Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 21- 10-2017
- Cập nhật : 21/10/2017
Nga phát triển vũ khí không thể đánh chặn
Theo Đại tướng Oleg Kislov thuộc lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Moscow đang phát triển loại vũ khí có xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của đối phương.
Hiện Nga đang tiến hành thử nghiệm thử nghiệm loại vũ khí hoàn toàn mới ở miền nam nước này. Vũ khí mới của Nga được ông Oleg khẳng định tuân theo các định luật vật lý hoàn toàn mới. Truyền thông Nga cho rằng, "định luật vật lý mới" là cách quân đội Nga thường dùng để chỉ các loại vũ khí chưa từng tham gia thực chiến.
Mặc dù vậy, ông Oleg không tiết lộ chính xác năng lực của vũ khí này nhưng tiêt lộ, chúng có khả năng xuyên phá cực mạnh và khiến nỗ lực đánh chặn của đối phương bất lực.
Sự úp mở của vị tướng Nga về vũ khí mới đã được tờ Daily Star của Anh phóng đoán, chúng có thể là tên lửa Sarmat phiên bản hầm phóng, hoặc pháo điện từ. Và nếu những phỏng đoán của Anh là đúng thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc Nga đang tạo ra cuộc cách mạng về vũ khí tương lai.
Bởi theo những thông tin được tờ Rossiyskaya Gazeta (RG) của Nga tiết lộ, pháo điện từ của Nga hiện được Viện nghiên cứu nhiệt độ cao (thuộc Viện Hàn lâm khoa học) ở Shatura nghiên cứu đã có những thử nghiệm thành công và đạt tốc độ nhanh gấp 3 lần pháo điện từ Mỹ.
Ông ông Alexey Shurupov, giám đốc Viện nghiên cứu nhiệt độ cao thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ở Shatura cho biết: "Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã thử súng điện từ bắn viên đạn nặng chỉ vài chục gram bay với tốc độ đến 6,25 km/s (22.500 km/h), tốc độ này rất gần tốc độ vũ trụ cấp 1".
Với tốc độ kinh hoàng của viên đạn do phòng thí nghiệm nói trên ở Nga thực hiện, không lớp bảo vệ nào của các thiết bị quân sự hiện tại có thể chống đỡ nổi, từ tàu chiến, xe tăng, máy bay. Và nó được cho rằng bay nhanh gấp 3 lần tốc độ pháo điện từ Mỹ trong thử nghiệm (7.000km/h).
Theo nhận định của những chuyên gia hàng đầu về quốc phòng, thành công với vũ khí điện từ có thể làm thay đổi bản chất các cuộc hải chiến trong tương lai.
Bởi so với tên lửa, vũ khí điện từ có nhiều lợi thế về chi phí sử dụng rẻ, bảo quản dễ dàng và hiệu năng chiến đấu cao. Thực tế, chiến hạm dù có lớn tới đâu cũng chỉ mang được một số lượng đạn tên lửa nhất định.
Khi sử dụng hết để nạp lại, chiến hạm buộc phải quay về cảng hoặc hệ thống chuyên dụng để nạp đạn. Vũ khí điện không cần điều này vì cơ cấu đạn nhỏ, có thể dễ dàng vận chuyển như đạn pháo thông thường, thậm chí là tiếp vận ngay trên biển.
Trong tác chiến, đạn tên lửa có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gây nhiễu có thể trượt mục tiêu nếu hệ thống dẫn đường bị vô hiệu hóa. Đối với vũ khí điện từ thì không.
Khả năng bay thuần quán tính, tốc độ siêu thanh, đầu đạn tấn công có phản xạ tiết diện nhỏ nên việc ngăn chặn hoặc gây nhiễu chúng gần như là không thể. Với sơ tốc đầu đạn lớn, khả năng phá hủy của đạn pháo ray điện bắn ra không khác gì với các đầu đạn mang thuốc nổ hạng nặng.
Đến khi đi vào trang bị, Nga sẽ tạo nên cuộc cách mạng vũ khí cho tương lai ngay với chính đối thủ Mỹ. (Baodatviet)
---------------------------------
Thủ lĩnh tiềm năng của IS ở châu Á bị tiêu diệt
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 19-10 xác nhận Mahmud Ahmad, phần tử khủng bố người Malaysia chỉ đạo và tài trợ vụ vây chiếm TP Marawi đã bị tiêu diệt.
