Một số nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu cảnh báo chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc đánh giá thực tế khả năng quân sự của Triều Tiên.
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sáng 03-09-2017:
- Cập nhật : 03/09/2017
Hàn khiến kế hoạch vũ khí hạt nhân của Mỹ phá sản
Hàn Quốc vừa dội gáo nước lạnh vào kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân tại nước này của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Từ chối thẳng
Theo hãng thông tấn Yonhap, Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố họ không xem xét khả năng triển khai vũ khí hạt nhân tại nước này của Mỹ.
"Chúng tôi không bao giờ xem xét khả năng triển khai vũn khí hạt nhân của Mỹ ở lãnh thổ của minh", Yonhap dẫn lời đại diện chính quyền Hàn Quốc cho biết.
Đây là tuyên bố mới nhất và khá bất ngờ của Hàn Quốc nhằm vào kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tại Seoul. Trước đó, Sputnik dẫn tuyên bố của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NCC) cho biết, để đối phó với chương trình hạt nhân của Triều Tiên, Mỹ đang có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc.
Theo Sputnik, "Triển khai vũ khí hạt nhân tới Hàn Quốc" và "ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un" là hai trong số hàng loạt giải pháp được NCC soạn thảo và trình lên Tổng thống Mỹ Donald Trump sau hàng loạt vụ Triều Tiên thử tên lửa.
Phản ứng trước kế hoạch của Mỹ, NBC News cho biết, triển khai vũ khí hạt nhân tới Hàn Quốc sẽ là bước đầu tiên trong kế hoạch đáp trả, cũng là lần đầu tiên Mỹ đưa vũ khí hạt nhân ra nước ngoài từ sau Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, điều Mỹ không lường trước được là việc Hàn Quốc thẳng thừng từ chối khiến bản kế hoạch phá sản ngay khi nó mới đang bắt đầu hình thành.
Tự phát triển
Cùng với tuyên bố từ chối cho Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc không ngần ngại công khai kế hoạch đóng tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới với khả năng mang loại vũ khí hủy diệt này.
Theo hãng thông tấn Yonhap, Tư lệnh Hải quân Hàn Quốc, ông Um Hyu-seong tuyên bố, mua sắm tàu ngầm hạt nhân có thể giúp nước này có thể ngăn chặn hiệu quả mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Triều Tiên.
Ông Um Hyu-seong cho biết biết: "Tàu ngầm hạt nhân sẽ giúp ích rất nhiều cho hạm đội tàu chiến. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quyết định nào được thực hiện''.
Đây cũng là câu trả lời của ông Um Hyu-seong trước câu hỏi của Nghị sĩ Kim Hack yong, thuộc Đảng cầm quyền Sanenuiri: Chính phủ Hàn Quốc có nên đóng tàu ngầm hạt nhân để săn tìm tàu ngầm, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên?
Ông này cho biết thêm rằng: "Để có một tàu ngầm hạt nhân, Bộ Quốc phòng cần phải xem xét nhiều điều kiện".
Cùng với việc Hải quân nước này muốn sở hữu tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc hồi giữa tháng 9/2016 dẫn nguồn tin quân sự nước này cho biết.
Để đối phó hiệu quả với sự khó lường từ Triều Tiên, Hàn Quốc nên cân nhắc khả năng rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân để tiến hành vũ trang hạt nhân "có điều kiện".
"Con đường sinh tồn của Hàn Quốc chính là sở hữu vũ khí hạt nhân giống như Triều Tiên," tờ Chosun viết. Dù phía Seoul chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về thông tin này nhưng như vậy cũng đủ cho thấy, có thể đây là những tín hiệu đầu tiên về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân được Hàn Quốc hiện thực hóa.(ĐVO)
-------------------------------
Nguy cơ xung đột lớn tại bán đảo Triều Tiên
Ngày 1.9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo bán đảo Triều Tiên đang ở bên bờ vực “xung đột lớn” và kêu gọi giải quyết khủng hoảng thông qua đối thoại trực tiếp.
“Những mối đe dọa, áp lực cùng những tuyên bố hiếu chiến và lăng mạ sẽ chẳng mang lại kết cục tốt”, AFP dẫn lời Tổng thống Putin tuyên bố. Cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng cho rằng tình hình bán đảo Triều Tiên đang cực kỳ nghiêm trọng. Ông tỏ ra lo ngại về nguy cơ từ tên lửa Triều Tiên khi cho rằng nước này sẽ đạt khả năng tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ hoặc châu Âu “trong ít tháng nữa” và tình hình sẽ rất “dễ bùng nổ”.
Những cảnh báo trên được đưa ra sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 bay qua Nhật Bản ngày 29.8, khiến nhiều nước lên tiếng phản đối. Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sau đó cho máy bay chiến đấu diễn tập ném bom nhằm vào những cơ sở quan trọng của miền Bắc.(Thanhnien)
--------------------------------
Mỹ đồng ý mở rộng tầm bắn tên lửa Hàn Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đồng ý gia tăng năng lực tên lửa của Seoul trước mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Moon ngày 1.9, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần củng cố năng lực phòng thủ của Hàn Quốc để đối phó với mối đe đọa từ Triều Tiên, theo Yonhap.
Cụ thể, hai bên đạt được thỏa thuận về việc xem xét khả năng tăng mức trần về tầm bắn và trọng lượng đầu đạn tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc. Theo thỏa thuận song phương hiện tại, Hàn Quốc chỉ được phát triển, sử dụng tên lửa có tầm bắn tối đa 800 km và tải trọng 500 kg.
Seoul muốn tăng khối lượng đầu đạn tối đa lên thành 1 tấn và Lầu Năm Góc đang xem xét đề nghị này.
Theo thỏa thuận ban đầu được ký vào năm 2001, Hàn Quốc chỉ được phát triển và sử dụng tên lửa có tầm bắn tối đa 300 km, do Mỹ lo ngại chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm xa vào năm 2012, Hàn Quốc đàm phán và nâng mức trần này lên 800 km, đặt nhiều căn cứ quân sự Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc vào tầm ngắm.
Bên cạnh vấn đề tên lửa, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump cũng bày tỏ sự đồng ý về ý định bán hàng tỉ USD khí tài quân sự cho Hàn Quốc. Ngoài việc tăng cường quân sự, lãnh đạo Mỹ-Hàn cũng lặp lại quan điểm rằng sẽ tiếp tục gây sức ép tối đa bằng các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm ép Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán hòa bình, theo người phát ngôn Nhà Xanh Park Soo-hyun.(Thanhnien)