Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý 19-10-2017
- Cập nhật : 19/10/2017
Việt -Nga: Quan hệ hướng Moscow về châu Á
Nga có thể lựa chọn hợp tác với Việt Nam như một cách tốt để có nhiều cơ hội tới châu Á hơn.
Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Ban cố vấn của Quỹ hỗ trợ nghiên cứu "Hội thảo ý tưởng Á-Âu" mới đây có bài chia sẻ về tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Nga và Việt Nam có thể mang tới những hiệu quả đặc biệt trong nỗ lực thoát khỏi trừng phạt của Nga.
Phát biểu tại Hội nghị bàn tròn về APEC-2017: Hướng tới Việt Nam, ông Trofimchuk khẳng định: "Việt Nam đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng không chỉ trong khu vực theo hướng địa chính trị, mà họ cũng là thành viên của hầu hết các khối chính yếu... Từ tháng 1/2017, Việt Nam đã bước vào khu vực tự do mậu dịch của EA-EU và hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực này".
Vị chuyên gia cho rằng, Nga cần xác định rõ châu Á đang là điểm trọng tâm phát triển kinh tế thế giới và ở đó, Việt Nam là một thành tố không thể bỏ qua để Nga có thể tập trung trong việc tìm ra các cánh cửa mới thoát ra các trừng phạt của phương Tây và châu Âu.
"Nga không có lý do gì để chờ đợi lệnh cấm vận được dỡ bỏ mà dập tắt hoạt động tích cực của mình hướng về châu Á. Chúng ta nên nắm bắt cơ hội mà châu Á đang mở ra" - ông Trofimchuk nói.
Vị chyên gia khen ngợi: "Người Việt Nam công khai nói rằng họ sẵn sàng giúp Nga trong giai đoạn khó khăn này. Chúng ta quen nhìn thấy thế giới chỉ từ một điểm. Đối với chúng ta, kể từ thời còn là học sinh, Châu Âu là tâm điểm của thế giới. Nhưng hiện nay, APEC đang quay ngược cả địa cầu".
Trong chuyến thăm Nga vào tháng 6 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được nghe những lời đánh giá cao về tiềm năng phát triển của Nga- Việt Nam từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngay trong cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo cấp cao, Nga và Việt Nam đã thỏa thuận hơn 20 chương trình hợp tác đầu tư quy mô lớn tổng trị giá gần 10 tỷ USD.
Quỹ đầu tư Nga-Việt có kế hoạch bỏ vốn 500 triệu USD vào các dự án phi nguyên liệu, trước hết là dược phẩm và nông nghiệp.
"Chúng tôi đồng ý sẽ tăng cường mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở đây có thể nhắc đến hoạt động lắp ráp và sản xuất ô tô, điện lực, dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng" — Chủ tịch Trần Đại Quang tuyên bố sau cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin.
Bày tỏ về tương lai hợp tác Nga- Việt, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên bố mong muốn đưa quan hệ kinh tế, đầu tư và thương mại với Nga "cũng đạt đến trình độ cao như quan hệ chính trị của hai nước".
Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã mở đầu bằng một biểu tượng đặc biệt- không phải là cái bắt tay xã giao mà là một cái ôm vai siết chặt thân tình, bày tỏ những thiện cảm sâu sắc tốt đẹp nhất của tình hữu nghị, tình anh em, sự cảm thông và ủng hộ mà các dân tộc của hai nước dành cho nhau.
Sự hợp tác Nga- Việt Nam đang trở lại như một mệnh lệnh tự nhiên của thời đại, giúp củng cố và tăng cường xu thế giao lưu chéo giữa năm Nga tại Việt Nam và năm Việt Nam tại Nga mà cả hai nhà lãnh đạo đã nhất trí.(Baodatviet)
------------------------------
Mỹ không chùn bước trước những thách thức của Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 18-10 chỉ trích Trung Quốc phá vỡ trật tự thế giới, làm xói mòn chủ quyền của láng giềng và hành động vô trách nhiệm.
Theo đài CNN, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) về quan hệ Mỹ-Ấn hôm 18-10, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói: “Dù trỗi dậy cùng Ấn Độ, Trung Quốc lại hành động một cách thiếu trách nhiệm hơn nhiều, có lúc phá vỡ trật tự dựa trên các quy định quốc tế”.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: GETTY
Ông Tillerson cho rằng: “Các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông trực tiếp thách thức luật pháp và chuẩn mực quốc tế vốn được Mỹ và Ấn Độ ủng hộ”. Dù Mỹ muốn có quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, song ông Tillerson nói: "Chúng tôi sẽ không chùn bước trước những thách thức của Trung Quốc đối với trật tự dựa trên các quy định, khi Trung Quốc phá hoại chủ quyền của các nước láng giềng và gây bất lợi cho Mỹ cùng những người bạn của chúng tôi".
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ trích mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc tại các quốc gia nhỏ hơn, đồng thời thông báo Washington đang thảo luận với các nước khác về việc đề ra lựa chọn để thay thế hoạt động cho vay của Bắc Kinh. Ông cho rằng chiến lược cho vay này của Bắc Kinh đang chồng chất thêm gánh nặng “nợ với mức độ khổng lồ” lên các nước khác.
Bài phát biểu được đưa ra chỉ ba tuần trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc.(PLO)
-----------------------------------
Ấn độ bỏ qua Nga khi đóng tàu sân bay hạt nhân
Dù đang sở hữu tàu sân bay với công nghệ Nga nhưng Ấn Độ quyết định nhờ cậy Mỹ khi đóng tàu sân bay hạt nhân với máy phóng điện từ.
