Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 03-09-2017

  • Cập nhật : 03/09/2017

Trung Quốc thay loạt tướng quân đội cấp cao

Truyền thông địa phương đưa tin Trung Quốc vừa bổ nhiệm các vị tướng mới trong lục quân và không quân trước thềm đại hội Đảng Cộng sản vào tháng sau.

Trong cuộc cải tổ quân đội lần này, ông Hàn Vệ Quốc được bổ nhiệm làm tư lệnh lục quân, thay thế cho ông Lý Tác Thành vừa nhận chức tổng tham mưu trưởng quân đội vào ngày 26-8. Dù không phải là một nhân vật nổi tiếng nhưng ông Hàn đã được thăng chức 3 lần kể từ năm 2015. 

Hồi tháng 7, ông này là người chỉ huy một cuộc diễu binh tại khu tự trị Nội Mông dưới sự theo dõi của Chủ tịch Tập Cận Bình để kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc. Trước đây, ông Hàn từng là giữ chức tư lệnh Đại quân khu Trung tâm, một khu vực quân sự bao gồm Bắc Kinh và phần lớn miền Trung Trung Quốc.

Theo các nhà quan sát, ông Hàn là người ủng hộ chủ tịch Trung Quốc và các chính sách cải cách quân sự. Ông này được thăng hàm trung tướng chỉ 2 ngày trước khi diễn ra cuộc duyệt binh tại Nội Mông.

 

tan tu lenh luc quan han ve quoc. anh: scmp

Tân Tư lệnh Lục quân Hàn Vệ Quốc. Ảnh: SCMP

 

Chức vụ mới của ông Hàn được truyền thông Trung Quốc đưa tin vào ngày 1-9. Ngoài ông Hàn, ông Đinh Lai Hàng cũng vừa được bổ nhiệm chức tư lệnh không quân trong cùng ngày. Trước khi được thăng chức, ông Đinh là tư lệnh không quân chiến khu phía Bắc.

Trước đó, hồi tháng 1, tư lệnh hải quân mới của Trung Quốc là Thẩm Kim Long nhậm chức.

Cuộc cải tổ diễn ra trong thời điểm Chủ tịch Tập tiếp tục theo đuổi chương trình hiện đại hóa quân sự, bổ sung thêm nhiều tàu sân bay và phát triển chiến đấu cơ tàng hình để tăng thêm khả năng chiến đấu cho lực lượng vũ trang Trung Quốc. Cũng nằm trong kế hoạch cải tổ này là việc cắt giảm 300.000 binh sĩ. 

Cả 3 tư lệnh mới của lục quân, không quân và hải quân có cơ hội gia nhập Quân ủy Trung ương Trung Quốc vào dịp đại hội đảng sắp tới. Ba ông Hàn, Đinh, Thẩm đều được cho là ủng hộ ông Tập. 

Ông Hàn làm nhiệm vụ tại Phúc Kiến vào những năm 1980, đúng lúc ông Tập làm phó thị trưởng TP Hạ Môn của tỉnh này. Còn ông Đinh trở thành chỉ huy quân đoàn 8 đóng tại TP Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến năm 2001 trong khi ông Tập làm tỉnh trưởng Phúc Kiến từ năm 2000-2002.

Một sự thay đổi khác diễn ra vào cuối tháng 8, khi cựu tư lệnh lục quân Lý Tác Thành trở thành tổng tư lệnh quân đội Trung Quốc, thay cho tướng Phòng Phong Huy. Hiện chưa rõ tương lai ông Phòng, người sẽ 67 tuổi vào năm nay - độ tuổi về hưu của quan chức Trung Quốc. Trong cuộc họp báo hôm 30-8, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhậm Quốc Cường từ chối trả lời về ông Phòng.(NLĐ)
----------------------

Nga mang quái vật bay sang Syria, Mỹ-Israel hoàn toàn bất lực

Ít nhất 4 máy bay Beriev A-50 đã được Nga bí mật đưa sang Syria, có thể bảo vệ toàn bộ không phận Syria và bao trùm toàn bộ Israel.

Nga bất ngờ điều 4 chiếc A-50 sang Syria

Không quân Nga gần đây đã triển khai tới Syria bốn chiếc máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm (AWACS) tiên tiến nhất của họ là Beriev A-50 SRDLO ("Mainstay"), được đánh giá là một trong những phương tiện dạng AWACS hiện đại nhất đang hoạt động.

Theo trang tin DEBKAfile của Israel, cả bốn chiếc hiện đang được triển khai trong các hangar của căn cứ Không quân Khmeimim (Hmeymim) của Nga ở tỉnh Latakia của Syria.

Trước đây, một vài chiếc A-50 đã được phát hiện bay qua Syria trong những tháng gần đây, nhưng tất cả đều không hạ cánh xuống Syria và quay trở lại Nga. Tuy nhiên, lần này Nga đã triển khai chúng tới Syria, không những một mà tới tận 4 chiếc. Điều này có ý nghĩa gì?