“Có ba người là Hapilon, Omar và một người nữa là Doc được ghi nhận bị tiêu diệt. Tôi cho rằng anh ta là người Malaysia. Anh ta đã bị tiêu diệt vào chiều nay. Điều đó đã kết thúc câu chuyện (khủng bố)” – Tổng thống Duterte nói trong một sự kiện tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines hôm 19-10.
Một quan chức trong dinh tổng thống Philippines xác nhận với Rappler rằng người ông Duterte nhắc tới với từ “Doc” chính là Mahmud Ahmad.
Mahmud Ahmad. Ảnh: THE STAR
Người phát ngôn Lực lượng vũ trang Philippines (AFP), chuẩn tướng Restituto Padilla cũng xác nhận cái chết của Mahmud Ahmad sau thông báo trên của Tổng thống Duterte.
Trước đó, quân đội Philippines cho hay họ vẫn còn đang kiểm chứng các báo cáo nói ông Mahmud đã bị tiêu diệt. Theo quân đội, Mahmud trước đây là tiến sĩ làm việc tại một trường ĐH ở Malaysia, được cho là đã chuyển ít nhất 30 triệu peso (600.000 USD) tài trợ cho cuộc tấn công TP Mawari, miền Nam Philippines.
Mahmud là một trong 13 chiến binh Hồi giáo cực đoan bị quân đội Philippines tiêu diệt trong cuộc truy kích mới đây nhất. Trong cuộc truy kích hôm 16-10, binh sĩ Philippines đã tiêu diệt thủ lĩnh của Abu Sayyaf - Isnilon Hapilon và thủ lĩnh nhóm Maute - Omar Maute. Tuy nhiên, Mahmud vẫn may mắn sống sót cho đến hôm 19-10.
Trong cùng bài phát biểu hôm 19-10, Tổng thống Duterte cho hay thiết quân luật vẫn sẽ duy trì cho tới khi tên khủng bố cuối cùng bị “hạ gục”. Trước đó, ông Duterte nói rằng ông sẽ chỉ gỡ bỏ thiết quân luật sau các chiến dịch dọn dẹp ở Marawi. Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố TP Marawi được giải phóng khỏi ảnh hưởng của những kẻ khủng bố hôm 17-10.
Theo Inquirer, Mahmud Ahmad là một trong những chỉ huy chiến dịch tấn công Marawi của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hồi tháng 5. Mahmud được xác định là người thành lập pháo đài IS ở Đông Nam Á dưới sự chỉ đạo của Isnilon Hapilon.
Sau cái chết của Hapilon – “tiểu vương” IS ở châu Á, thủ lĩnh tối cao của IS là Abu Bakr al-Baghdadi đang tìm kiếm trong tuyệt vọng một tân thủ lĩnh ở Đông Nam Á. Các nguồn tin nói với Inquirer rằng Mahmud, còn được biết đến với cái tên Abu Handzalah là thuộc hạ đáng tin cậy nhất của Baghdadi bên cạnh Hapilon.(PLO)
--------------------
Putin khuyến cáo châu Âu cần độc lập với 'anh cả' Mỹ
Nếu châu Âu không tìm cách thoát ra khỏi cái bóng của anh cả Mỹ thì không những bị thiệt hại với Mỹ mà còn tự đưa mình vào bế tắc...
Reuters ngày 19/10 đưa tin, phát biểu tại một diễn đàn về xây dựng chính sách ở miền Nam nước Nga, Tổng thống Putin đã lật tẩy việc Mỹ dựa vào sự thù địch với Nga để làm hại đồng minh chiến lược của mình, mà cụ thể là các nước châu Âu.
Bên cạnh đó, các nước châu Âu vì đặt niềm tin vào Mỹ, chấp nhận chia sẻ lợi ích với Mỹ thì lại rơi vào thế khó và lúc đó thì người Mỹ lại không chia sẻ với đồng minh. Đây là một thực tế cay đắng, vì vậy, châu Âu nên thể hiện tính độc lập của mình.