Thông tin này được tờ Times of India dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, đáp lại nguyện vọng của Ấn Độ, Lầu Năm Góc đã đồng ý cung cấp hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) cho New Dehli để phát triển tàu sân bay năng lượng hạt nhân.
Theo kế hoạch, hàng không mẫu hạm INS Vishal chiếc thứ hai của Ấn Độ sẽ có trọng lượng khoảng 65.000 tấn, nhiều hơn 25.000 tấn so với chiếc INS Vikrant thứ nhất. Dự kiến tàu sân bay INS Vishal sẽ được ra mắt vào năm 2023. Sau khi nhận nhiệm vụ, Vishal sẽ là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử Hải quân Ấn Độ.
Việc Mỹ hỗ trợ Ấn Độ phát triển tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân được tiết lộ từ hồi đầu năm 2015. Khi đó, một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc cho biết Chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ việc bán các công nghệ tàu sân bay cho Ấn Độ, trong đó có hệ thống phóng điện từ trên tàu sân bay của Tập đoàn General Atomics.
Giám đốc Chương trình Mua sắm Vũ khí thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ Frank Kendall đã bày tỏ lạc quan trước viễn cảnh Washington và New Dehli hợp tác phát triển một tàu sân bay cho Ấn Độ với hệ thống máy phóng tối tân EMALS.
Theo ông, không có bất kỳ trở ngại nào nếu Ấn Độ muốn sở hữu những công nghệ tàu sân bay của Mỹ. Vấn đề này sẽ do một nhóm chuyên viên chung của hai nước phụ trách giải quyết.
Tuyên bố của phía Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ đang muốn sử dụng các công nghệ tối tân của Mỹ để nâng tầm một tàu sân bay đang trong kế hoạch phát triển của nước này.
Giới chuyên gia đánh giá hệ thống EMALS là một trong những công nghệ tàu sân bay tân tiến nhất hiện nay vì nó thay đổi hoàn toàn phương thức phóng máy bay trên các tàu sân bay. Trung Quốc từ lâu luôn muốn sử dụng loại công nghệ này cho tàu sân bay của mình, song yêu cầu công nghệ chưa cho phép.
Hệ thống EMALS sẽ giúp các máy bay cất cánh trên một đường băng bằng phẳng với tốc độ nhanh hơn và cải thiện hiệu quả hoạt động của máy bay. Bước đi này của Ấn Độ được nhìn nhận là nhằm làm sâu sắc hợp tác quốc phòng với Mỹ và đối trọng với tầm ảnh hưởng về quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Theo tiết lộ của tờ Times of India, chương trình đóng tàu sân bay chạy năng lượng hạt nhân với máy phóng điện từ của Ấn Độ đã do Mỹ chủ động đề xuất giúp đỡ và hợp tác với Ấn Độ.
Chương trình này đã được nêu trong Tuyên bố chung Ấn-Mỹ hồi năm 2015 nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama, với tuyên bố rằng Washington sẵn sàng giúp Ấn Độ tăng cường lực lượng Hải quân và đóng tàu sân bay mới.
Với thiện chí của Mỹ, không khó hiểu vì sao Ấn Độ đã bỏ qua công nghệ Nga để tiếp cận với công nghệ đóng tàu sân bay hoàn toàn mới từ Mỹ.(Baodatviet)
-------------------------------
Hàn Quốc hé lộ kế hoạch phủ đầu Triều Tiên bằng tên lửa
Lục quân Hàn Quốc ngày 19.10 tuyên bố lực lượng này sẽ nhanh chóng hủy diệt hoàn toàn hệ thống pháo tiền tiêu của CHDCND Triều Tiên trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Trong báo cáo trình quốc hội, lục quân Hàn Quốc đưa ra khái niệm tấn công tên lửa 3 lớp. Theo đó, vũ khí đầu tiên sẽ được huy động là tên lửa đất đối đất chiến thuật, được gọi KTSSM. “KTSSM-I sẽ tấn công các đường hầm của kẻ thù với pháo tự hành 170-mm và hệ thống phóng rốc-két đa nòng 240-mm”, Yonhap trích nội dung báo cáo cho hay. Phần lớn hệ thống pháo Triều Tiên được triển khai dọc khu phi quân sư liên Triều và bờ biển trên các đảo tiền tiêu.
Sau đó, KTSSM-II sẽ được sử dụng để oanh tạc các cơ sở tên lửa tầm ngắn Scub và bệ phóng rốc-két 300-mm của Triều Tiên. Lục quân Hàn Quốc cũng sẽ phóng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II để phá hủy hệ thống vũ khí hạt nhân và những hệ thống vũ khí hủy diệt hàng loạt khác của Triều Tiên cùng các đơn vị hỗ trợ. Tên lửa Hyunmoo có tầm bắn tối đa 800 km.
Lục quân Hàn Quốc đang tìm cách trang bị thêm nhiều tên lửa đạn đạo có sức công phá lớn hơn để tăng cường khả năng tấn công Triều Tiên, theo Yonhap. Seoul vừa đạt được thỏa thuận với Washington xem xét lại hướng dẫn phát triển tên lửa để Hàn Quốc có thể tăng gấp đôi trọng lượng đầu đạn của tên lửa đạn đạo. Theo thỏa thuận với Mỹ hồi năm 2012, Hàn Quốc có thể phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn lên tới 800 km và đầu đạn nặng tối đa 500kg.(Thanhnien)