Theo giới chuyên gia quân sự, việc Nga đưa tới 4 chiếc máy bay chỉ huy cảnh báo sớm A-50 đến Syria là việc vô cùng quan trọng, có thể thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường Syria và cả Trung Đông. Việc đưa A-50 đến Syria là nhằm những mục đích sau:

1. Phát hiện toàn bộ các đòn đánh từ trên không vào SyriaVới 4 chiếc A-50, không phận Syria sẽ được giám sát 24/24h. Lúc nào cũng sẽ có ít nhất 1-2 chiếc A-50 bay trên không để phát hiện các mục tiêu đáng ngờ xâm nhập không phận hoặc các vụ tấn công bằng tên lửa hành trình vào các mục tiêu của Nga và Syria; 1 chiếc A-50 sẽ được đặt trong tình trạng bảo dưỡng sau chuyến tuần tra trước đó; chiếc còn lại sẽ làm nhiệm vụ dự bị, sẵn sàng tăng cường cho lực lượng giám sát trên không.

beriev a-50 mainstay cua nga la mot trong nhung loai awacs tot nhat the gioi

Beriev A-50 Mainstay của Nga là một trong những loại AWACS tốt nhất thế giới

 

Sự hiện diện của A-50 còn được đánh giá cao ở điểm nó sẽ giúp Nga thăm dò khả năng của chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ nếu Lầu Năm Góc một lần nữa sử dụng chúng ở Syria để “bắn trộm” các chiế n đấu cơ của không quân nước này; hoặc các vụ xâm nhập tiềm năng của “đàn em” F-35I Israel.

2. Xây dựng hệ thống phòng không thống nhất Nga-Syria

Ngoài nhiệm vụ đầu tiên ở trên, nhiệm vụ thứ 2 của A-50 là hỗ trợ việc thống nhất các hệ thống phòng không Nga và Syria đang được thiết lập trong những tuần gần đây. Khi A-50 đến Syria, nó sẽ là nòng cốt của một trung tâm chỉ huy chung cả hai hệ thống phòng không đặt tại căn cứ không quân Hmeymim.

Các hệ thống phòng không-không quân của Nga và Syria sẽ không còn cần phải trao đổi thông tin trước khi điều phối các hoạt động của họ, trong trường hợp một cuộc không kích hoặc tấn công tên lửa của Mỹ hoặc Israel vào Syria, giống như đợt Mỹ tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào sân bay Shayraat (tỉnh Homs) hồi tháng 4 vừa qua.

Tất cả các thông tin của A-50 sẽ được chuyển đến trung tâm chỉ huy phòng không chung và hệ thống sẽ tự động đánh giá các mối nguy hiểm, tự động đưa ra các biện pháp phản ứng và tự động chỉ huy - điều phối các lực lượng phòng không-không quân giáng trả đòn xâm lược.

3. Chỉ huy điều phối các hệ thống vũ khí Nga-Syria

Việc đưa A-50 sang Syria cũng sẽ giúp Bộ chỉ huy phòng không Hmeymim có trong tay phương tiện chỉ huy thống nhất đồng loạt các vũ khí tốt nhất của Nga và Syria để đối phó với bất cứ vụ tấn công nào.

Ví dụ, hệ thống chỉ huy chung có thể ra lệnh trực tiếp khởi động đồng loạt ba hệ thống vũ khí phòng thủ tinh vi hiệu quả cao như hệ thống tên lửa đất đối không cơ động Pantsir-S1 (còn gọi là SA-22 Greyhound) đặt ở ngoại thành Damascus; hệ thống phòng không tầm cao, tầm xa S-400 Triumf, được triển khai trên dãy núi Dhahaer ram Ahmed ở phía tây bắc của Latakia; và hệ thống tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont đặt dọc dải bờ biển của Syria; có khả năng đánh chặn đồng thời cả tên lửa hành trình, chiến hạm hay máy bay chiến đấu, UAV của đối phương.

4. Giám sát các khu vực ngừng bắn, chỉ thị các mục tiêu đầu sỏ phiến quân

Phiên bản mới A-50 cũng cho phép chỉ huy của Nga ở Syria để kiểm soát chặt chẽ các khu vực chống leo thang xung đột tại Syria, trong đó có cả tuyến đường biên giới phía tây nam của Syria gồm cả cao nguyên Golan và phần lãnh thổ đối diện của Israel.Ngoài khả năng trinh sát các mục tiêu trên không và trên mặt đất; chỉ huy điều phối hoạt động tác chiến; A-50 còn có khả năng chặn thu trộm các hệ thống thông tin liên lạc, nắm được kế hoạch tác chiến của đối phương và chỉ điểm cho các chiến đấu cơ, UCAV tấn công các mục tiêu đầu sỏ khủng bố.

beriev a-50 mainstay cua nga o can cu khong quan hmeymim cua syria

Beriev A-50 Mainstay của Nga ở căn cứ không quân Hmeymim của Syria

 

Những ai đã từng đọc bài viết về vụ Nga tiêu diệt Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Chechnya là Dzhokhar Dudaev thì chắc hẳn đã biết rằng, ông này thiệt mạng hồi năm 1996 chính vì 2 quả tên lửa chống bức xạ Kh-31 phóng từ 2 chiếc Su-25 của Nga, được AWACS A-50 chỉ điểm sau khi nó chặn thu được sóng điện thoại di động và định vị địa điểm.