Về lợi ích chiến lược: Mỹ chỉ nghĩ đến mình mà quên lãng đồng minh
Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ đã sử dụng việc luật hoá lệnh trừng phạt Nga nhằm bắn một mũi tên trúng hai đích: cố gắng thu hẹp ảnh hưởng của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu và buộc châu Âu phải mua khí hoá lỏng của Mỹ với giá cao.
"Gói trừng phạt gần đây được Quốc hội Mỹ thiết kế nhằm công khai đẩy Nga ra khỏi thị trường năng lượng châu Âu và buộc châu Âu phải chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hoá lỏng đắt hơn từ Mỹ, mặc dù thị trường còn rộng mở", ông Putin chỉ rõ.
Theo người đứng đầu Điện Kremlin, các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm gây ảnh hưởng xấu đến các dự án đầu tư lớn của Nga với đối tác châu Âu, như dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), với đường dẫn khí Nga qua Baltic.
Điều đó cho thấy, ngoài việc đưa EU vào chỗ mất tự chủ, việc luật hoá trừng phạt Nga của Mỹ còn thể hiện một cách quyết liệt trong việc tước bỏ quyền lợi trực tiếp của EU - rõ ràng Mỹ đã không còn xem trọng đồng minh chiến lược của mình.
Trong mối quan hệ đa phương: ta - bạn - thù, việc luật hóa trừng phạt Nga đã trở thành một nước đi có chủ đích trong việc gia tăng lợi ích cho hệ thống doanh nghiệp Mỹ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Mỹ trước đổi thủ.
Cụ thể, luật trừng phạt Nga đã hiện thực hóa lợi ích từ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu dầu thô của Mỹ sau 40 năm, mà đã khiến cho doanh nghiệp năng lượng Mỹ thất thế trước đối thủ Nga tại EU.
Khi lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ được dỡ bỏ, giới chuyên gia từng nhận định điều đó sẽ làm thay đổi cuộc chơi, giúp thúc đẩy ngành sản xuất dầu đá phiến và khí hoá lỏng của Mỹ có chỗ đứng tốt hơn trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Nữ Thượng nghị sĩ bang giàu dầu thô North Dakota, Heidi Heitkamp, khi đó đã nhận định rằng, qua việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô, Mỹ đã giúp cho các đồng minh châu Âu đa dạng hoá nguồn cung, giảm tối đa sự phụ thuộc vào Nga.
"Điều đó tốt cho nền kinh tế, tốt cho an ninh quốc gia và an ninh năng lượng. Bên cạnh đó, chúng ta cung cấp cho đồng minh một nguồn năng lượng ổn định hơn, làm giảm ảnh hưởng của nhiều nước xuất khẩu dầu thô", bà Heitkamp nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bản chất của vấn đề không phải như vậy và thực thế cũng không diễn ra như thế. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp xuất khẩu năng lượng Mỹ, sau 40 năm bị kiềm chế, khả năng cạnh tranh bị hạn chế, về cả giá bán và chuyển giao.
Trong cuộc phỏng vấn với Deutsche, Wirtschafts Nachrichten, chuyên gia hàng đầu của Ngân hàng Thương mại Đức đã khẳng định, khí đốt từ Mỹ không có khả năng chiếm lĩnh thị trường và không phải là đối thủ cạnh tranh của Nga tại châu Âu.
Khi không thể đọ sức với các đối thủ Nga tại thị trường EU, điều đó khiến cho ngành xuất khẩu năng lượng Mỹ cần một cú hích, và thường sẽ là "chính sách ngoại giao kinh tế" của chính phủ Mỹ.
Mà khi thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế thì phải "có qua có lại", nghĩa là Mỹ phải giảm bớt quyền lợi của mình để tạo ra lợi thế, từ đó chiếm lĩnh ưu thế trước đối thủ, rồi qua đó chi phối đối tác.
Song dường như Washington không muốn mất bất cứ lợi ích nào cho việc chiếm lĩnh thị trường năng lượng EU, qua đó gạt bỏ vị thế của Nga, vì vậy lệnh trừng phạt Nga đã được thiết kế thành đạo luật trừng phạt.
