Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 02-09-2017

  • Cập nhật : 02/09/2017

Chỉ huy phiến quân Syria tiết lộ việc Mỹ bán vũ khí cho IS

Quân nhân đang huấn luyện đào tạo tại căn cứ Mỹ At-Tanf đã bán vũ khí Mỹ cho nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo, cựu chỉ huy bộ phận an ninh căn cứ của phía Syria Muhammad Assalam cho biết.

noi chien syria van chua den hoi ket do co qua nhieu the luc ben ngoai can thiep

Nội chiến Syria vẫn chưa đến hồi kết do có quá nhiều thế lực bên ngoài can thiệp

"Hỗ trợ bí mật được thể hiện bằng cách bán vũ khí cho IS. Khi chúng tôi biết điều đó, chúng tôi đã nói về vấn đề này với người Mỹ. Nhưng họ lại càng hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho thủ lĩnh Mugannat Attal  của nhóm Magavir Es Saura. Họ bán những vũ khí sản xuất tại Mỹ, súng phóng lựu chống tăng, xe hơi, súng trường M-16", ông Assalam phát biểu với Sputnik.

Theo ông Assalam, tại căn cứ Mỹ At-Tanf có hiện diện những người Syria  sẵn sàng chống lại IS, nhưng cũng có một số chiến đấu chống lại quân đội Syria, chẳng hạn như nhóm Mugannata Attalia.

"Họ (quân đội Mỹ) đề nghị người Syria chống lại quân đội Cộng hòa Ả rập Syria, nhưng những người tử tế đã từ chối, nói rằng nhóm chúng tôi được lập ra để chống lại IS chứ không phải chống quân đội nhà nước", ông Assalam.

Nói về sự ủng hộ của thường dân, ông Assalam nói rằng các quân nhân Mỹ không tỏ ra quan tâm đến dân thường. Ông nói: "Tuyệt đối không có viện trợ nhân đạo, y tế, và không có bảo vệ thường dân".(Viettimes)
----------------

Phần Lan xem xét sửa đổi luật chống khủng bố và tăng ngân sách an ninh

Giới chức Phần Lan cho biết nước này sẽ xem xét sửa đổi luật chống khủng bố và quyết định tăng ngân sách cho các lực lượng an ninh sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố bằng dao tại thành phố Turku, miền Tây Nam nước này hôm 18/8 vừa qua.

Trong hai ngày thảo luận về ngân sách, chính phủ trung hữu cầm quyền ở Phần Lan đã nhất trí cấp thêm 12 triệu euro cho lực lượng cảnh sát và Cơ quan Tình báo An ninh. Như vậy, cùng với khoản ngân sách trước đây, hai đơn vị an ninh này sẽ nhận được hơn 50 triệu euro. 

phien xet xu doi tuong abderrahman mechkah qua video tai toa an o turku, phan lan ngay 22/8. anh: epa/ttxvn

Phiên xét xử đối tượng Abderrahman Mechkah qua video tại tòa án ở Turku, Phần Lan ngày 22/8. Ảnh: EPA/TTXVN

 

Bên cạnh đó, Chính phủ Phần Lan cũng sẽ yêu cầu các nhân viên an ninh tiến hành đánh giá những nguy cơ đe dọa từ những người bị từ chối đơn xin tị nạn và có thể bắt giữ họ nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ đề nghị sửa đổi luật cho phép hủy bỏ quyền công dân Phần Lan đối với những người mang hai quốc tịch bị phát hiện tham gia vào các hoạt động khủng bố. 

Các quyết định của Chính phủ Phần Lan được đưa ra trong bối cảnh ngày 18/8 trước đó, tại thành phố Turku, Tây Nam nước này đã xảy ra một vụ tấn công bằng dao nghiêm trọng, làm 2 người chết và 8 người bị thương. Cảnh sát cho biết nghi can thực hiện vụ tấn công trên là một đối tượng người Maroc đang xin tị nạn, có tên là Abderrahman Bouanane.  Khi bị bắt, tên này đã nhận tiến hành vụ tấn công song phủ nhận động cơ tấn công là nhằm mục đích khủng bố. 

