Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 25-08-2017

  • Cập nhật : 25/08/2017

Ứng viên sáng giá cho vị trí tư lệnh không quân Trung Quốc

Trung tướng Trung Quốc Đinh Lai Hàng được cho là sẽ sớm trở thành vị tư lệnh không quân mới của nước này, khi tướng Mã Hiểu Thiên về hưu.

trung tuong dinh lai hang co the se som duoc bo nhiem lam tu lenh khong quan trung quoc chup tu scmp

Trung tướng Đinh Lai Hàng có thể sẽ sớm được bổ nhiệm làm tư lệnh không quân Trung Quốc CHỤP TỪ SCMP

Tờ South China Morning Post tối 23.8 dẫn 3 nguồn tin cho hay ông Đinh hiện là ứng viên sáng giá nhất có thể trở thành chỉ huy của không quân Trung Quốc, với quân số 420.000 người. Ông Đinh, 60 tuổi, đã đứng đầu lực lượng không quân thuộc Chiến khu Bắc từ năm ngoái.

Ông Đinh được cho là sẽ thay thế ông Mã, 68 tuổi, người nắm giữ chức tư lệnh không quân Trung Quốc từ năm 2012 và dự kiến sẽ về hưu. Một nguồn tin ngoại giao tiết lộ với South China Morning Post rằng thông báo về việc bổ nhiệm tư lệnh không quân mới sẽ được công bố sớm.

Nếu tiết lộ trên chính xác, đây sẽ là sự bộ nhiệm vị trí tư lệnh không quân Trung Quốc gây bất ngờ cho giới quan sát. Trước đó có hai nhân vật được xem có triển vọng nắm ví trí này. Đó là tham mưu trưởng không quân trung tướng Ma Chấn Quân (55 tuổi) và phó tham mưu trưởng trung tướng Ất Hiểu Quang (59 tuổi).

Giới phân tích cho rằng ông Ất là một ứng viên có kinh nghiệm hơn so với ông Đinh và nếu Chủ tịch Tập Cận Bình đang tìm kiếm vị tướng trẻ hơn để chỉ huy không quân, ông có thể chọn tướng Ma.

Các nguồn tin không giải thích lý do ông Đinh bất ngờ trở thành ứng viên sáng giá nhất cho vị trí tư lệnh không quân Trung Quốc. Ông Đinh trở thành chỉ huy lực lượng không quân ở thành phố Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến vào năm 2001, trong lúc ông Tập Cận Bình làm chủ tịch tỉnh.

Hồi tháng 1, giới quan sát đã bất ngờ khi chuẩn đô đốc Thẩm Kim Long được bổ nhiệm làm tư lệnh hải quân Trung Quốc, theo South China Morning Post.(Thanhnien)
----------------------------

Căng thẳng biên giới với Ấn Độ: Trung Quốc cảnh báo công dân

Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đã lần thứ hai ban bố cảnh báo đối với công dân nước này về mối đe dọa an toàn cá nhân trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp biên giới giữa hai nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), đây là lần cảnh báo công dân Trung Quốc ở Ấn Độ lần thứ hai trong vòng hai tháng qua và được đại sứ quán Trung Quốc đăng trên trang web hôm nay (24/8).

"Đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ khuyến cáo công dân Trung Quốc đang sinh sống hoặc có kế hoạch tới Ấn Độ, cảnh giác trước tình hình an ninh ở nước sở tại, chú ý tới an toàn cá nhân, tăng cường các biện pháp an ninh và giảm thiểu các hoạt động bên ngoài cũng như bảo vệ tài sản cá nhân. Công dân Trung Quốc cần thông báo với gia đình và bạn bè cũng như duy trì liên lạc trong quá trình tới Ấn Độ", thông báo trên trang web đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ viết. 

binh si trung quoc dung nhin binh linh an do xay dung con deo nathu la tai tay tang. 

Binh sĩ Trung Quốc đứng nhìn binh lính Ấn Độ xây dựng con đèo Nathu La tại Tây Tạng. 

Trước đó, hôm 7/7, đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ cũng đã đăng thông báo cảnh báo công dân tương tự sau khi quan hệ Bắc Kinh – New Delhi trở nên căng thẳng liên quan tới sự xuất hiện của binh sĩ hai nước tại cao nguyên tranh chấp Doklam trên dãy núi Himalaya gần Bhutan.

Tuy nhiên, trong thông báo mới nhất, đại sứ quán Trung Quốc còn cảnh báo công dân nước này kiểm tra thời hạn hết hiệu lực của visa, và cảnh giác trước những mối đe dọa tiềm tàng như tai nạn giao thông và bệnh dịch truyền nhiễm tại Ấn Độ.

Theo SCMP, hiện có hơn 170.000 người Trung Quốc tới Ấn Độ mỗi năm. Đáng nói, lời cảnh báo công dân Trung Quốc ở Ấn Độ được ban hành hôm 24/8 sẽ có hiệu lực thi hành tới cuối năm 2017 trong khi cảnh báo trước có hiệu lực trong vòng một tháng. 

Căng thẳng tranh chấp biên giới giữa Trung - Ấn ngày càng leo thang khi hôm 15/8, binh sĩ hai nước đã có trận ẩu đả, ném đá khoảng 30 phút khiến một số người bị thương nhẹ ở khu vực tranh chấp Ladakh nằm gần hồ Pangong.