Luật hóa trừng phạt Nga có tác hiệu hơn rất nhiều so với "ngoại giao kinh tế". Nó không những giúp tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Mỹ tại EU mà còn giúp ngành năng lượng Mỹ chiếm lĩnh thị trường béo bở này, bởi lĩnh vực năng lượng Nga nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật trừng phạt.
Giới chính trị tại châu Âu đã nhìn ra "ý đồ hắc ám" đó của Mỹ và đã có phản ứng quyết liệt. Ngày 3/8, Thượng nghị sĩ Pháp Yves Pozzo Di Borgo từng đề xuất các công ty châu Âu không mua khí đốt hóa lỏng từ Mỹ để đáp trả việc luật hoá trừng phạt Nga.
Ông Di Borgo kêu gọi giới chức châu Âu hãy "can đảm", bởi hành động Washington chống lại Moscow thực chất là muốn mở rộng xuất khẩu khí đốt sang các nước khác nhưng lấy việc áp đặt biện pháp trừng phạt như "cái cớ hợp tình hợp lý".
Như vậy, luật hoá trừng phạt Nga không những làm cho nước Nga thiệt hại, mà nó còn giúp gia tăng lợi ích Mỹ và tạo sự chi phối với các đồng minh. Nay, Tổng thống Putin đã nói thẳng như lời khuyến cáo châu Âu hãy vì minh trước khi vì Mỹ.
Về niềm tin chiến lược: Châu Âu tin Mỹ nên tự làm khó mình
Tổng thống Putin cho rằng, cách hành xử của Tây Ban Nha và EU về vấn đề trưng cầu độc lập của Catalan là không hợp lý, song vấn đề không dễ giải quyết vì sự nguy hại của "tiền lệ pháp mang tên Kosovo", mà ở đó châu Âu hoàn toàn phụ thuộc Mỹ.
"Tại sao châu Âu không suy nghĩ cần thoát khỏi tầm ảnh hưởng chính trị của Mỹ, sao cứ phải làm hài lòng người anh cả ở Washington, mà việc ủng hộ nền độc lập của Kosovo đã gây ra nhiều hệ luỵ cho chính châu Âu?", ông Putin cật vấn.
Dư luận từng nhìn nhận vấn đề độc lập của Kosovo không thể được công nhận hay đảm bảo nếu không nhờ có bom đạn của NATO ném xuống Nam Tư và không có Nghị quyết 1244 của LHQ, mà ở đó Mỹ và châu Âu là tác nhân chính.
Còn nhớ, tháng 2/1989, Tổng thống Milošević đe dọa vũ lực, gây sức ép chính trị, rồi quyết định bãi bỏ tình trạng tự trị đặc biệt của Kosovo. Người Albania ở Kosovo phản ứng với quyết định của Belgrade bằng một phong trào ly khai bất bạo động.
Cùng với đó là tiến hành lập ra các thể chế tồn tại song song trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc y tế, và thuế, với mục tiêu cuối cùng là giành được quyền độc lập cho Kosovo.
Ngày 2/7/1990, Quốc hội Kosovo (tự xưng) đã ra tuyên bố Kosovo là một nước cộng hòa bên trong Liên bang Nam Tư và đến ngày 22/9/1991 thì tuyên bố Kosovo là một quốc gia độc lập với quốc hiệu Cộng hòa Kosovo.
Trong suốt thời gian tồn tại, nền Đệ nhất Cộng hòa tại Kosovo chỉ được Albania công nhận về mặt ngoại giao. Điều đó cho thấy vấn đề ly khai của Kosovo đã không được ủng hộ và châu Âu đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình trong vấn đề này,
Tuy nhiên, khi NATO ném bom Nam Tư thì mọi việc đã diễn ra theo chiều hướng khác qua bàn tay của đạo diễn Mỹ. Khi kết thúc không kích Nam Tư, LHQ cũng kết thúc nền Đệ nhất Cộng hoà tại Kosovo bằng Nghị quyết 1244 vào năm 2000.
Nghị quyết 1244 đã đặt Kosovo dưới sự quản lý bởi Phái bộ Quản lý Lâm thời của LHQ (UNMIK) và ủy quyền cho KFOR, một lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO. Quân đội Nam Tư bị buộc phải triệt thoái khỏi Kosovo.
