Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 29-05-2017

  • Cập nhật : 29/05/2017

Bộ trưởng Mattis: chiến tranh Triều Tiên gây nguy hiểm cho Nga, Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định một cuộc chiến với CHDCND Triều Tiên sẽ là thảm họa và ảnh hưởng đến nhiều nước, kể cả Nga và Trung Quốc.

bo truong mattis: chien tranh trieu tien gay nguy hiem cho nga, trung quoc

Bộ trưởng Mattis: chiến tranh Triều Tiên gây nguy hiểm cho Nga, Trung Quốc

Bộ trưởng Mattis cho rằng xung đột tại Triều Tiên sẽ là cuộc chiến tồi tệ nhất trong đời người. Ông giải thích rằng thủ đô Seoul của Hàn Quốc đang nằm trong tầm bắn của hàng trăm khẩu pháo và giàn phóng tên lửa của Bình Nhưỡng, theo CBS News ngày 28.5.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định Triều Tiên không chỉ là mối đe dọa với các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, mà còn đang trực tiếp đe dọa với Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nga cũng không tránh khỏi nguy hiểm nếu chiến tranh xảy ra. Vì vậy mà ông Mattis nhấn mạnh rằng cần tìm một giải pháp thông qua các biện pháp ngoại giao.

Ngoài ra, Bộ trưởng Mattis còn thừa nhận rằng Triều Tiên đã đạt được những tiến bộ trong chương trình tên lửa qua mỗi lần thử dù thành công hay không. Ông từ chối nêu ra lằn ranh đỏ trong hành động của Triều Tiên và cũng không bình luận về thời điểm mà Bình Nhưỡng đạt đến vị trí không thể quay đầu lại.(Thanhnien)
----------------------

G7 lên tiếng về Biển Đông, Trung Quốc "bất mãn"

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 28/5 nói Trung Quốc “rất bất mãn” về tuyên bố của nhóm G7 đề cập đến Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ông Lục nói các nước G7 nên ngừng đưa ra những phát biểu vô trách nhiệm, Reuters cho biết.

cac lanh dao g7 hop tai y da ra tuyen bo chung nhac den bien dong

Các lãnh đạo G7 họp tại Ý đã ra tuyên bố chung nhắc đến Biển Đông

Lục Khảng nói Trung Quốc cam kết giải quyết thích đáng các tranh chấp với các nước liên quan thông qua thương thuyết trong khi duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Theo ông Lục, Trung Quốc hy vọng G7 và các nước khác sẽ kiềm chế, tránh đưa ra quan điểm, đồng thời tôn trọng các nỗ lực trong việc giải quyết tranh chấp của các nước ở khu vực.

Trong tuyên bố chung hôm 27/5, các lãnh đạo G7 bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông. G7 cũng kêu gọi phi quân sự hóa “các thực thể có tranh chấp”.

Vào tháng 4/2016, khi các ngoại trưởng G7 cũng ra tuyên bố bày tỏ quan ngại đối với tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi đó là ông Lê Hải Bình, cho biết Việt Nam “hoan nghênh” tuyên bố của hội nghị ngoại trưởng G7 “theo mục tiêu chung là đảm bảo an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không, an ninh biển và tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Ông Lê Hải Bình cũng nói rằng Việt Nam “đề nghị các bên có những đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.

Mỹ đã chỉ trích việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo phi pháp và tăng cường các cơ sở quân sự ở Biển Đông. Mỹ quan ngại rằng các cơ sở đó có thể được sử dụng để hạn chế tự do hàng hải cũng như để mở rộng tầm hoạt động chiến lược của Trung Quốc.

Tuần trước, một khu trục hạm của hải quân Mỹ đã tiến hành cuộc tuần tra tự do hàng hải gần Đá Vành khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Cuộc tuần tra Biển Đông lần đầu dưới thời Tổng thống Donald Trump đã khiến Trung Quốc phản ứng tức giận.(Viettimes)
---------------------------

Nhật ém vũ khí “bảo bối” phòng xung đột với Trung Quốc

Nhật Bản dự định mua thêm các tổ hợp chống tên lửa AEGIS ASHORE của Mỹ - phiên bản bố trí trên đất liền của hệ thống AEGIS, hiện đã được trang bị trên 6 tàu khu trục tên lửa hải quân Nhật, Nikkei cho biết.

cac chien ham hai quan nhat ban duoc trang bi rat manh

Các chiến hạm hải quân Nhật Bản được trang bị rất mạnh

Quyết định này của chính phủ sẽ được thông qua vào mùa hè năm 2017, theo tin từ Nikkei. Lý do và hậu quả của quyết định này như thế nào? Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin bình luận về vấn đề này trên Sputnik.

Việc triển khai ở Nhật Bản ba hệ thống AEGIS ASHORE, được trang bị radar mạnh hơn so với các tổ hợp AEGIS trên biển, sẽ có nghĩa là vấn đề  phòng thủ tên lửa ở châu Á nổi lên hàng đầu, bỏ lại đầng sau vấn đề tương tự ở châu Âu.

Cùng với AEGIS ASHORE cần tính thêm thêm một số lượng đáng kể các tàu trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa(ABM) , đã hoặc sẽ gia nhập hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như những tàu tương tự của Mỹ. Bên cạnh đó, hệ thống THAAD đầu tiên đã được bố trí ở Hàn Quốc, và con số này sẽ được tăng lên.

