Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 17-09-2017

  • Cập nhật : 17/09/2017

Mỹ rập rình trước cửa, Trung Quốc đứng ngồi không yên

Tình hình Đông Bắc Á lại nóng lên với thông tin về khả năng Mỹ tái triển khai vũ khí hạt nhân ở khu vực này nhằm gây sức ép với Trung Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc và Đài Loan đều đã phủ nhận khả năng này.

nha lanh dao dai loan ba thai anh van. anh: sina.

Nhà lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn. Ảnh: Sina.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 12/9 dẫn tờ The Chosun Ilbo Hàn Quốc ngày 11/9 cho rằng Mỹ có thể cân nhắc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan để buộc Trung Quốc tăng cường gây sức ép với Triều Tiên. 
Trong khi đó, đài truyền hình NBC Mỹ ngày 11/9 cho hay sau khi Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thay đổi mạnh mẽ phương châm “phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên” được duy trì từ năm 1991 đến nay, bắt đầu thảo luận tái triển khai vũ khí hạt nhân. 
Mỹ cảnh báo Trung Quốc: Trung Quốc cần thực hiện các biện pháp gây sức ép mạnh mẽ đối với Triều Tiên như cấm vận dầu mỏ. Nếu không, sẽ phải chuẩn bị tốt tâm lý về việc tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở bán đảo Triều Tiên, thậm chí “domino hạt nhân Đông Bắc Á” – điều mà Trung Quốc hết sức lo lắng.
Một nguồn tin từ Nhà Trắng Mỹ cho biết: “Mỹ đã cho Trung Quốc biết rằng nếu Trung Quốc không tăng cường gây sức ép với Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể thúc đẩy các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình, Mỹ sẽ không ngăn cản”.
Cựu chuyên gia phân tích vấn đề Triều Tiên của CIA cho biết: “Vũ khí hạt nhân của Đài Loan cũng là một lá bài cần xem xét”. “Việc thảo luận triển khai lại vũ khí hạt nhân chiến thuật” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dự tính sẽ trở thành “át chủ bài” gây sức ép với Trung Quốc.
tong thong my donald trump va chu tich trung quoc tap can binh. anh: dwnews

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Dwnews

Tuy nhiên, hãng Yonhap Hàn Quốc dẫn lời Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết chính phủ Hàn Quốc luôn kiên trì phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, phương châm căn bản này hoàn toàn không thay đổi. Chính phủ Hàn Quốc chưa từng cân nhắc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Trong khi ngày 11/9, hãng tin CNA Đài Loan dẫn tuyên bố của phía Đài Loan cho biết trên thực tế Đài Loan chưa từng nghe thấy những việc này, cũng không có bất cứ kế hoạch liên quan nào. Việc báo Hàn Quốc đưa tin mà không nói rõ nguồn tin là cách làm “không có trách nhiệm”.
Tờ Vượng báo của Đài Loan ngày 12/9 cho hay Bộ Quốc phòng Đài Loan vừa đệ trình lên Viện Lập pháp Đài Loan bản Báo cáo sức mạnh quân sự Đại lục (Trung Quốc) 2017, làm rõ 7 thời cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan, trong đó thời cơ thứ 4 chính là “Đài Loan sở hữu vũ khí hạt nhân”. 
Khi quân đội Mỹ vận chuyển vũ khí hạt nhân vào Đài Loan tức là đã tạo ra “thời cơ” này cho Trung Quốc tấn công Đài Loan, điều này đồng nghĩa với “lực lượng nước ngoài triển khai ở Đài Loan”.
Vào thập niên 1970, Trung Quốc đưa ra 3 tình huống chính sẽ dùng vũ lực đối với Đài Loan, đó là “Đài Loan tuyên bố độc lập, chế tạo vũ khí hạt nhân, lực lượng nước ngoài chiếm đóng”. 
Vào thập niên 1980, Đài Loan đã từng tiếp cận khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng đã bị Mỹ ngăn chặn nghiên cứu phát triển. Hiện nay, Đài Loan không có vũ khí hạt nhân, cũng không có công nghệ phóng, trừ phi Mỹ xuất khẩu đồng bộ cho Đài Loan.
Tờ Chinatimes Đài Loan cho rằng về mặt chiến thuật, Nhật Bản và Hàn Quốc “hạt nhân hóa” không khó, Bắc Kinh cũng khó có thể ngăn cản, bởi vì Mỹ có quan hệ đồng minh với hai nước này. 
Trước đây Mỹ từng triển khai vũ khí hạt nhân ở hai nước này, nay chỉ là “triển khai lại”. Chỉ cần Nhật Bản và Hàn Quốc đồng ý thì Mỹ cũng đồng ý. Ngày hôm sau, Mỹ sẽ lập tức vận chuyển vũ khí hạt nhân tới.
ngay 30/8/2017, bo truong quoc phong my james mattis va bo truong quoc phong han quoc song young-moo gap nhau o washington, my. anh: sina.