Nghị quyết 1244 ghi nhận Kosovo có quyền tự trị trong Liên bang Nam Tư và sự toàn vẹn lãnh thổ của Nam Tư- mà thực thể kế thừa hợp pháp là Cộng hòa Serbia - được bảo đảm.
Song ngày 17/2/2008, Nghị viện Kosovo lại tuyên bố độc lập. Serbia phản đối và khiếu nại lên LHQ. Ngày 8/10/2008, LHQ đã yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) xem xét tính hợp pháp về tuyên bố độc lập của Nghị viện Kosovo.
Ngày 22/7/2010, ICJ phán rằng tuyên bố độc lập của Kosovo không vi phạm các nguyên tắc chung cũng như luật pháp quốc tế, vốn không cấm đơn phương tuyên bố độc lập. Kosovo cũng không vi phạm Nghị quyết 1244 của LHQ. Nền Đệ nhị Cộng hoà được chính thức xác lập và công nhận tại Kosovo
Rõ ràng không thể phủ nhận nhờ có bom đạn của NATO, nhờ Nghị quyết 1244 của LHQ và nhờ phán quyết của ICJ, nền độc lập của Kosovo được công nhận. Và trong mọi diễn biến, châu Âu bị động hoàn toàn trước Mỹ dưới danh nghĩa LHQ.
Theo Tổng thống Putin, vì tin Mỹ trong vấn đề độc lập của Kosovo nên bây giờ châu Âu rơi vào bế tắc trong vấn đề độc lập của Catalan. Vì vậy, đã đến lúc châu Âu hãy xem việc đặt niềm tin chiến lược với Mỹ sau vấn đề thực tế của mình.
Bởi lẽ việc tạo ra "tiền lệ pháp mang tên Kosovo" là hành động trái nguyên lý và hậu quả của nó thì nay không dễ gì xóa bỏ được. Song cay đắng là chỉ có một mình châu Âu phải chịu trận mà thôi. (Ngọc Việt - Baodatviet.vn)
--------------------------------
Hàn Quốc khoe sát thủ có thể đánh bại pháo binh Triều Tiên
Quân đội Hàn Quốc cho biết trong trường hợp xảy ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên, nước này có thể nhanh chóng phá hủy hoàn toàn hệ thống vũ khí tuyến đầu của Bình Nhưỡng.
Theo Yonhap News, trong báo cáo trước Quốc hội, Quân đội Hàn Quốc giới thiệu ý tưởng tấn công bằng tên lửa 3 tầng trong giai đoạn đầu của xung đột vũ trang. Vũ khí đầu tiên sẽ được huy động là một tên lửa đất đối đất có tên KTSSM, được mệnh danh là “sát thủ pháo binh”.
Quân đội Hàn Quốc cho biết, KTSSM-I sẽ tấn công các đường hầm và KTSSM-II sẽ được sử dụng để phá hủy hệ thống tên lửa SCUD và các bệ phóng 300 mm của đối phương.
Hàn Quốc cũng dự định phóng tên lửa đạn đạo Huynmoo-II chống lại các thệ thống vũ khí hạt nhân và đơn vị hỗ trợ khác của Triều Tiên. Tên lửa lớp Huynmoo có tầm bắn lên đến 800 km, trong khi đó Hyunmoo-III là một tên lửa hành trình tầm xa. Việc sử dụng những tên lửa có sức mạnh hơn để chống lại Triều Tiên như Hyunmoo-IV cũng được Seoul xem xét tới.
Theo Yonhap, Seoul đã đạt được một thỏa thuận với Washington về việc sửa đổi tải trọng cho phép của tên lửa đạn đạo, theo đó nước này có thể phát triển tên lửa đạn đạo với tầm hoạt động lên tới 800 km và trọng tải tới 500 kg.
Tổng thống hai nước là Moon Jae-in và Donald Trump đã nhất trí nguyên tắc về vấn đề này và hai bên đang trong quá trình trao đổi chi tiết.
Lực lượng vũ trang Hàn Quốc đang thúc đẩy nền tảng phòng thủ ba trục rộng lớn hơn nhằm chống lại các đe dọa và sự khiêu khích của Triều Tiên bao gồm hệ thống tấn công tiêu diệt Kill Chain, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa KAMD, chương trình trừng phạt và trả đũa KMPR. (VTC)
--------------------------------