Abderrahman Bouanane đến Phần Lan vào năm 2016 và sống trong Pansio - trung tâm tiếp nhận người tị nạn ở Turku. Trước khi thực hiện vụ tấn công trên, y đã bị nhà chức trách Phần Lan từ chối cấp quy chế tị nạn. Y bị phát hiện có quan điểm và hành vi cực đoan, như nghe các bài thuyết giáo cực đoan trên điện thoại. Y cũng từng phạm tội giết người ở Maroc, dọa giết người khi bị làm phiền và Bouanane cũng tìm kiếm thông tin về cách gia nhập IS. Các hành động của y cũng từng nhiều lần bị trung tâm tiếp nhận người tị nạn Pansio cảnh cáo.(Baotintuc)
-----------------------------

Vì sao bất chấp tất cả, Bộ trưởng Mattis vẫn phụng sự ông Trump?

Theo trang tin Business Insider, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã có câu trả lời khá thú vị khi được hỏi vì sao ông đồng ý tham gia vào chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Hành động của Tổng thống Trump đã dẫn đến việc nhiều thành viên trong chính phủ của ông từ chức hoặc bị sa thải, song ông Mattis không nằm trong số đó. Khi được hỏi về lý do vì sao ông Mattis vẫn tiếp tục ở lại và đảm đương chức vụ của mình, ông đã đưa ra câu trả lời của mình một cách rất rõ ràng.

bo truong quoc phong my james mattis.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

“Khi một Tổng thống Hoa Kỳ yêu cầu anh thực hiện một nghĩa vụ nào đó, tôi tin ai cũng cảm thấy rằng họ phải phụng sự hết mình. Với tôi lối suy nghĩ đó không hề cổ hủ chút nào, và tôi không quan tâm Tổng thống của mình thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ. Tất cả chỉ có vậy”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết.

Ông Mattis là người có thâm niên làm việc trong quân đội. Ông đã từng phục vụ cho Lực lượng Thủy quân Lục chiến trong 41 năm và kết thúc sự nghiệp của mình vào năm 2013 với chức tướng bốn sao. Sau khi nghỉ hưu, ông tham gia giảng dạy tại các đại học Stanford và Dartmouth và đầu năm nay ông đã được Tổng thống Trump kêu gọi phục vụ đất nước một lần nữa.

“Lần đầu tiên gặp mặt Tổng thống Trump, tôi và ông ấy đã bất đồng quan điểm về ba điều trong suốt 40 phút, đó là về NATO, về việc từ bỏ các hình thức tra tấn và về những vấn đề khác. Sau đó ông ấy chọn tôi”, ông Mattis nói. “Ông ấy là người có thể bị thuyết phục nếu anh có trong tay một luận điểm xác đáng”.

Trong suốt cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016, ông Trump ủng hộ việc sử dụng tra tấn đối với tù binh đối phương. Nhưng ngay trong lần gặp mặt đầu tiên với ông Trump, ông Mattis đã thuyết phục được tỉ phú người Mỹ thay đổi quan điểm của mình trong vòng chỉ chưa đầy một giờ.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo New York Times, Tổng thống Trump cho biết ông Mattis nói “tôi chưa bao giờ cảm thấy tra tấn mang lại tác dụng gì”. Thay vào đó, Bộ trưởng Mỹ tin rằng cách hay hơn cả là xây dựng sự hợp tác với đối tượng trong khi thẩm vấn. “Cho tôi một gói thuốc lá và vài cốc bia, tôi sẽ làm hiệu quả hơn đi tra tấn người khác”, ông nói.(Infonet)
-----------------------------

Nga mời xem tập trận, Mỹ-NATO vẫn gờm

Nga và Belarus chuẩn bị một cuộc tập trận quy mô lớn, mang tên Zapad 2017 (Phương Tây 2017) diễn ra từ ngày 14 đến 20/9 tới, ngay sát sườn Liên hiệp châu Âu. Theo nhận định của các báo Pháp Le Monde và Le Figaro, cuộc tập trận lớn Nga-Belarus khiến NATO lo ngại.

nga va belarus tap tran khien my-nato lo ngay ngay

Nga và Belarus tập trận khiến Mỹ-NATO lo ngay ngáy

Hai nhật báo Pháp đều cho biết, chính thức sẽ có 12.700 quân nhân tham gia (hơn 4.700 người so với cuộc tập trận năm 2015), trong đó có 7.200 binh sĩ Belarus và 5.500 quân Nga, cùng với 70 máy bay và máy bay trực thăng, 250 xe tăng, 200 pháo và 10 chiến hạm.