Mỹ-Israel hết đường hoành hành ở Syria?

Với 4 mục đích như trên, giới chức lãnh đạo Mỹ và Israel đang rất lo ngại trước sự xuất hiện của A-50 ở Syria sẽ khiến họ bất lực, không thể tung ra các hành động “mờ ám” đối với quân đội của ông Assad.

Radar Vega Shmel-M của máy bay A-50 có khả năng xác định các mục tiêu trong phạm vi khoảng cách 600km. Khi hoạt động ở miền Bắc hay miền Nam Syria, nó có thể quan sát tất cả các phần lãnh thổ của Israel và các khu vực kiểm soát của người Kurd và cả lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Tất cả các mục tiêu bay trên không hay các hoạt động di chuyển quân dưới mặt đất của Mỹ và Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd hoặc các nhóm khủng bố, phiến quân đối lập sẽ không thoát khỏi cặp mắt của Nga.

Chính A-50 sẽ hạn chế “quyền tự do vô tổ chức” trước đây của lực lượng không quân, hải quân của Mỹ cùng với Israel xung quanh Syria và vùng Đông Địa Trung Hải; khiến Mỹ sẽ khó có thể lặp lại cuộc tấn công tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Sharyat của Syria, các chiến đấu cơ Israel cũng không thể tự do ra vào không phận Syria như vào “chốn” không người nữa.

Có thể khẳng định rằng, với sự hiện diện của 4 chiếc A-50, Nga đang quyết tâm nắm chặt tình hình Syria trong lòng bàn tay, quyết không để Mỹ-Israel có cơ hội “ngọ ngoạy” để chống phá Nga, khi ván cờ Syria đang dần đi vào tàn cục.

Chiến thắng có thể sẽ không đến nhanh với Nga và Syria nhưng chắc chắn là Mỹ và Israel khó có cơ hội lật ngược tình thế.(Thiên Nam - ĐVO)
-----------------------

Tổng thống Mỹ đề cử người đứng đầu NASA

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cử ông James Bridenstine (42 tuổi), Hạ nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đại diện cho bang Oklahoma, làm Giám đốc thứ 13 của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Thông báo ngày 1/9 của Nhà Trắng cho biết, ông Bridenstine là cựu phi công trong lực lượng dự bị Hải quân Mỹ, từng lái máy bay chiến đấu thuộc phiên chế tàu sân bay USS Abraham Lincoln tham gia các chiến dịch tại Iraq và Afghanistan. 

ong james bridenstine.

Ông James Bridenstine.

 

Ông được bầu vào Quốc hội năm 2012 và hiện đang phục vụ trong Ủy ban Quân lực và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Vũ trụ của Hạ viện.

Nếu được Thượng viện Mỹ phê chuẩn, ông Bridenstine sẽ đóng vai trò then chốt trong kế hoạch của Tổng thống Trump về việc đưa người lên Sao Hỏa trở thành nhiệm vụ chính thức của NASA.

Từ lâu, việc đưa con người lên Hành tinh Đỏ vẫn chưa thể thực hiện, một phần do nguy cơ thiếu lương thực và thức uống mà các phi hành gia phải đối mặt trong một hành trình có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. 

Kể từ khi nhậm chức cách đây 8 năm, cựu Tổng thống Barack Obama đã bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ đưa con người lên Sao Hỏa trước năm 2030. 

Hồi tháng 1 vừa qua, khi trò chuyện cùng các du hành gia Mỹ, Tổng thống Trump cũng thể hiện mong muốn NASA đẩy nhanh nỗ lực này. 

Hiện NASA đang phát triển một tên lửa đẩy mạnh có tên Hệ thống Phi thuyền đẩy (SLS), cho phép đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng và Sao Hỏa. Chi phí cho dự án đưa người lên Sao Hỏa dự kiến lên tới 33 tỷ USD vào năm 2033.(TTXVN)
-----------------------------

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 03-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 03-09-2017

    Lo "mất sân nhà" vào tay Trung Quốc, Ấn Độ sắm hàng trăm máy bay săn ngầm; Ukraine muốn xây kênh đào phong tỏa Crimea; Mỹ cắt viện trợ Pakistan, tăng áp lực về Taliban

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 03-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 03-09-2017

    Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng cao kỷ lục, Trung Quốc lo "sốt vó"; Nga khiến người Mỹ thất vọng, ẩn ý tương lai ông Putin; Mỹ sẽ lục soát tổng lãnh sự Nga tại San Francisco

Bài cùng chuyên mục