Căng thẳng ở Doklam bùng phát là do Trung Quốc cố tình thay đổi hiện trạng khu vực đang xảy ra tranh chấp với Bhutan bằng cách cho xây dựng một con đường mới. Vào giữa tháng Sáu, Ấn Độ đã quyết định điều quân tới ngăn chặn quân đội Trung Quốc xây con đường cao tốc chiến lược chạy dọc cao nguyên Doklam kéo tới "Cổ gà", vùng đất nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng nối Ấn Độ với các khu vực xa xôi hẻo lánh ở phía đông bắc. Trong khi đó, Bhutan, quốc gia chỉ có 800.000 dân, hiện đang phụ thuộc lớn vào sự ủng hộ quân sự từ phía Ấn Độ.

Hai nước đã đổ lỗi cho nhau làm gia tăng căng thẳng biên giới. Bắc Kinh còn yêu cầu Ấn Độ cho rút quân vô điều kiện và đe dọa "dạy" cho Ấn Độ một bài học lớn hơn cả cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1962. (Infonet)
--------------------

Quân đội Nga xuất sắc nhất thế giới?

Sputnik đưa tin ngày 23/8, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu công luận toàn Nga (VTSIOM), ông Valery Fedorov, cho biết theo một khảo sát, số người Nga tự hào về quân đội nước này đã tăng từ 63% lên đến 90% trong vòng 3 năm trở lại đây.

Phát biểu tại Diễn đàn quân đội Nga 2017, ông Fedorov cho hay có 36% người Nga tham gia khảo sát tin rằng xuất sắc nhất thế giới, 47% tin rằng quân đội Nga thuộc hàng giỏi nhất.

Cũng theo khảo sát, có 10% thiên về xu hướng cho rằng lực lượng vũ trang Nga "có tụt hậu một chút" so với những quân đội ưu tú nhất thế giới.

Trong khi đó, chỉ 2% đánh giá khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang Nga là "rất thấp".

nguoi dan nga cho rang quan doi nuoc ho xuat sac nhat the gioi.

Người dân Nga cho rằng Quân đội nước họ xuất sắc nhất thế giới.

Trong khi đó, theo bản nghiên cứu thường niên “Những quốc gia tốt nhất thế giới”, được báo Mỹ Tin tức và Thế giới công bố gần đây cho thấy, Nga xếp vị trí thứ 2 sau Mỹ.

Theo nội dung bản nghiên cứu này, Nga là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và là một trong những nước giàu có nhất thế giới.

Chi tiêu quân sự theo tỷ lệ phần trăm GDP của quốc gia này tiếp tục vượt xa các nước trong khối NATO với khoảng cách khá lớn.

Hiện nước này đang chi 5,4% GDP hàng năm cho quốc phòng — quốc gia lớn nhất của NATO là Mỹ cũng chỉ chi khoảng 3,3%.(DVO)
----------------------------------

Chiến lược Afghanistan của Tổng thống Trump: khác trước nhưng khó thành công

Với những gì vừa tuyên cáo về chiến lược đối với Afghanistan, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ nay chính thức có cuộc chiến của mình ở nước này. 

Ông cần hẳn 7 tháng để suy ngẫm trước khi công bố chủ ý về cuộc chiến tranh lâu dài nhất mà Mỹ từng tham gia. Tuy nhiên, những gì được trình bày vẫn còn chung chung và mơ hồ, thiếu vắng sự rõ ràng và cụ thể, nhất quán và khả thi.

Tổng thống Trump thể hiện nhận thức và quyết định khác trước. Khi xưa, ông muốn rút quân khỏi Afghanistan; còn bây giờ thậm chí quyết định tăng thêm lực lượng cho tới khi đạt “thắng lợi cuối cùng”. Chủ nhân Nhà Trắng khác với người tiền nhiệm khi không đưa ra thời hạn cụ thể cho việc rút hết lính Mỹ khỏi Afghanistan. Ngoài ra, lần này tổng thống Mỹ nghiền ngẫm lâu dài và nghe theo lời khuyên của giới quân sự cũng như các chuyên gia chứ không ra quyết định bất ngờ như lâu nay. Một khác biệt nữa là Tổng thống Trump cũng không còn bám giữ khẩu hiệu hành động “Nước Mỹ trước hết” trong vấn đề liên quan đến Afghanistan.

Theo chiến lược mới, Tổng thống Trump tăng cường can dự quân sự vào Afghanistan chứ không giảm, đẩy mạnh chống Taliban chứ không lôi kéo lực lượng này vào giải pháp chính trị, bảo vệ chính thể hiện tại bằng mọi giá chứ không để Kabul tự đương đầu với Taliban. Nhà Trắng còn quả quyết chấm dứt chủ trương thay đổi thể chế chính trị ở nơi khác, làm găng với Pakistan chứ không tranh thủ như trước, đồng thời lại đề cao Ấn Độ.

Khác trước thật đấy nhưng chiến lược này khó có thể thành công vì thiếu hoàn toàn sách lược chính trị đi cùng.(Thanhnien)
----------------------------

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 25-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 25-08-2017

    Mỹ phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân cho B-21; Thủ tướng Đức: "Ông Trump cần phải được tôn trọng"; IS tấn công khổng lồ, tàn sát quân Syria tại Homs-Dier Ezzor; Qatar khôi phục quan hệ ngoại giao với Iran

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 25-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 25-08-2017

    Cựu Đại sứ Nga gọi CNN là “đáng xấu hổ”, bác bỏ cáo buộc làm gián điệp; Ông Tập Cận Bình cam kết giải quyết bất đồng với Hàn Quốc; Vì sao cần loại Donetsk và Lugansk khỏi hiệp định Minsk?; Đại sứ Nga tại Sudan chết trong hồ bơi tại nhà riêng

Bài cùng chuyên mục