Tuy nhiên, Belarus lại đưa ra con số 13.800 quân nhân, khiến khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nghi ngờ, đồng thời cho rằng số liệu này bị cố tình giảm nhẹ, so với con số ước tính gần 100.000 người của Latvia, quốc gia nằm sát nơi tập trận đưa ra.

Theo kịch bản giả định của cuộc tập trận chung, Belarus bị một nước tưởng tượng Veishnoria chiếm 1/4 diện tích ở phía tây. Với sự trợ giúp của hai nước tưởng tượng khác là Loubenia và Vessbaria (với đường biên giới giống với hai nước Ba Lan và Lithuania hiện nay), «liên quân phương Tây» ảo này có nhiệm vụ gây bất ổn tình hình ở Belarus và phá hoại quan hệ giữa hai đồng minh Nga và Belarus.

Nga khẳng định cuộc tập trận hoàn toàn mang tính phòng vệ với kịch bản là các nhóm khủng bố thâm nhập vào Belarus và vùng đất Kaliningrad của Nga, nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Thứ trưởng Quốc Phòng Nga Alexandre Fomine, cáo buộc phương Tây tuyên truyền cái gọi là «mối đe dọa Nga» vì «một số nước sẽ cho rằng cuộc tập trận Zapad 2017 được tiến hành để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược và chiếm Lithuania, Ba Lan hoặc Ukraine». Và để chứng tỏ sự minh bạch, Nga còn quyết định mời truyền thông phương Tây đến đưa tin về cuộc tập trận, thể theo yêu cầu của chỉ huy các lực lượng Mỹ tại châu Âu, Ben Hodges.

Chính quyền Minks khẳng định kịch bản quân sự này là kết quả hoàn toàn logic của việc NATO mới đây triển khai bốn đội quân chiến lược ở Estonia, Latvia, Lithunia và Ba Lan.

nga huy dong mot luong vu khi, trang bi lon vao cuoc tap tran zapad 2017

Nga huy động một lượng vũ khí, trang bị lớn vào cuộc tập trận Zapad 2017

Trong khi đó, NATO giải thích việc tăng cường quân sự ở sườn Đông của khối là do Nga sáp nhập bán đảo Crimea và tham gia vào cuộc xung đột ở vùng Donbass, phía đông Ukraina, dù Matxcơva luôn bác bỏ. Ngoài việc triển khai các nhóm quân chiến lược tại các nước vùng Baltic và việc quân đội Mỹ mở một tổng hành dinh mới ở Ba Lan, vào đầu tháng 6/2017, khoảng 1.500 quân nhân Anh, Mỹ, Lithuania và Ba Lan đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập chưa từng có tập trung vào việc bảo vệ cửa ngõ Suwalki, nằm trên lãnh thổ Ba Lan, nhưng lại bị kẹt giữa Kaliningrad và Belarus. Trong khi đó, một phần cuộc tập trận Zapad 2017 sẽ diễn ra ở vùng quân sự Kaliningrad, chỉ cách Suwalki 100 km.

Lithuania lo ngại Matxcơva lấy cớ tập trận để từng bước tích lực lượng quân sự bên sườn Đông của NATO. Trong thời gian tập trận Nga và Belarus, NATO đã điều thêm 7 chiến đấu cơ F-15 của Mỹ tuần tra trên lãnh thổ các nước Baltic nhằm răn đe.(Viettimes)
------------------------

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 02-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 02-09-2017

    Đối đầu Nga-Mỹ trong 'chiến tranh giá rẻ'; Singapore, Malaysia tranh nhau điều tra vụ va chạm tàu chiến Mỹ; Nhiều người thiệt mạng vì bạo lực ở Myanmar; Nga chặn đứng âm mưu đánh bom liều chết tại Moskva, bắt giữ 2 phần tử IS

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 02-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 02-09-2017

    Iraq vẫn đối mặt với những thách thức lớn từ IS; Bell đẩy nhanh thử nghiệm sau khi S-97 Raider rơi; Mỹ lưu ý nguy cơ khủng bố khi du lịch châu Âu; CIA bị cáo buộc tấn công máy tính dùng Windows

Bài cùng chuyên mục