội Mỹ. Trong khi đó, quân đội Mỹ đang đẩy nhanh biên chế máy bay chiến đấu tàng hình mới F-35 với tốc độ trên 100 chiếc/năm.
Do đó, rất nhiều máy bay chiến đấu F-16 đang được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu, tình hình của những máy bay này còn tốt và còn có tuổi thọ rất dài. Khi không tiến hành bất cứ nâng cấp gì, tính năng của F-16 cũng rất tiên tiến. Nhưng Việt Nam hầu như còn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong khi đó, hiện nay, Nhật Bản cũng đang có kế hoạch trang bị máy bay chiến đấu F-35 để thay thế cho các máy bay chiến đấu như F-4EJ, F-2. F-4EJ và F-2 chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công đối đất, đối hải. Trong khi đó, chưa có dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ nhanh chóng cho các máy bay chiến đấu F-15J nghỉ hưu.
may bay chien dau f-16 do my che tao. anh: eastday.

Máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo. Ảnh: Eastday.

Trên thực tế, đối với không quân Việt Nam, ở góc độ phối hợp cao - thấp và kinh phí, Việt Nam có thể lựa chọn một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ như F-16 cũ của Mỹ hoặc các máy bay chiến đấu MiG-29SMT và MiG-35 của Nga để thay thế cho các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23.

Theo bài viết, mặc dù không quân Việt Nam chủ yếu biên chế các trang bị chính do Nga sản xuất, nhưng không quân Việt Nam rất quan tâm đến máy bay chiến đấu phương Tây, cộng với vấn đề kinh phí, khả năng Việt Nam lựa chọn máy bay chiến đấu F-16 cũ là cao hơn. Việt Nam không có bất cứ lý do gì để đồng thời duy trì hai loại máy bay chiến đấu hạng nặng.(Viettimes)
Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 23-11-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 23-11-2017

    Mỹ trừng phạt 13 tổ chức của Trung Quốc, Triều Tiên; Triều Tiên bị tố vi phạm thỏa ước ngừng bắn; Nga phát hiện độ phóng xạ cao gấp 1.000 lần bình thường, nghi từ sự cố hạt nhân; Tổng thống Putin: Sắp kết thúc chiến dịch quân sự tại Syria

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 22-11-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 22-11-2017

    Ukraine tự tin đầy kinh nghiệm chống Nga; Triều Tiên sẽ có tên lửa bắn tới Mỹ trong năm nay; Quan chức Mỹ: Nga áp đảo hoàn toàn châu Âu về quân sự; "Su-34 nội địa" của Trung Quốc đã chính thức gãy cánh?

Bài cùng chuyên mục