Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 06-08-2017

  • Cập nhật : 06/08/2017

Hoàn Cầu thời báo: Trung Quốc sẽ tấn công Ấn Độ trong vòng 2 tuần

Giới chuyên gia Trung Quốc vừa cho rằng Bắc Kinh có thể tiến hành chiến dịch quân sự quy mô nhỏ để bắt giữ hoặc “trục xuất” binh sĩ Ấn Độ khỏi cao nguyên Doklam.

quan doi trung quoc dong o tay tang vua tien hanh cuoc tap tran ban dan that reuters

Quân đội Trung Quốc đóng ở Tây Tạng vừa tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật REUTERS

Căng thẳng ở Doklam, vốn do Bhutan quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Động Lãng, đã kéo dài gần 2 tháng mà vẫn không có dấu hiệu kết thúc.

Trong 24 giờ qua đã có tổng cộng 6 bộ và cơ quan Trung Quốc đưa ra phát biểu về tình hình căng thẳng quân sự với Ấn Độ ở Doklam, theo Hoàn Cầu thời báo ngày 5.8. Trong đó, đại biện lâm thời Trung Quốc tại New Delhi Lưu Kính Tùng lớn tiếng yêu cầu Ấn Độ rút quân ngay lập tức hoặc phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng”.

“Hàng loạt phát biểu từ phía Trung Quốc trong 24 giờ qua gửi một tín hiệu tới Ấn Độ rằng Trung Quốc sẽ không dung thứ vụ binh sĩ Ấn Độ xâm nhập lãnh thổ Trung Quốc quá lâu. Nếu Ấn Độ từ chối rút lui, Trung Quốc có thể tiến hành chiến dịch quân sự quy mô nhỏ trong vòng 2 tuần”, nhà nghiên cứu Hồ Chí Dũng thuộc Viện Khoa học xã hội Thượng Hải (Trung Quốc) nhận định với Hoàn Cầu thời báo.

Ông Hồ cho rằng chiến dịch quân sự nhằm “bắt giữ hoặc trục xuất” binh sĩ Ấn Độ tại khu vực và phía Trung Quốc sẽ thông báo cho Bộ Ngoại giao Ấn Độ trước khi tiến hành chiến dịch này.

Ngoài ra, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải Triệu Can Thành nhận định với Hoàn Cầu thời báo rằng cuộc tập trận gần đây của quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể dùng biện pháp quân sự để kết thúc căng thẳng ở Doklam.

Hôm 4.8, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin quân đội nước này đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng trong mấy ngày gần đây, bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng. Trong cuộc tập trận, binh sĩ “dùng nhiều cách khác nhau để tấn công cùng một mục tiêu”.

Trong khi đó, Ấn Độ bác bỏ mọi cáo buộc, bao gồm việc tăng cường binh lực gần biên giới. Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Sushma Swaraj nhấn mạnh kiềm chế là rất quan trọng để giải quyết căng thẳng và mọi hành động khiêu khích sẽ khiến tình hình thêm phức tạp.(Thanhnien)
--------------------------------

Ấn Độ sắp biên chế tàu ngầm tối tân đối phó Trung Quốc

 

tau ngam ins kalvari cua an do. anh: india navy.

Tàu ngầm INS Kalvari của Ấn Độ. Ảnh: India Navy.

 

Hải quân Ấn Độ sẽ đưa vào hoạt động một trong những tàu ngầm tấn công nguy hiểm nhất thế giới mang tên INS Kalvari vào cuối tháng 8, nhằm tăng cường bảo đảm an ninh hàng hải trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng, Zee News ngày 4/8 đưa tin.

Đại diện quân đội Ấn Độ cho biết động thái này là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực tăng cường năng lực chiến đấu dưới nước của hải quân nước này.

INS Kalvari là tàu ngầm tấn công lớp Scorpene, được đặt tên theo môt loài cá mập dưới biển sâu, được kỳ vọng sẽ làm gia tăng đáng kể sức mạnh tác chiến trên biển của hải quân Ấn Độ.

Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm mà hải quân Ấn Độ đặt hàng nhà máy đóng tàu quốc nội Mazagon Dock phối hợp với tập đoàn đóng tàu hải quân Pháp, với chi phí 3,7 tỷ USD.

Hiện tại, Ấn Độ chỉ có 15 tàu ngầm, so với đội tàu ngầm 60 chiếc của Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ mới đây cũng lên kế hoạch đóng thêm 6 tàu ngầm chạy bằng diesel với chi phí khoảng 7,8 tỷ USD.

Quân đội Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường sức mạnh trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ trên bộ với Trung Quốc trên cao nguyên Doklam gia tăng. New Delhi cũng ngày càng bất an khi Bắc Kinh mở rộng tầm hoạt động của lực lượng hải quân trên Ấn Độ Dương.(Vnexpress)
-------------------------------

Singapore sẽ khởi kiện cháu trai ông Lý Quang Diệu

Chính phủ Singapore thông báo sẽ khởi kiện cháu trai cố thủ tướng Lý Quang Diệu vì những nội dung sai trái ông này đưa lên Facebook tháng trước.

thu tuong ly quang dieu (giua) cung cac thanh vien trong gia dinh trong buc anh chup nam 2003 - anh: reuters

Thủ tướng Lý Quang Diệu (giữa) cùng các thành viên trong gia đình trong bức ảnh chụp năm 2003 - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin AFP, trong thông báo phát đi ngày hôm qua (4-8), Văn phòng tổng chưởng lý Singapore (AGC) cho biết sẽ truy tố ông Li Shengwu, một học giả của Đại học Havard và là con trai cả của ông Lý Hiển Dương, em trai thủ tướng Lý Hiển Long.

Trong nội dung đưa lên Facebook hồi tháng 7, liên quan tới vụ tranh cãi về ngôi nhà, ông Li Shengwu cáo buộc chính phủ Singapore là cơ quan thích tranh tụng và ngăn cản tự do ngôn luận.

Theo AGC, những nội dung liên quan tới cuộc tranh cãi về cách xử trí với căn nhà của cố thủ tướng Lý Quang Diệu mà ông Li Shengwu đưa lên Facebook là “sự công kích rõ ràng và vô căn cứ với hệ thống tư pháp Singapore và cấu thành tội xem thường pháp luật”.

AGC đã từng yêu cầu ông Li Shengwu phải xóa bỏ nội dung này và ký đơn xin lỗi.

Tuy nhiên thay vì làm như vậy, trong một nội dung khác đưa lên sớm ngày 4-8, ông Li Shengwu giải thích về quan điểm của mình: “Mọi sự chỉ trích của tôi là nhằm vào bản chất thích tranh biện của chính phủ Singapore, và cách dùng các điều khoản luật pháp và hành động để đèn nén tự do ngôn luận”.

Do đó trong thông báo ngày 4-8, AGC cho biết vì ông Li Shengwu không chấm dứt thái độ coi thường và cũng không xin lỗi trước thời hạn chót đã được nới thêm nên đơn yêu cầu truy tố ông đã được gửi tới Tòa tối cao.

Thời gian qua ba người con của ông Lý Quang Diệu, gồm thủ tướng đương nhiệm Singapore Lý Hiển Long, tổng giám đốc công ty Lý Hiển Dương và em gái, nhà thần kinh học Lý Vĩ Linh, đã có những mâu thuẫn bất đồng liên quan tới việc xử trí với căn nhà do cha họ để lại.

