Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 28-06-2017
- Cập nhật : 28/06/2017
Nhà Trắng tố Syria chuẩn bị tấn công hóa học, quan chức quốc phòng bất ngờ
Một số quan chức quốc phòng Mỹ tỏ ra ngạc nhiên và không nắm bất kỳ thông tin gì sau khi Nhà Trắng cáo buộc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad chuẩn bị tiến hành một đợt tấn công bằng vũ khí hóa học mới.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer ngày 26.6 cảnh báo Tổng thống Assad và quân đội của ông “sẽ phải trả giá đắt” nếu tiến hành một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mới.
Các quan chức Nhà Trắng từ chối bình luận về kế hoạch của Mỹ cũng như không đưa ra chứng cứ và thông tin tình báo mà Washington dựa vào để đưa ra tuyên bố này.
Tuy nhiên, The New York Times dẫn lời một số quan chức quân sự cho biết họ bất ngờ trước tuyên bố của ông Spicer.
Trang tin BuzzFeed cũng dẫn lời 5 quan chức quốc phòng cho biết họ không hề biết thông tin chi tiết về khả năng lực lượng quân đội Syria sẽ tấn công bằng vũ khí hóa học, đồng thời cũng không biết trước Nhà Trắng sẽ ra tuyên bố trên.
“Chúng tôi không cần phải giải thích thêm vì tuyên bố của Nhà Trắng quá rõ”, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói với trang tin BuzzFeed.
Trong khi đó, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ tình báo Mỹ và đồng minh phát hiện hoạt động bất thường tại một số địa điểm và tình nghi chính quyền ông Assad tàng trữ vũ khí hóa học tại đó để che giấu thanh sát viên quốc tế.
Ngay sau khi Nhà Trắng đưa ra tuyên bố, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley bình luận trên Twitter rằng: “Bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào nhân dân Syria là lỗi của Assad, Nga và Iran”.
Mỹ và phương Tây cáo buộc các chiến đấu cơ thuộc lực lượng của Tổng thống Assad đã tiến hành vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nhắm vào thị trấn Khan Sheikhoun do phe nổi dậy kiểm soát tại tỉnh Idlib hôm 4.4, khiến ít nhất 87 người chết, trong đó có 31 trẻ em.
Ba ngày sau đó, Tổng thống Donald Trump phê chuẩn cho Lầu Năm Góc triển khai hai tàu khu trục Mỹ phóng 59 tên lửa Tomahawk nhắm vào căn cứ không quân Shayrat của Syria. (Thanhnien)
------------------------
Thượng đỉnh Mỹ-Ấn: Lạc quan hợp tác bất chấp khác biệt
Tổng thống Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chia sẻ cái ôm xác nhận quan hệ song phương vẫn chặt chẽ sau thời gian chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng.
Cuộc đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Ấn đã được tiến hành vào rạng sáng 27.6 (giờ VN) tại Nhà Trắng, và một trong những thách thức lớn nhất là việc nước Mỹ dưới trào Tổng thống Donald Trump sẽ đối xử thế nào với Ấn Độ, quốc gia từng được chính quyền Barack Obama xem là “đối tác quốc phòng chủ chốt”.
Trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump thừa nhận giữa hai người có thể vẫn tồn tại nhiều khác biệt, nhưng bày tỏ quan điểm lạc quan khi đối thoại với ông Modi.
“Chúng tôi đồng ý với nhau về đa số các vấn đề, và tôi cho rằng cuối cùng thì chúng tôi sẽ đạt được sự đồng thuận về mọi mặt”, theo Đài CNN dẫn lời ông Trump.
“Tôi vô cùng cảm kích sự cam kết mạnh mẽ của ngài về việc củng cố quan hệ song phương”, Reuters dẫn lời ông Modi trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, cho rằng hai nước sẽ đạt được những tầm cao mới trong quan hệ đối tác chiến lược đôi bên cùng có lợi.
Tổng thống Trump cũng tỏ thái độ nồng ấm, nhưng nhắc nhở rằng ông muốn có mối quan hệ song phương cân bằng hơn về khía cạnh thương mại. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Ấn Độ vào năm ngoái là 31 tỉ USD.
“Điều quan trọng là cần phải dỡ bỏ các rào cản thương mại, cho phép hàng hóa Mỹ xuất khẩu đến thị trường Ấn Độ”, chủ nhân Nhà Trắng nói rõ.
Tổng thống Trump cũng hài lòng trước thỏa thuận Ấn Độ đặt mua 100 máy bay từ Mỹ, và Washington mong đợi sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực năng lượng với chính quyền New Delhi, cụ thể là các đơn hàng dài hạn mua khí đốt tự nhiên của Mỹ.
Hai nhà lãnh đạo không đề cập đến những bất đồng trong lĩnh vực di trú và thay đổi khí hậu, thay vào đó cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn về các mảng như chống khủng bố, cuộc chiến tại Afghanistan và hợp tác quốc phòng.
Trong khi không có bất kỳ tuyên bố gì về những thỏa thuận thương mại mới, Nhà Trắng xác nhận đã bật đèn xanh cho đề xuất chuyển giao máy bay vận chuyển Boeing C-17, trị giá 366 triệu USD, cho Ấn Độ, trong khi đơn hàng gồm 20 máy bay không người lái Predator cũng được thông qua. (Thanhnien)
---------------------------
Nga thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm
Nga vừa tiến hành thành công một vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-30 Bulava từ tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky, Sputnik News dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga.
Vụ thử diễn ra ngày 26-6 ở khu vực biển Barents – một phần của Bắc Băng Dương nằm phía bắc NaUy và Nga. Các đầu đạn tên lửa đã đến được mục tiêu trên bãi thử Kura tại bán đảo Kamchatka nằm ở cực tây của Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, vụ thử diễn ra từ dưới nước, phù hợp với kế hoạch huấn luyện chiến đấu.
Nga vừa thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ tàu ngầm. Ảnh: SPUTNIK NEWS
Tên lửa ICBM R-30 Bulava được trang bị cho hải quân Nga, có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân, có tầm bắn tối đa 9.300km.
Yuri Dolgoruky là tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp 955 Borei thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga, được trang bị tên lửa ICBM R-30 Bulava. Nga hiện có 3 tàu ngầm như vậy và đang chế tạo thêm 5 chiếc nữa để thay thế dần các tàu ngầm lạc hậu thuộc các lớp Delta III, Delta IV và Typhoon được chế tạo từ thời Xô viết mà hải quân Nga vẫn đang sử dụng.