Nhật Bản cũng đang xem xét việc mua các tổ hợp THAAD. Điều này sẽ tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) nhiều tầng, bao gồm AEGIS trên biển, AEGIS ASHORE, và THAAD, và để bảo vệ những vị trí đặc biệt quan trọng có các hệ thống Patriot PAC 3.

Châu Âu không hề có kế hoạch tương tự , và họ cũng không có dự định này. Tại đây dự tính có hai tổ hợp AEGIS ASHORE ở Ba Lan và Rumania, ngoài ra, có bốn tàu phòng thủ tên lửa Mỹ tại căn cứ Rota (Tây Ban Nha). Tất nhiên, trong trường hợp của châu Âu, không có nghi ngờ rằng những khả năng chống tên lửa này là nhằm vào Nga và họ lên kế hoạch cho mục đích này ngay từ đầu.

Mối đe dọa hạt nhân của Iran đã đánh mất ý nghĩa cấp bách của nó sau khi có thỏa thuận vào  năm 2015. Ngoài ra, Iran khôngsở hữu tên lửa có tầm xa cần thiết để tấn công châu Âu. Hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) sẽ cung cấp chiếc ô bảo vệ các lực lượng NATO khỏi các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật trong trường hợp tiến hành chiến tranh cục bộ với Nga tại phần phía đông châu Âu.

Trong trường hợp hệ thống ABM ở châu Á, không giống như ở châu Âu, các hệ thống này là một phần phản ứng đáp trả đối với mối đe dọa thực sự hiện hữu  từ Triều Tiên. Nhưng nó cũng làm gia tăng đáng kể khả năng của liên minh Mỹ-Nhật Bản trong trường hợp có chiến tranh với Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo tầm trung giữ một phần quan trọng trong kho vũ khí chiến lược của Trung Quốc và là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ- Nhật. Trung Quốc đã có các hành động phản ứng lại mối đe dọa từ các hệ thống phòng thủ tên lửa. Họ chế tạo những tên lửa tầm trung loại mới và hiện đại hơn, được trang bị nhiều đầu đạn. Hướng khác là đầu tư lớn vào việc phát triển sản xuất vũ khí và tên lửa hành trình siêu thanh.

Tổ hợp AEGIS ASHORE như những mục tiêu cố định, sẽ dễ dàng hứng chịu một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình và sự hiện diện của nó rất có thể sẽ kích động một cuộc tấn công như vậy. Trong trường hợp này, khả năng tài chính và sản xuất cũng cho phép Trung Quốc chống hệ thống ABM của đối phương bằng số lượng lớn tên lửa đạn đạo.

Hệ thống phòng thủ tên lửa luôn đắt tiền hơn nhiều lần so với các tên lửa đạn đạo mà nó có thể đánh chặn. Đầu tư hệ thống ABM có ý nghĩa trong hai trường hợp. Trường hợp đầu tiên nếu đối thủ rất yếu về kinh tế và không có khả năng phát triển lực lượng tên lửa. Trường hợp thứ hai là chủ sở hữu của hệ thống phòng thủ tên lửa đang chuẩn bị cho đòn tấn công phủ đầu, có lẽ là hạt nhân. Khi đó hệ thống ABM có cơ hội để đánh chặn một số ít những tên lửa sống sót sau cuộc tấn công đầu tiên, và được phóng lên đáp trả. Do đó, việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chống lại một cường quốc lớn là bằng chứng chứng tỏ dự định tấn công trước.(Viettimes)
-------------------------------

Malaysia thắt chặt an ninh biên giới với láng giềng

Tờ The Straits Times hôm qua dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết nước này sẽ tăng cường kiểm soát an ninh tại khu vực biên giới với Indonesia, Philippines và Thái Lan.

“Tại Sabah, quân đội sẽ triển khai thêm khí tài, bao gồm 2 tàu tuần tra và điều động thành viên lực lượng phản ứng nhanh tới phối hợp cùng binh sĩ đang hoạt động ở các đảo ngoài khơi bang này. Việc có tàu chiến tuần tra ở những vị trí chiến lược và triển khai thêm một đơn vị bộ binh tại khu vực Cenderawasih sẽ đảm bảo an toàn cho bờ biển Lahad Datu (thuộc Sabah - NV)”, ông nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nhấn mạnh động thái này được đưa ra sau những vụ tấn công và bất ổn an ninh xảy ra ở ba nước láng giềng thời gian gần đây, bao gồm các vụ đánh bom ở Bangkok (Thái Lan) và Jakarta (Indonesia), đặc biệt là vụ bạo loạn của nhóm nổi dậy có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại TP.Marawi của Philippines.

Ông Hishammuddin cho biết thêm đang làm việc chặt chẽ với những người đồng cấp Indonesia, Philippines và Thái Lan về vấn đề đảm bảo an ninh khu vực.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 29-05-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 29-05-2017

    Chiến hạm lớn nhất Nhật Bản sắp tới Biển Đông, 'thách thức' Trung Quốc; Ấn Độ áp đặt lệnh giới nghiêm tại Kashmir; Airbus khởi công dây chuyền lắp ráp trực thăng tại Trung Quốc; Xả súng tại khu dân cư Mỹ, 8 người thiệt mạng

  • Tin thế giới đáng chú ý 29-05-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 29-05-2017

    Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump bị điều tra; Anh điều chiến đấu cơ đối phó máy bay Nga; Lý do Nga đưa hệ thống ‘Cuồng phong’ tới căn cứ quân sự ở Tajikistan; Lô vũ khí 1 tỷ USD của Mỹ ‘bốc hơi', lo bị rơi vào tay IS

Bài cùng chuyên mục