Ngày 30/8/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo gặp nhau ở Washington, Mỹ. Ảnh: Sina.

Nhưng về mặt chiến lược, Nhật Bản và Hàn Quốc “hạt nhân hóa” rất khó. Hàn Quốc có thể lo ngại nhiều hơn Nhật Bản. Việc Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống THAAD “mang tính phòng thủ” đã bị Bắc Kinh tiến hành trừng phạt kinh tế. 
Nếu triển khai thêm vũ khí hạt nhân thì Bắc Kinh sẽ hành động mạnh mẽ hơn nhiều. Hơn nữa Triều Tiên cũng sẽ có hành động đáp trả khó mà dự đoán được. Vì vậy, phía Hàn Quốc đã cho biết là “không xem xét” việc đồng ý cho Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân.
Việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Đài Loan chỉ là quan điểm cá nhân của cựu quan chức CIA. Trừ phi Mỹ có sự thay đổi 180 độ về chính sách đối với Trung Quốc, coi Trung Quốc như Liên Xô trước đây, nếu không thì sẽ không có khả năng Mỹ đưa vũ khí hạt nhân đến Đài Loan. Chinatimes cáo buộc: “Mỹ tiếp tục lấy Đài Loan làm trò giải trí!”.  
Gần đây, Mỹ có nhiều động thái can thiệp vào vấn đề Đài Loan như quyết định “bán vũ khí cho Đài Loan”, đưa ra “Luật du lịch Đài Loan”, “tàu chiến Đài - Mỹ thăm nhau”. Trong đó, Mỹ dỡ bỏ hạn chế cho các quan chức cao cấp hai bên thăm nhau, cho phép “quan chức mọi cấp thăm nhau”. Mỹ còn cho phép tàu chiến neo đậu định kỳ ở Đài Loan.
Những hành động này của Mỹ bị Trung Quốc coi là can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Đồng thời, báo Hồng Kông cho rằng Trung Quốc và Đài Loan phải cảnh giác với khả năng Mỹ lợi dụng việc triển khai vũ khí hạt nhân tại Đài Loan để gây ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan. Hai bờ phải ngăn chặn ý đồ này của Mỹ.(Viettimes)
-------------------

Đức chi hơn 2 tỉ USD đóng 5 khinh hạm cho hải quân

Tàu được trang bị một pháo chính 76 mm, tên lửa đối không và chống hạm cũng như thủy lôi, và có thể được trang bị máy bay không người lái giám sát

Hải quân Đức sẽ nhận 5 khinh hạm lớp Braunschweig mới từ một tổ hợp xưởng đóng tàu trong một hợp đồng dự kiến trị giá vượt qua 2 tỉ USD.

Tuần báo Defense News ngày 15.9 dẫn lời giới chức Đức cho hay theo kế hoạch, 5 khinh hạm mới sẽ được giao cho hải quân trước năm 2025 và rất cấn thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Berlin ở NATO.

Các chiến hạm mới sẽ được trang bị công nghệ thông tin cải tiến và sẽ được bổ sung tính năng sơ tán thủy thủ đoàn.

Về vũ khí, tàu mới sẽ được trang bị một khẩu pháo chính 76 mm, tên lửa đối không và chống hạm cũng như thủy lôi. Ngoài ra, tàu cũng có thể được trang bị máy bay không người lái giám sát.

Tàu Braunschweig là khinh hạm lớp mới nhất của Đức, với kế hoạch đóng 10 chiếc, được đóng từ năm 2004. Hiện nay, hải quân Đức đang vận hành 5 chiếc khinh hạm lớp Braunschweig.(Thanhnien)

---------------------------------

Mỹ nhượng bộ Nga trên chiến trường chống IS

Mỹ sẽ không can thiệp chiến dịch truy quét IS của quân đội Syria cùng các đồng minh Nga, Iran đang thắng thế ở cứ điểm cuối cùng của IS tại TP Deir el-Zour.

Nga, chứ không phải Mỹ, sẽ dẫn đầu cuộc chiến truy quét IS ở TP Deir el-Zour  (đông Syria) - cứ điểm cuối cùng của IS ở Syria, theo Reuters.