Trong di chúc, ông Lý Quang Diệu mong muốn ngôi nhà sẽ bị phá bỏ để tránh nguy cơ nó bị biến thành một hiện tượng sùng bái cá nhân sau khi ông mất, nhưng ông Lý Hiển Long đã không làm vậy. Các em ông Lý Hiển Long cho rằng ông đã cố tình ngăn cản việc phá bỏ nó vì lợi ích chính trị của mình.(Tuoitre)
-----------------------

ASEAN và các đối tác châu Á thúc đẩy chống chủ nghĩa khủng bố

Các ngoại trưởng ASEAN và 17 nước châu Á sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để ngăn chặn chủ nghĩa bạo lực cực đoan.asean-va-cac-doi-tac-chau-a-thuc-dy-chong-chu-nghia-khung-bo

Hai người đàn ông chụp ảnh ở bên ngoài địa điểm tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 tại Manila, Philippines vào hôm 4/8. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng 10 nước ASEAN và 17 nước đối tác tham gia đối thoại, bao gồm Mỹ và Nhật Bản, sẽ cùng bàn thảo thiết lập một cơ chế khu vực nhằm giải quyết mối đe dọa an ninh từ chủ nghĩa khủng bố trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 diễn ra tại Manila, Philippines, Reuters đưa tin.

"Các bộ trưởng lên án mạnh mẽ những hành động khủng bố gần đây dưới mọi hình thái và cách thức", bản dự thảo tuyên bố của chủ tịch Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) dự kiến được đem ra bàn bạc vào ngày 7/8 có đoạn. 

"Các bộ trưởng cũng đã ghi nhận sự cần thiết của việc tận dụng mạng xã hội một cách tối đa và hiệu quả nhằm ngăn chặn thông điệp và tư tưởng của những kẻ khủng bố lan truyền trên mạng", theo dự thảo tuyên bố.

Các ngoại trưởng ASEAN sẵn sàng hành động sau khi chứng kiến những phần tử cực đoan tận dụng mạng xã hội để truyền bá tư tưởng, chiêu mộ các tay súng và kích động các vụ tấn công, một quan chức ngoại giao cấp cao của Philippines cho biết.

"Bọn chúng phát tán các video bạo lực trên Twitter và Facebook, đồng thời liên lạc với nhau qua các ứng dụng tin nhắn", quan chức này nói. 

Tướng Restituto Padilla, phát ngôn viên của quân đội Philippines, nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác giữa các nước ASEAN trong vấn đề này.  

"Chúng ta có thể làm nhiều hơn ngoài việc hợp tác quân sự", ông Padilla nói và lấy ví dụ Indonesia và Malaysia đang hỗ trợ Philippines thông qua việc chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác tuần tra trên biển. 

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 được tổ chức từ ngày 4/8 đến 8/8 tại Manila trong bối cảnh quân đội Philippines đang nỗ lực giành lại thành phố Marawi từ tay nhóm phiến quân Hồi giáo Maute thân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

"Thách thức mà chúng tôi đang phải đối mặt ở Marawi cũng ảnh hưởng đến cả khu vực", ông Padilla phát biểu. Chính phủ Philippines tin rằng các tay súng khủng bố có thể đang lên kế hoạch tấn công vào các thành phố khác ở nước này.

Cuộc chiến chống khủng bố ở miền nam Philippines kéo dài hơn hai tháng qua đã khiến gần 700 người, trong đó có hơn 520 phiến quân và gần 200 dân thường thiệt mạng, khoảng 400.000 thường dân đã phải sơ tán.

Cuộc chiến ở Marawi làm dấy lên lo ngại IS có thể giành được chỗ đứng ở Đông Nam Á thông qua các phiến quân địa phương có liên kết với nhóm khủng bố này.(Vnexpress)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 06-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 06-08-2017

    Bí thư Bắc Kinh: Dùng tư tưởng Tập Cận Bình vũ trang đầu não, chỉ đạo thực tiễn; Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump tiếp tục lập đáy mới; Quân đội Mỹ dừng sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa Trung Quốc; Trung Quốc lớn tiếng về căng thẳng với Ấn Độ

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 05-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 05-08-2017

    Tổng thống Trump bị truy về quan hệ tài chính với Nga; Đề phòng Nga, Mỹ tăng cường tập trận toàn cầu; Ông Duterte xin tuyển thêm 30.000 quân quyết đánh IS; IS âm mưu đánh bom máy bay, phun thuốc độc ở Úc

Bài cùng chuyên mục