Cụ thể, Mỹ đã chọn sẽ không can thiệp vào chiến dịch truy quét IS của quân đội Syria cùng các đồng minh Nga, Iran vốn kéo dài nhiều tháng nay và đang thắng thế ở cứ điểm cuối cùng của IS tại TP Deir el-Zour.

Trả lời phỏng vấn các nhà báo Mỹ qua mạng ngày 14-9, Đại tá lục quân Ryan Dillon, phát ngôn Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp chống IS cho biết liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu quyết định sẽ không tiến vào Deir el-Zour, nơi quân đội Syria vừa phá vỡ được hàng rào phòng thủ của IS xây dựng đã 3 năm.

Trung Tướng Issam Zahreddine của quân đội Syria (giữa) và người dân TP Deir ez-Zour ngày 10-9. Ảnh: GETTY IMAGES
Trung Tướng Issam Zahreddine của quân đội Syria (giữa) và người dân TP Deir el-Zour ngày 10-9. Ảnh: GETTY IMAGES

Một chiến dịch chống IS của lực lượng nổi dậy Syria do Mỹ bảo trợ cũng sẽ ngừng tấn công vào Deir el-Zour để tránh xung đột với chiến dịch của quân đội Syria và các đồng minh Nga, Iran.

Theo thông tin an ninh và tình báo các nhà báo độc lập tại trang tin tình báo quân sự Israel DEBKA thu thập được cuối tuần rồi thì thời gian qua Mỹ và Nga đã liên minh đánh IS khỏi các cứ điểm cuối ở Syria.

Theo DEBKA, Mỹ và Nga đồng ý hỗ trợ không kích cho một chiến dịch đôi nhằm đánh IS bật khỏi các cứ điểm cuối cùng Abu Kamal và Mayadin ở thung lũng Euphrates. Số phần tử IS tại đây, chủ yếu chạy từ Mosul và Raqqa sang, khoảng 10.000 tên.

Chiến dịch đôi này, một do quân đội Syria dẫn đầu cùng với các lực lượng Hezbollah và dân quân Iran bảo trợ, một do lực lượng nổi dậy được Mỹ bảo trợ dẫn đầu cùng lực lượng tay súng người Kurd và dân quân Ả rập. Nga sẽ hỗ trợ không kích cho nhóm đầu, Mỹ phụ trách hỗ trợ không kích cho nhóm hai.

Thời điểm đó DEBKA nói chưa rõ nhóm nào trong chiến dịch đôi này sẽ kiểm soát TP Deir el-Zour nhiều dầu mỏ cũng như tiếp tục cuộc chiến ở Abu Kamal và Mayadin. Với diễn biến mới nhất này có thể thấy nhóm một do quân đội Syria dẫn đầu và do Nga hỗ trợ không kích sẽ thực hiện điều này.

Các tay súng lực lượng nổi dậy Syria. Ảnh: REUTERS
Các tay súng lực lượng nổi dậy Syria. Ảnh: REUTERS

Cả Mỹ và Nga đều chia sẻ mục tiêu tiêu diệt IS, tuy nhiên cả hai lẫn các đối tác của hai bên lại không thống nhất về tương lai chính trị Syria. Nga và Iran ủng hộ chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và muốn ông Assad tiếp tục lãnh đạo Syria sau khi nội chiến kết thúc. Lực lượng tay súng người Kurd vốn thắng thế ở bắc Syria muốn có quyền tự trị sau khi IS và các nhóm nổi dậy khác bị đánh bại.

Reuters dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hai Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Nga Sergei Lavrov ngày 14-9 vừa có cuộc điện đàm về tình hình Syria. Chủ đề chính được bàn là hợp tác hai bên nhằm giải quyết khủng hoảng Syria, nhấn mạnh hướng lập các vùng giảm căng thẳng ở Syria.(PLO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 17-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 17-09-2017

    Báo Anh "soi" tàu sân bay tự chế thứ hai Trung Quốc; NATO tăng cường an ninh đối phó tập trận Nga - Belarus; Ông Duterte có thể thiết quân luật toàn Philippines

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 17-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 17-09-2017

    Mỹ giật mình: Trung Quốc đủ sức "chọc mù" hoặc diệt 500 vệ tinh Mỹ; Mỹ "nuốt lời" trì hoãn dỡ cấm vận, Iran thề trả đũa; Philippines sa thải toàn bộ cảnh sát một thành phố

Bài cùng chuyên mục